Phương pháp phân tích thanh khoản trong Nguyên lý sóng Elliott

Phương pháp phân tích thanh khoản trong Nguyên lý sóng Elliott

Phương pháp phân tích thanh khoản trong Nguyên lý sóng Elliott
414
926
*** Bài viết do Kakata gửi cho TraderViet ***
-----

Xin chào anh em, hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề thanh khoản trong phân tích sóng Elliott - một công cụ bị lãng quên hoặc bị bỏ qua rất nhiều trong quá trình phân tích.


Thật vậy, ngay cả cụ Elliott cũng tham khảo rất ít các thông tin về thanh khoản trong các lần phân tích sóng của mình. Chúng ta đa phần chỉ tập trung vào các hành động động giá mà bỏ quên đi một công cụ độc lập với giá. Đây là một sai lầm, cũng là một nguyên nhân khiến cho những người đếm sóng nghiệp dư thất bại về mặt nhận thức Lý thuyết sóng Elliott. Vì không tính đến thanh khoản, nhà giao dịch chỉ có một nửa hình ảnh để quan sát mà thôi.

Với sự hiểu biết đúng đắn về thanh khoản, đặc biệt là những kỹ năng phân tích thanh khoản (volume) thì chắc chắn bạn sẽ phân tích thị trường một cách chính xác hơn nhiều.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/59827/

THANH KHOẢN - MỘT BỘ PHẬN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI TRONG BẤT CỨ PHƯƠNG PHÁP NÀO


Thanh khoản là gì chắc hẳn anh em cũng biết rồi, tôi không nói thêm nữa nhé. Chỉ một điều lưu ý nhỏ, nó là công cụ định hướng thị trường rất tốt, và đôi khi nó còn dẫn dắt cả giá cả và thị trường.

Thanh khoản cung cấp manh mối quan trọng về tâm lý của nhà đầu tư, mức độ cảm kết của họ đối với xu hướng hiện tại cũng như những gì đang diễn ra với thị trường, thanh khoản không nói dối như hành động giá.

Theo nguyên tắc, thanh khoản phải mở rộng theo xu hướng. Nếu xu hướng vẫn còn tăng tiếp tục, thanh khoản sẽ lớn hơn vào những ngày tăng và giảm đi trong những ngày giả. Trong xu hướng giảm thì ngược lại. Lý do là trong xu hướng tăng, nhiều người sẵn sàng mua và mua với giá cao hơn so với những người bán và ngược lại. Nếu thanh khoản bắt đầu giảm, điều đó có nghĩa là chúng ta đang có một tín hiệu sớm rằng xu hướng đang bị hụt hơi và giá có thể đi ngang thay vì xu hướng tiếp tục, cũng có thể giá sẽ đảo chiều. Tâm lý đằng sau sự sụt giảm này là người bắt đầu không muốn mua ở mức giá cao hơn nữa, họ đã hết hứng thú và nghĩ rằng giá đã quá cao để mua, thay vào đó những người đã mua họ sẽ từ từ chốt lời vì giá đã hết tăng. Khi khối lượng giảm nhưng giá vẫn tạo đỉnh cao mới, điều này được gọi là phân kỳ thanh khoản hay phân kỳ khối lượng.

Thảo luận về thanh khoản theo quan điểm Nguyên lý sóng Elliott, Mr. Robert Beckman trong quyển Elliott Wave Explained có viết:

Theo Nguyên lý sóng Elliott, có một mối quan hệ tương đối nhất quán giữa mẫu hình thanh khoản, tính chất của những con sóng đẩy và những con sóng điều chỉnh trong xu hướng tăng. Bất kỳ sai lệch trong mối quan hệ này đều được đưa vào vòng nghi vấn.

Trong quá trình của một xu hướng tăng với năm sóng lớn, khối lượng sẽ có xu hướng tăng dần trong suốt đợt sóng đầu tiên của chu kỳ, co lại trong đợt thứ hai của chu kỳ, mở rộng trong đợt thứ ba của chu kỳ, co lại lần nữa trong đợt sóng thứ tư và đang đạt đỉnh chu kỳ mới trong đợt thứ năm. Đỉnh cao hơn nữa sẽ xuất hiện nếu sóng thứ năm được mở rộng.

Theo đó, thanh khoản của sóng 2 sẽ thấp hơn nhiều so với sóng 1. Và dĩ nhiên trong sóng 3, thanh khoản sẽ tăng dần và đạt cực đại, lớn hơn cả sóng 1. Thanh khoản trong suốt sóng 4 thấp hơn sóng 3. nhưng có thể sẽ cao hơn sóng 2. Thanh khoản của sóng 5 là cao nhất trong chu kỳ 5 sóng nhưng hiếm khi thanh khoản sóng 5 vượt quá sóng 3.

upload_2022-1-15_14-13-27.png

Hình minh họa trên đây cho thấy sự tương quan giữa các con sóng với thanh khoản. Thanh khoản tăng trong sóng 1 và 3, giảm trong sóng 2 và 4, thanh khoản sóng 4 vẫn cao hơn ở sóng 2. Đến sóng 5 thì thanh khoản tăng đột ngột và cảm giác bị hụt hơi khi có sự bất ngờ này. Điều này phải chăng là một Buying Climax tạo ra hiệu ứng tâm lý đầu cơ khiến cho người mua mua vào điên cuồng để thực hiện chu trình phân phối của các dòng tiền lớn. Có lẽ ở khu vực sóng 5 này, chúng ta sẽ bàn sâu trong phương pháp Wyckoff.

upload_2022-1-15_14-13-49.png


Nói chung, trong quá trình thị trường tăng giá, thanh khoản và hành động giá nhất quán với nhau. Miễn là thanh khoản vẫn mở rộng, và không có gì bất thường giữa mối quan hệ này thì xu hướng vẫn còn rất đẹp.

Khi đạt đến sóng 5, sự phân kỳ thanh khoản sẽ xuất hiện, bạn đang được thị trường cảnh báo rằng sắp có sự đảo chiều. Hãy làm gì đó đi!

upload_2022-1-15_14-14-10.png


Cuối cùng, tôi có một số lưu ý về thị trường khi thanh khoản đạt mức cực tiểu (thấp nhất): "Khi thị trường có thanh khoản mỏng bất thường, các tín hiệu thanh khoản thông thường đôi khi bị đánh lừa."

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/28494/

NHỮNG LƯU Ý TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH KHOẢN VÀ NGUYÊN LÝ SÓNG ELLIOTT


upload_2022-1-15_14-14-31.png


Xoay quanh nghiên cứu về thanh khoản liên quan đến các mô hình sóng Elliott, tôi xin liệt về bảng tóm tắt về những lưu ý trong quá trình phân tích thị trường theo sóng Elliott và thanh khoản như sau:

+ Tại bất kỳ thời điểm nào, các thị trường hoặc đang phân phối hoặc đang tích lũy, tức là chỉ nằm trong hai trạng thái đó mà thôi. Sự thay đổi trong tính chất cung cầu thị trường được thể hiện qua sự thay đổi trong xu hướng của thanh khoản thường sẽ cho chúng ta cảnh báo sớm về sự đảo chiều của xu hướng hiện tại, cũng như sự thay đổi giữa phân phối và tích lũy.

+ Thanh khoản tăng là sự bình thường sau khi giá bứt phá qua các mô hình điều chỉnh như Triangle hay Flat. Sau một thời gian thanh khoản thu hẹp, thì thị trường sẽ bứt phá qua một đỉnh. Một thanh khoản đột biến và cao hơn mức bình thường là cũng là một tín hiệu cho sự đảo chiều.

+ Khi thanh khoản mở rộng nhưng hành động giá giảm, đây là dấu hiệu của việc bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Giá sẽ vẫn giảm cho đến khi có một sự đảo chiều trong mối quan hệ thanh khoản. Xu hướng giảm kết thúc được thể hiện khi thanh khoản bắt đầu co hẹp trong khi giá giảm và tăng khi giá hồi phục tăng.

+ Một ngày tăng mạnh nhưng thanh khoản giảm thể hiện sự chốt lời lệnh Short nên đó khó mà tăng tiếp được do không có lực mua lên, họ chỉ chốt lời mà thôi.

+ Giá bứt phá ra khỏi mô hình Triangle với thanh khoản thấp là không đáng tin cậy, đây là tín hiệu cho thấy mô hình sẽ mở rộng và vẫn được duy trì, giá chưa thoát khỏi được đâu. Nhưng nếu bứt phá với thanh khoản cao thì xem như mô hình kết thúc. Điều này được áp dụng tương tự với mô hình sóng Flat.

+ Suốt quá trình diễn ra các con sóng đẩy (Impulse Wave), thị trường sẽ đưa ra tín hiệu giảm nếu thanh khoản tiếp tục tăng nhưng hành động giá bắt đầu dừng tăng và thu hẹp. Trong bối cảnh này, cung có lẽ đang dần vượt qua cầu. Ngược lại nếu thanh khoản tiếp tục tăng trong khi lực đẩy lên của giá mạnh hơn, đây là tín hiệu giá tăng mạnh, vì cầu đã vượt cung.

+ Khi sắp kết thúc mô hình sóng điều chỉnh, tín hiệu cho thấy giá tăng lại theo sóng đẩy khi thanh khoản bắt đầu tăng nhưng hành động giá lại èo uột. Loại hành động này thường xuất hiện trong sóng 5 của sóng C trước khi bước vào sóng 1 lớn tăng tiếp theo. Lúc này thanh khoản rất thấp.

+ Thanh khoản thường mang tính xây dựng cho xu hướng, với điều kiện là khi bước vào mô hình sóng điều chỉnh, thanh khoản không bị thối phồng, còn nếu có nó đang có gì đó không ổn. Nói một cách khác, khi thanh khoản được đẩy lên cao trong mô hình điều chỉnh hay trong vùng sideways, đó là tín hiệu của sự phân phối giá.

Bài viết cũng đã dài, tôi nghĩ đã truyền tải hết những kiến thức về phân tích thanh khoản liên quan đến Nguyên lý sóng Elliott cho anh em, nếu anh em cảm thấy thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến gì thì xin mời comment bên dưới nhé. Happy learning!

----------------------------​

Kakata là chuyên trang về phương pháp Wyckoff và ứng dụng phương pháp này vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo dõi Kakata tại:
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 63 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên