Một kỹ thuật sử dụng đường MA đặc biệt để bắt đỉnh đáy thị trường

Một kỹ thuật sử dụng đường MA đặc biệt để bắt đỉnh đáy thị trường

Một kỹ thuật sử dụng đường MA đặc biệt để bắt đỉnh đáy thị trường

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Đường MA (moving average - đường trung bình) vẫn luôn là indicator được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống giao dịch. Nhiều trader sử dụng đường MA để vào và thoát lệnh trong khi nhiều trader khác chỉ coi nó là 1 công cụ để xác định xu hướng hiện tại. Dĩ nhiên ta không phủ nhận sự hữu dụng của đường MA.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em 1 kỹ thuật đặc biệt để sử dụng đường MA mà anh em chưa từng biết qua - 1 kỹ thuật để bắt đỉnh đáy thị trường rất hiệu quả. Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào các bài mẹo trading hay nhé

Vấn đề lớn nhất của đường MA


Nếu chỉ sử dụng đường MA làm tín hiệu giao dịch, anh em đang gặp vấn đề lớn - độ chậm trễ của nó.

Đường MA lấy dữ liệu giá quá khứ để làm tín hiệu, nên nó luôn chậm trễ 1 nhịp so với thị trường. Nói cách khác tất cả tín hiệu giao dịch do đường MA cho ra đều bị chậm 1 nhịp. Đây có thể là lợi thế nếu đường MA được sử dụng để xác định xu hướng, nhưng với tín hiệu mua bán mà bị chậm thì đó là bất lợi.

Ví dụ 1 trader vào lệnh theo tín hiệu giao cắt của đường MA: đường nhanh cắt lên đường chậm để buy, và cắt xuống đường chậm để sell. Khi đường nhanh cắt lên đường chậm và anh ta buy, thì thị trường đã tăng trước đó rồi, lúc anh ta buy là động lượng tăng đã giảm đi 1 phần rồi.

Điểm yếu nữa là hệ thống giao cắt của anh ta sẽ cho tín hiệu buy sell liên tục khi thị trường giằng co tích luỹ hoặc di chuyển trong 1 vùng phạm vi (trading range). Anh ta sẽ dính phải drawdown nghiêm trọng.

Như vậy tín hiệu giao cắt đường MA thực ra là 1 bất lợi, chứ không phải lợi thế. Ta sẽ tận dụng nó để giao dịch ngược lại.

Kỹ thuật bắt đỉnh đáy bằng đường MA


Ví dụ: đường MA 5 (đỏ) và MA 20 (xanh) trên biểu đồ EURUSD H1

duong-ma-traderviet13.png


Các dấu mũi tên là những lần giao cắt của MA 5 và MA 20. Để ý sau mỗi lần giao cắt thị trường không đi tiếp ngay mà luôn chững lại hoặc kéo ngược (pullback) 1 chút. Điều này cũng giống như 1 cú phá vỡ vậy - khi giá phá vỡ 1 hỗ trợ hoặc kháng cự, giá thường có xu hướng kéo ngược về ngưỡng đó trước khi đi tiếp

Khi có giao cắt, 1 lượng lớn các trader theo tín hiệu giao cắt sẽ đặt lệnh - với số lượng vị thế được đặt tràn vào thị trường như vậy, thì các cá mập sẽ có 2 lựa chọn:
  • Chốt lời các vị thế trước đó
  • Vào lệnh theo hướng ngược lại
Cả 2 đều khiến thị trường chững lại hoặc kéo ngược. Tuy nhiên sau đó thị trường vẫn sẽ di chuyển tiếp, thay vì vào lệnh ngay khi có giao cắt, ta sẽ đợi cho sự kéo ngược này diễn ra rồi mới vào lệnh.

Ví dụ:

duong-ma-traderviet15.png


Thanh nến chỗ mũi tên chính là vị trí mà các trader giao cắt sẽ buy. Thay vì buy ngay giống họ, ta sẽ đợi giá kéo ngược về thanh nến này rồi mới buy.

Ví dụ:

duong-ma-traderviet14.png


Giao cắt giảm và các trader giao cắt sẽ sell ngay, ta sẽ chưa sell và chờ giá kéo ngược lên quanh thanh này để sell.

Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào các bài mẹo trading hay nhé

Nguồn forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 73 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 23 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên