Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel - Phần 3

Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel - Phần 3

Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel - Phần 3

namthang

Editor
Trial mod
3,026
16,139
Hello anh em,

Chúng ta sẽ đến với phần 3 của bài ôn tập chỉ báo MACD, bài viết này được dịch từ cuốn sách "Technical Analysis: Power Tools for Active Investors" của chính cha đẻ chỉ báo MACD - ông Gerald Appel.

Link bài viết phần 1, 2 ở bên dưới, anh em có thể xem lại:

https://traderviet.org/t/on-tap-kien-thuc-ve-macd-cung-gerald-appel-cha-de-cua-chi-bao.57350/

https://traderviet.org/t/on-tap-kien-thuc-ve-macd-cung-gerald-appel-phan-2.57400/

Chúng ta cùng đến với phần 3:

1. Nâng cao độ tin cậy của MACD thông qua việc sử dụng các thông số khác nhau


upload_2021-9-30_17-10-39.png

Đồ thị phía trên minh họa độ chính xác của các tín hiệu mua/ bán khi sử dụng các thông số khác nhau cho MACD. Hãy so sánh hai trường hợp: tín hiệu mua sử dụng các thông số nhỏ hơn (do đó MACD cũng nhạy hơn), còn tín hiệu bán sử dụng các thông số lớn hơn (độ nhạy của MACD cũng thấp hơn).

2. Ưu điểm của sự kết hợp giữa hai đường MACD


Giá thường có tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ tăng, bởi vậy trong thực tế, sử dụng từ 2 đến 3 đường MACD sẽ có lợi hơn. Các kết hợp khác nhau sẽ phù hợp cho tín hiệu bán hay tín hiệu mua.

Ví dụ: Hãy xem lại đồ thị phía trên: Ở đây, chúng ta sử dụng 3 yếu tố mới, thứ nhất là đường trung bình 50 ngày (đường giản đơn chứ không phải đường hàm mũ) để xác định xu hướng thị trường (thực ra, việc áp dụng này tùy thuộc vào mỗi người). Theo nguyên tắc chung, chúng ta sẽ giả định rằng xu hướng chủ đạo là trung tính hoặc có thể tăng nếu đường trung bình 50 ngày nằm ngang hoặc hướng lên trên. Còn nếu nó hướng xuống, ta sẽ giả định xu hướng thị trường là giảm.

Đồ thị phía trên có hai biểu đồ nhỏ ở phần dưới. Biểu đồ phía trên là đường MACD (12,26,9). Biểu đồ phía dưới là đường MACD (19,39,9), có độ nhạy cảm thấp hơn so với đường (12,26,9).

Hoàn toàn có thể sử dụng các thông số khác, nhưng tôi phát hiện ra rằng dùng đường (12,26,9) phù hợp hơn cho tín hiệu mua, còn đường (19,39,9) thì phù hợp hơn cho tín hiệu bán với điều kiện là xu hướng chung của thị trường có chiều hướng đi xuống (cho dù là rất nhỏ).

Nếu xu hướng thị trường mạnh, thì có thể dùng các đường có độ nhạy cao hơn, có thể là (6,19,9) cho tín hiệu mua, đường này sẽ cho tín hiệu vào lệnh sớm hơn đường (12,26,9). Còn tín hiệu bán thì vẫn sử dụng đường (19,39,9)

Còn khi xu hướng thị trường yếu, bạn có thể dùng đường (12,26,9) cho cả tín hiệu bán và mua.

Hãy xem lại đồ thị phía trên để hiểu rõ hơn cơ sở của các nguyên tắc này:

Thị trường đã giảm đến mức quá bán vào tháng Ba khi được cả 2 đường MACD (12,26,9) và MACD (19,39,9) khẳng định. Tuy nhiên, rõ ràng là đường (12,26,9) đã hình thành 2 đáy phân kỳ tăng giá, và cắt từ dưới lên trên mức “0” trước đường (13,39,9). Trong ví dụ cụ thể này, có thể tín hiệu mua có trước vài ngày cũng không tạo lợi thế lớn lắm, nhưng nói chung, càng có tín hiệu mua sớm thì càng có cơ hội mua được ở vùng giá thấp, đặc biệt là trong một thị trường đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, cần ghi nhớ là tín hiệu mua chỉ được xác nhận khi đường MACD đã cắt mức “0” từ trên xuống từ khi có tín hiệu bán trước đó.

Sang đến tháng 5, ta thấy đường (12,26,9) cắt đường tín hiệu từ trên xuống vào giữa tháng, cho tín hiệu bán sớm hơn so với đường (13,39,9). Một lần nữa, trong trường hợp cụ thể này, sự khác biệt về mức giá vào lệnh cho bởi 2 đường này không có sự khác biệt đáng kể. Nhưng đường chậm hơn lại có ưu thế khi để cho xu thế tăng của thị trường kết thúc hẳn thì mới ra tín hiệu. Chúng ta sẽ xem xét thêm các ví dụ tiếp theo để kiểm nghiệm điều này. Và vẫn phải nhớ rằng tín hiệu bán chỉ được xác nhận khi đường MACD đã cắt từ dưới lên trên mức “0” từ khi có tín hiệu mua trước đó.

Tổng Kết Lại Các “Nguyên Tắc Vàng”:


  • Cần sử dụng ít nhất 2 đường MACD: đường nhanh cho tín hiệu mua, đường chậm hơn cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường có xu hướng tăng mạnh, hãy mua “rất nhanh” và bán “rất chậm”. Cũng có thể dùng đường (6,19,9) để cho tín hiệu mua thay cho đường (12,26,9). Dùng đường (19,39,9) cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường trung lập hay có xu hướng tăng yếu, hãy mua “nhanh” và bán “chậm”. Dùng đường (12,26,9) cho tín hiệu mua, đường (19,39,9) cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường có xu hướng giảm mạnh, hãy mua “nhanh” và bán “nhanh”. Có thể dùng đường (12,26,9) cho cả tín hiệu mua và bán. Trong trường hợp này, sẽ có lúc ta bán trước khi đường (19,39,9) cắt từ dưới lên trên mức “0”.
Nguồn: Sách Technical Analysis: Power Tools for Active Investors
(Còn tiếp .....)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,504 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 103 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,105 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 118 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 172 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên