Ngành dược phẩm và TBYT xếp thứ 3 trong các ngành đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam

Ngành dược phẩm và TBYT xếp thứ 3 trong các ngành đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam

Ngành dược phẩm và TBYT xếp thứ 3 trong các ngành đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam

rounipipe

Member
14
1
Thread cover
attachments/aresearch-lienvietpostbank-com-vn_sites_default_files_images_20171212160958-jpg.31200/
Theo báo cáo của Bộ tài chính, Bộ KH&ĐT, hiện Việt Nam đang đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụ thuốc hàng năm (4,8 tỷ USD). Báo cáo khảo sát mới nhất của Grant Thorton cho thấy ngành y tế và dược phẩm xếp thứ 3 trong các ngành đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam năm 2016, sau ngành Bán lẻ và Thực phẩm & đồ uống.
Thị trường dược phẩm Việt Nam mặc dù có quy mô chưa đến 6 tỷ USD thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines..., nhưng lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2012 – 2017 là 14,9%, cao hơn mức trung bình các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Công ty nghiên cứu Global Data cũng đưa ra dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tăng thêm 6 tỷ USD trong 6 năm tới, đạt 8 tỷ USD vào năm 2020 tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 15,4%.
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20171212160958.jpg

Biểu đồ 1: Doanh thu thị trường dược phẩm khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2012-2017
Nguồn: BMI
Về thị trường trang thiết bị y tế, giai đoạn năm 2015 trở về trước doanh thu thị trường chỉ khoảng 800 triệu USD, đến năm 2016 con số này đã vượt 1 tỷ USD và dự báo năm 2018 là 1,8 tỷ USD. Mặc dù vậy, các thiết bị y tế chỉ chiếm 6,39% tổng chi tiêu y tế quốc gia, phần lớn chi tiêu y tế quốc gia vẫn dành cho các dịch vụ y tế. Thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam đang tập trung vào các thiết bị chấn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu... Trang thiết bị y tế công nghệ cao tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn tại TP HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ…
aresearch.lienvietpostbank.com.vn_sites_default_files_images_20171212161103.jpg

Biểu đồ 2: Tăng trưởng doanh thu thị trường trang thiết bị y tế giai đoạn 2011-2016
Nguồn: BMI, Business Sweden
Thị trường đầu vào
Dược phẩm
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm đã tăng liên tục qua các năm từ 1,4 tỷ USD năm 2011 lên tới 2,5 tỷ USD năm 2016, trung bình tăng trưởng 13%/năm, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tăng trưởng 14%/năm giai đoạn 2011-2016. Nhu cầu nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam liên tục tăng phần lớn đến từ các loại biệt dược – thuốc phát minh có bản quyền (patent drug) do có giá thành đắt đỏ không thể sản xuất trong nước.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 28 thị trường trên thế giới, trong đó đứng đầu là từ Pháp (12% kim ngạch), tiếp theo là Ấn Độ (11% kim ngạch) và Đức (9% kim ngạch). Nguyên phụ liệu dược phẩm Việt Nam nhập khẩu chính từ Trung Quốc (hơn 60% tổng kim ngạch) và Ấn Độ (hơn 15% tổng kim ngạch).
Trang thiết bị y tế
Theo nghiên cứu BMI, 90% thiết bị y tế của Việt Nam đều phải nhập khẩu trong đó 30% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế là các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, thiết bị siêu âm, X-Quang) và khoảng 20% là vật tư y tế. Xét theo loại trang thiết bị y tế, theo thống kê của StoxPlus giai đoạn 2011-2015 kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nha khoa có tốc độ tăng trưởng cao nhất (17,3%), sau đó là vật tư tiêu hao (11,4%), chân tay giả & dụng cụ chỉnh hình (8,3%)...
Các thị trường nhập khẩu chính trang thiết bị y tế Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đức chiếm tới 55% giá trị nhập khẩu hàng năm. Các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như chẩn đoán hình ảnh có nguồn gốc nhập khẩu từ Nhật Bản và Đức, vật tư y tế tự tiêu hao nhập khẩu từ Singapore.
Sản xuất
Tính đến 17/05/2016 tại Việt Nam 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, ngoài ra có 175 cơ sở đạt GLP và 191 cơ sở đạt GSP, 08 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-PICs/EU/Nhật Bản. Trong đó Traphaco được Vietnam Report 2016 đánh giá là doanh nghiệp sản xuất dược phẩm uy tín nhất Việt Nam. Năng lực sản xuất thuốc trong nước chiếm 36% về trị giá và 74% về số lượng (cao nhất khu vực ASEAN). Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 50% cho công tác phòng chữa bệnh, chỉ tập trung vào các thuốc generic[1].
Hiện tại Việt Nam có hơn 100 đơn vị nghiên cứu, chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế với hơn 800 sản phẩm được sản xuất trong nước đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, 10 doanh nghiệp đầu ngành là doanh nghiệp FDI, chiếm gần 64% thị phần trên thị trường (Trung tâm điều hành Phonak, Omron, Olympus, Terumo và B.Braun,...). Các công ty sản xuất TBYT nội địa như Vinamed, Mediplast chỉ có thể sản xuất các thiết bị y tế cơ bản như giường, tủ đầu giường, bông, băng, gạc, kim tiêm, các dụng cụ kềm, kéo, chỉ y khoa… Các thiết bị cao cấp như máy siêu âm, đo điện tim, chụp X-quang, máy chụp MRI, máy chụp nhũ ảnh, lò hấp vô trùng… hầu như là hàng ngoại nhập, với 90% thiết bị được nhập từ Mỹ, Nhật, Đức.
Hệ thống phân phối
Tính đến năm 2015 tại Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp bán buôn thuốc nước ngoài, 1.200 doanh nghiệp bán buôn thuốc trong nước, 2 chợ bán buôn thuốc tại TP.HCM và 2 chợ bán buôn thuốc tại Hà Nội, khoảng 57.000 quầy thuốc bán lẻ (tương đương 6,6 cửa hàng/10.000 người), 1.200 bệnh viện. Thị trường phân phối thuốc y tế và chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện nay vẫn còn khá phân mảnh, chưa có một chuỗi phân phối nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Một số thương hiệu nổi bật có thể kể đến như chuỗi Phano (67 nhà thuốc), Pharmacity (54 nhà thuốc), Medicare (50 nhà thuốc)... Nhóm 10 nhà phân phối hàng đầu chiếm 20% tổng thị phần. Lĩnh vực này đang trở nên hấp dẫn tại Việt Nam, thu hút cả những đơn vị không chuyên như: Thế giới di động (dự kiến sẽ mua lại một chuỗi dược phẩm), Công ty CP Thế giới số Digiworld (đầu tư vào sản phẩm chức năng với mục tiêu 20.000 điểm bán sản phẩm trên toàn quốc năm 2019).
Kênh phân phối trang thiết bị y tế tại Việt Nam có sự tham gia chủ yếu của các bên: (1) doanh nghiệp phân phối nước ngoài, (2) doanh nghiệp phân phối nội địa và (3) bệnh viện/phòng khám. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các kênh trong hệ thống phân phối còn khá rời rạc, các doanh nghiệp nước ngoài gần như có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất và phân phối, đặc biệt với các thiết bị y tế kỹ thuật cao. Các thiết bị y tế phân bổ không đồng đều giữa các bệnh viện ở các cấp khác nhau. Hiện tại, hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh và quận chính ở Việt Nam đều có trang thiết bị cao cấp bao gồm X-quang, siêu âm, nội soi, điện tim. Mỗi bệnh viện chính (trung ương và tỉnh) như Bệnh viện K, Bạch Mai, Việt Đức, 108, 103 Quân đội, Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hồ Chí Minh và Ung thư đều có ít nhất 1-2 CT Scan và MRI. Tuy nhiên bệnh viện tuyến dưới thường thiếu hụt TBYT do thiếu quy hoạch cấp vốn cũng như phân bổ nguồn lực không phù hợp.
Triển vọng
Trong số các thị trường dược phẩm Châu Á đang nổi lên, Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng vững chắc trong 5-10 năm tới. Theo dự báo của BMI, mức chi tiêu cho dược phẩm tại thị trường mới nổi tăng trưởng kép hàng năm 9% trong giai đoạn 2015 – 2020. Doanh số bán thuốc tại Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng cao, BMI dự báo doanh số bán thuốc tại Việt Nam tăng trung bình (CAGR) 11,2% trong giai đoạn 2016-2020, trong đó thuốc uống theo toa có sự tăng khá hơn so với thuốc uống tự mua (lần lượt ở mức 11,5% và 10,1%). Theo dự báo của Ủy ban Thương mại và Đầu tư Úc (Austrade), giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tăng lên 7,3 tỷ USD vào năm 2019.
Thuốc đông dược cũng có tiềm năng phát triển trong tương lai trong bối cảnh Việt Nam định hướng xây dựng vùng nguyên liệu dược. Công nghệ sinh học sẽ hỗ trợ phát triển vắc-xin, dược phẩm chất lượng cao, liệu pháp gen và công nghệ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Ngành thiết bị y tế Việt Nam rất khả quan dựa trên các yếu tố: (i) tỷ lệ chi tiêu trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực; (ii) tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên, cùng với sự gia tăng dân số thuộc nhóm tuổi 60 - 79 sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế trong tương lai; (iii) Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh phát triển và hiện đại hóa các cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh, thành phố và địa phương để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người dân và (iv) làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam tiếp tục tăng ở mức khá, điển hình như Terumo, Sonion và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ. BMI dự báo thị trường thiết bị y tế Việt Nam sẽ đạt mức 1,8 tỷ USD vào năm 2018.
Nhu cầu thiết bị y tế cao cấp có tiềm năng tăng cao do sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, ví dụ như các thiết bị chẩn đoán và hình ảnh in-vitro với công dụng kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người. Việc đầu tư trang thiết bị y tế công nghệ cao sẽ tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn như (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Riêng TP. Hồ Chí Minh trong 3 năm tới ước tính sẽ đầu tư khoảng 900 triệu USD để nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện. Ngoài ra, xu hướng trong tương lai sẽ ngày càng phổ biến các hoạt động của y học từ xa trong việc tư vấn, phẫu thuật, hình ảnh, và tim mạch.
Hệ thống y tế tư nhân tiếp tục xu hướng phát triển mạnh mẽ kể từ khi được phép hoạt động năm 1989. Tính đến năm 2015, đã có 207 bệnh viện tư được thành lập, phục vụ chủ yếu cho tầng lớp trung lưu và là sự lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân có thể đáp ứng chi phí khám chữa bệnh cao. Tốc độ tăng trưởng bệnh viện tư cũng đạt được những thành tựu đáng kể khi tăng trưởng bình quân số lượng bệnh viện tư nhân (CAGR) trong giai đoạn 2010-2015 ở mức 11,34%, cao hơn gấp 7,5 lần tốc độ tăng số lượng bệnh viện công (1,51%) cho thấy chủ trương xã hội hóa, tư nhân hóa trong lĩnh vực y tế tiếp tục được Chính phủ đẩy mạnh trong tương lai nhằm hướng tới mục tiêu tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.
Theo dự báo của Austrade, Việt Nam vào nằm 2020 sẽ có 200/1.404 bệnh viện tư chiếm tỷ trọng 14,2%, tăng nhẹ so với thời điểm 2014 (175/1.265 bệnh viện tư). Xu hướng kết nối hệ thống thông tin giữa bệnh viện công và bệnh viện tư sẽ giúp giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi gia tăng
Dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa do tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ người cao tuổi tăng. Theo dự báo của World Bank, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, đạt tỷ lệ 22% vào năm 2050 (so với mức 7% của năm 2017), tỷ trọng dân số khu vực đô thị cũng tăng từ 35% năm 2017 lên 54% vào năm 2050. Cùng với xu hướng này là cơ hội phát triển cho các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hoặc các phòng khám hoặc sản phẩm đặc biệt.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được định hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu trên 90% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, cao hơn mức 80% Nghị quyết số 21-2012/NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội đạt 76,8% tại thời điểm tháng 04/2016; tăng mạnh so với mức 20,3% vào năm 2003. Điều này cho thấy xu hướng tiếp tục tăng của tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trong tương lai.
Nguồn: http://research.lienvietpostbank.com.vn/ban-tin-nganh-duoc-pham-va-trang-thiet-bi-y-te
[1] Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 30 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 240,440 Xem / 1,088 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 259 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên