Malaysia cáo buộc châu Âu làm suy yếu thị trường dầu cọ!

Malaysia cáo buộc châu Âu làm suy yếu thị trường dầu cọ!

Malaysia cáo buộc châu Âu làm suy yếu thị trường dầu cọ!
414
926
***Bài viết do SaiGon Futures gửi cho TraderViet***

----------------

Ngoài dầu cọ, đạo luật nghiêm cấm nhập khẩu các hàng hóa nông sản liên quan đến nạn phá rừng ban hành bởi Châu Âu cũng sẽ áp dụng đối với đậu tương, thịt bò, dầu cọ, gỗ, cacao, cà phê cùng với các phụ phẩm khác. Sản lượng lúa mì ở Ấn Độ dự kiến đạt kỉ lục ở mức. Brazil đã xuất khẩu được 5.2 triệu tấn ngô trong 4 tuần đầu tháng 12, với lũy kế xuất khẩu 11 tháng ước tính đạt 37.2 triệu tấn, quốc gia này kì vọng sẽ phá vỡ kỉ lục xuất khẩu mọi thời đại, vượt mặt mức 42.8 triệu tấn của năm 2015. Nhập khẩu phân bón tiếp tục sụt giảm ở Brazil, phản ánh từ nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô, chính trị, lạm phát. Từ đó đã khiến Brazil – quốc gia nhập khẩu 80% lượng phân bón tiêu thụ, quay trở thành quốc gia xuất khẩu phân bón lại thị trước quốc tế. Giá cả các hàng hóa nông sản trên Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) tăng mạnh đối với ngô và đậu tương sau kì nghỉ Giáng sinh 2022, trong khi lại không có xu hướng rõ ràng đối với lúa mì.


Malaysia cáo buộc Châu Âu làm suy yếu thị trường dầu cọ


Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới vào ngày 23/12 đã có những cáo buộc với khối Châu Âu (EU). Lý do là vì, Liên minh Châu Âu đã ngăn chặn sự tiếp cận của dầu cọ Malaysia bằng đạo luật mới: nghiêm cấm nhập khẩu các hàng hóa liên quan đến nạn phá rừng. Đạo luật được áp dụng trong tháng này từ khối EU, bắt buộc các công ty phải cung cấp các tài liệu chứng minh rằng nguồn cung ứng của họ không được đóng góp bằng nạn phá rừng. Luật lệ cũng sẽ được áp dụng đối với đậu tương, thịt bò, dầu cọ, gỗ, cacao và cà phê cùng với các phụ phẩm khác. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hàng hóa Malaysia – Fadillah Yusof cho biết việc này sẽ ảnh hưởng đến thương mại tự do và công bằng của quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, Đại sứ EU tại Malaysia – Michalis Rokas trước đó đã cho biết, dầu cọ được sản xuất hợp pháp và không từ nạn phá rừng vẫn sẽ được đưa vào thị trường EU.

Xuất khẩu lúa mì ở Ukraine gần đạt 50% so với niên vụ trước


Xuất khẩu ngũ cốc và các giống cây họ đậu từ Ukraine trong niên vụ 2022/23 trong tuần kết thúc ngày 26/12 ước tính lũy kế đạt 21.5 triệu tấn, đạt 32% so với niên vụ trước, theo dữ liệu từ hải quan. Trong đó, có khoảng 8 triệu tấn đã được vận chuyển trong niên vụ hiện tại, đạt 49% so với niên vụ trước. Xuất khẩu ngô ở Ukraine ước tính đạt 11.8 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kì niên vụ trước (10.3 triệu tấn). Trong cả niên vụ 2021/22, Ukraine đã xuất khẩu được 18.7 triệu tấn lúa mì và 23.5 triệu tấn ngô.

upload_2022-12-30_15-51-28.jpeg

Xuất khẩu lúa mì ở Ấn Độ có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại: 112 triệu tấn


Một vụ lúa mì bội thu dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay nhờ điều kiện thời tiết ở Ấn Độ, và một mùa đông dự báo kéo dài sẽ là động lực tăng trưởng tại các vành đai lúa mì ở phía Bắc quốc gia. Sản lượng lúa mì ở Ấn Độ có thể đạt một kỉ lục mới vào vụ rabi (vụ đông) và vượt mức 112 triệu tấn, hỗ trợ bởi các yếu tố như điều kiện thời tiết lý tưởng, cùng với đó là gia tăng diện tích gieo trồng lúa mì thêm 1.5 triệu hecta trên khắp cả nước. Dự báo trên được đưa ra bởi các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Lúa mỳ và Lúa mạch ICAR tại Ấn Độ (IIWBR).

upload_2022-12-30_15-52-36.jpeg

Năm trước, các nhà khoa học đã dự báo sản lượng lúa mì ở Ấn Độ có thể đạt 112 triệu tấn, nhưng thời tiết khắc nghiệt và đợt tiếp cận của cơn gió nhiệt vào tháng Ba đã ảnh hưởng tới năng suất của nông sản, dẫn đến việc cây lúa mì bị vàng và teo lại tại các bang phía Bắc của đất nước.

Song song với triển vọng về thời tiết và gia tăng diện tích gieo trồng lúa mì trong niên vụ hiện tại, các nhà khoa học tại IIWBR cũng cho biết đây là thời điểm thích hợp cho một loại bệnh của lúa mì, được gọi là Bệnh gỉ vàng lúa mì. Các nông dân cũng được cảnh bảo phải có công tác chăm sóc cây trồng phù hợp, đặc biệt là những người đang trồng các giống lúa mì cũ.

Xuất khẩu ngô ở Brazil tiếp tục bứt phá kỉ lục


Brazil đã xuất khẩu 5.2 triệu tấn ngô trong 4 tuần của tháng 12, với kì vọng rằng xuất khẩu năm 2022 sẽ đạt mức kỉ lục mọi thời đại, theo dữ liệu từ hải quan cho biết vào ngày 26/12. Lũy kế xuất khẩu cho đến thời điểm hiện tại đã là mức cao nhất từ trước đến nay của quốc gia này, và Brazil vẫn còn thêm một tuần nữa để ghi nhận các đơn hàng xuất khẩu.

upload_2022-12-30_15-52-51.jpeg

Xuất khẩu ngô trong tháng 12 được dự báo sẽ đạt 6.2 triệu tấn bởi cơ quan vận chuyển Cargonave, gần bằng với mức 6.3 triệu tấn ghi nhận vào năm 2015. Lũy kế xuất khẩu ngô ở Brazil đạt 37.2 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2022, và kì vọng sẽ phá kỉ lục 42.8 triệu tấn vào năm 2015 của quốc gia này.

upload_2022-12-30_15-53-11.jpeg

Xuất khẩu đậu tương ở Brazil đạt 1.5 triệu tấn trong 4 tuần đầu của tháng 12, với xuất khẩu trung bình thấp hơn 24% so với cùng kì năm 2021. Brazil được dự báo sẽ xuất khẩu được khoảng 1.9 triệu tấn trong tháng 12 bởi cơ quan Cargonave, vẫn thấp hơn 800,000 tấn so với cùng kì năm trước. Lũy kế xuất khẩu đậu tương ước tính đạt 77 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với mức 83.4 triệu tấn ghi nhận vào năm 2021. Xuất khẩu sụt giảm được là do tác động của đợt hạn hán trước đó, trong niên vụ 2021/22 và nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu lớn đang chịu sức ép từ biên lợi nhuận nghiền âm.

Nhập khẩu phân bón tiếp tục giảm ở Brazil


Lũy kế nhập khẩu phân bón ở brazil đạt 35.6 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2022, giảm 7% so với cùng kì năm trước, theo dữ liệu từ cơ quan thực phẩm Conab công bố trong một báo cáo phát hành ngày 28/12. Riêng trong tháng 11, nhập khẩu phân bón ở Brazil ước tính giảm 15.6% so với tháng 10 và đạt 2.3 triệu tấn.

upload_2022-12-30_15-53-28.jpeg

Nhập khẩu sụt giảm là sự phản ánh của giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và Ukraine, các yếu tố vĩ mô, và biến đổi thời tiết trên toàn cầu. Nhu cầu giảm ở Brazil đã khiến lượng hàng tồn kho tăng mạnh ở các cảng, bao gồm các đơn hàng thuộc phạm trù mậu dịch chuyển khẩu.

Doanh số bán ngô của cả hai niên vụ cũ và mới đều tăng ở Argentina


Doanh số bán ngô của các nông dân Argentina đồng loạt tăng với cả hai niên vụ cũ và mới, trong khi giảm đối với niên vụ đậu tương mới trong tuần kết thúc ngày 21/12, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp cho biết vào ngày 29/12.

upload_2022-12-30_15-53-49.jpeg

Doanh số bán đậu tương niên vụ mới giảm 67.4% so với tuần trước và còn lại 72,200 tấn, trong khi doanh số bán đậu tương niên vụ cũ 2021/22 tăng 41.2% và đạt 730,300 tấn. Lũy kế doanh số bán đậu tương vụ mới đạt 2.5 triệu tấn, vẫn thấp hơn so với mức 4.4 triệu tấn vào cùng kì năm trước. Số lượng đậu tương được xin cấp phép xuất khẩu niên vụ 2022/23 và 2021/22 ước tính lần lượt đạt 371,000 tấn và 5.6 triệu tấn, tăng so với mức 40,000 và 5.2 triệu tấn ghi nhận vào cùng kì năm trước.

upload_2022-12-30_15-54-10.jpeg

Doanh số bán ngô niên vụ 2022/23 và 2021/22 ở Argentina đồng loạt tăng 48.1% và 12.2% so với tuần trước đó, đạt 114,700 tấn và 805,800 tấn trong tuần báo cáo. Về lũy kế, doanh số cả hai niên vụ cũ và mới đạt 6.7 triệu và 43.6 triệu tấn, vẫn thấp hơn 48% và 6.1% so với cùng kì năm trước. Số đơn xin cấp phép xuất khẩu cho cả hai niên vụ 2022/23 và 2021/22 cũng chỉ đạt 10.2 triệu và 33.1 triệu tấn, giảm 45.1% và 15.5% so với cùng kì năm trước.

Doanh số bán lúa mì niên vụ 2022/23 tăng 18.4% và đạt 151,600 tấn trong tuần, trong khi doanh số niên vụ cũ giảm 22.2% so với tuần trước và còn lại 18,200 tấn. Doanh số niên vụ mới đạt lũy kế 6.4 triệu tấn, giảm 50.4% so với cùng kì năm trước, ngược lại với niên vụ 2021/22 khi Argentina đã ghi nhận bán được 23 triệu tấn, tăng so với mức 17.3 triệu tấn ghi nhận vào cùng kì năm trước.

Ấn Độ thay thế chương trình thực phẩm miễn phí trong giai đoạn Covid-19


Ấn Độ sẽ kết thúc chương trình thực phẩm miễn phí thời Covid-19 vào ngày 31/12 và thay thế bằng một chương trình khác với chi phí rẻ hơn, từ đó có thể tiết kiệm được khoảng 20 tỷ đô la trong ngân sách chính phủ trong 12 tháng tới. Bộ trưởng Bộ Thực phẩm và Thương mại Ấn Độ - Plyush Goyal cho biết chính phủ sẽ ngừng cung cấp chương trình thực phẩm miễn phí sau 28 tháng kéo dài, khi nền kinh tế của quốc gia này đã có những cải thiện đáng kể từ dịch Covid-19.

Chương trình mới sẽ cung cấp 35kg ngũ cốc mỗi tháng cho các hộ nghèo, với chi phí dao động từ 1-3 rupees (0.0121-0.0362 đô la). Dự kiến hàng triệu người sẽ được hưởng lợi, với một vài nhóm người sẽ được cung cấp 5kg ngũ cốc mỗi người với cùng mức giá.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 44 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 29 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 594 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 307 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên