Momentum indicator – Công cụ đo lường động lượng bị lãng quên

Momentum indicator – Công cụ đo lường động lượng bị lãng quên

Momentum indicator – Công cụ đo lường động lượng bị lãng quên

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,293
Ngày hôm nay, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một indicator ít được nhắc đến nhưng lại được thiết lập sẵn trên MT4 – Chỉ báo momentum. Những vấn đề được thảo luận gồm: cách tính toán, những đặc điểm và đặc biệt là cách sử dụng và kết hợp nó như thế nào.

Momentum hay đà giá là một khái niệm không còn xa lạ với các trader sử dụng phân tích kỹ thuật nhưng trong thực tế, vận dụng tốt khái niệm này để giao dịch không đơn giản. Một nhóm trader dùng hành động giá để quan sát momentum, số khác dùng các chỉ báo dạng momentum để làm điều này như RSI, Stochastic hay Williams %R.

[B]CHỈ BÁO MOMENTUM – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT[/B]


Chỉ báo Momentum được xếp vào phân lớp chỉ báo dao động, có giá trị biến động quanh mức 100, có chức năng đo lường mức độ thay đổi những chuyển động của giá.

Nó cũng có thể được sử dụng như một chỉ báo dẫn dắt, đoán trước sự thay đổi của giá; ngoài ra nó cũng là nền tảng cho rất nhiều chỉ báo khác.

Khi cài mặc định, Momentum chỉ có một đường line duy nhất, nhưng các trader cũng trường tùy biến lại cho nó thêm một đường MA (moving average) sử dụng dữ liệu của chính đường momentum này.

momentum-indicator-cong-cu-do-luong-dong-luong-bi-lang-quen-traderviet4.png

Cách tính toán của chỉ báo Momentum

Cách tính toán của Momentum không phức tạp, và bạn cũng nên biết về nó:
Giá trị momentum = (CP/CPn)*100
Trong đó, CP là giá đóng cửa hiện tại, CPn là giá đóng cửa của n nến trước.

CÁC TÍN HIỆU CỦA CHỈ BÁO MOMENTUM


Như đã nói, chỉ báo Momentum giúp bạn nhận biết được sự thay đổi của đà giá. Tức là bạn có thể sử dụng chỉ báo này để nhận diện những vùng giá mà xu hướng chính có thể tiếp tục, hoặc ngược lại những nơi mà đà giá suy giảm và chuẩn bị cho một đợt đảo chiều. Bên dưới là những tín hiệu mà bạn có thể nhận được từ chỉ báo.

1. Giao cắt với đường line 100

Tín hiệu đầu tiên bạn có thể sử dụng đó là giao cắt với đường 100. Cụ thể khi Momentum đang di chuyển bên dưới và cắt lên phía trên đường 100, đây là tín hiệu cho thấy phe mua đang mạnh và bạn nên nghiêng về nhận định mua vào. Ngược lại khi Momentum đang di chuyển bên trên rồi cắt xuống dưới đường 100, tín hiệu cho thấy phe bán đang mạnh lên và bạn nên nghiêng về nhận định bán ra.

momentum-indicator-cong-cu-do-luong-dong-luong-bi-lang-quen-traderviet.png

Lưu ý rằng Momentum rất hay giao cắt lên xuống đường 100, do đó đây chỉ được xem như một tín hiệu tham khảo, bạn tuyệt đối không nên sử dụng nó như một tín hiệu giao dịch đơn lẻ.

2. Tín hiệu giao cắt với MA

Nếu muốn sử dụng tín hiệu này bạn buộc phải tùy chỉnh chỉ báo Momentum, add thêm một đường MA có chu kỳ 10, 14, hoặc 21 tùy vào mục đích sử dụng của bạn.

Về cơ bản, khi Momentum cắt xuống dưới đường MA nó thể hiện một xu hướng giảm, ngược lại là một xu hướng tăng.

Cũng giống như tín hiệu thứ nhất, với tín hiệu giao cắt với MA bạn cũng phải sử dụng nó kết hợp với những chỉ báo/ công cụ khác để đảm bảo tính hiệu quả. Như trường hợp bên dưới, chúng ta kết hợp nó cùng chỉ báo RSI để có được một nhận định mua vào.

momentum-indicator-cong-cu-do-luong-dong-luong-bi-lang-quen-traderviet2.png

3. Tín hiệu phân kỳ

Loại tín hiệu cuối cùng muốn giới thiệu đến anh em đó chính là tín hiệu phân kỳ. Phân kỳ không còn là một điều gì xa lạ với chúng ta, đơn giản là khi giá không “đồng bộ” với chỉ báo thì chúng ta có phân kỳ.

momentum-indicator-cong-cu-do-luong-dong-luong-bi-lang-quen-traderviet3.png

Như trường hợp này, khi giá tạo ra được đỉnh cao cao hơn nhưng chỉ báo Momentum thì không. Chúng ta thu được một tín hiệu phân kỳ giảm.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng phân kỳ đó chính là độ mạnh của xu hướng. Trong một xu hướng mạnh, những tín hiệu phân kỳ thường thất bại khá nhiều, do đó bạn nên cân nhắc và tìm thêm những tín hiệu rõ ràng từ các công cụ khác trước khi muốn đặt lệnh.

Đến đây thì anh em đã tạm hiểu được chỉ báo Momentum và các tín hiệu mà nó mang lại nhưng để giao dịch được với nó chúng ta cần nhiều hơn thế. Do đó, phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào những chiến lược sử dụng kết hợp chỉ báo này để nâng cao tính hiệu quả. Anh em nhớ đón theo dõi nhé!

Safe trade,
Tham khảo FTG
>> Giao dịch với phân kỳ - Cách tối ưu hóa điểm vào lệnh
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 877 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên