[Quản lý rủi ro] Đọc xong bài này, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về Drawdown !

[Quản lý rủi ro] Đọc xong bài này, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về Drawdown !

[Quản lý rủi ro] Đọc xong bài này, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về Drawdown !

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Đây là bài viết tôi post lên để giải thích cho quy tắc số 15 trong bài [Quản lý vốn] 17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry.

Ngưỡng rủi ro của tôi hiện tại là drawdown 15%. Nếu đạt đến ngưỡng này, tôi sẽ cắt giảm rủi ro một cách quyết liệt cho đến khi tôi để drawdown trở lại 10%. Nếu tôi để drawdown lên tới 20%, tôi sẽ dừng hẳn việc trading và tìm kiếm lỗi sai của mình nằm ở đâu trước khi tiếp tục giao dịch.

May mắn thay, chưa bao giờ tôi bị drawdown 20% vì tôi có sự quan tâm đến mảng quản lý rủi ro của mình, tôi biết chia khối lượng giao dịch vào những lệnh khác nhau.

Lý so tôi chọn con số 20% là khá dễ hiểu. Hãy nhìn bảng tính bên dưới:

1.png

Discrepancy = chênh lệch

Nhìn hình ta có, để lấy lại 20% vốn bị mất, bạn phải kiếm lại tới 25%. Tức là phải kiếm hơn 5% số tiền.

Tương tự vậy, để kiếm lại 50% vốn bị mất, bạn phải kiếm lại 100% số tiền. Bất cứ mức nào ngoài 20%, sự chênh lệch giữa tỷ lệ số tiền bị mất và tỷ lệ số tiền cần kiếm lại sẽ rất lớn.

Nếu bạn sử dụng phương pháp quản lý rủi ro dựa trên tỷ lệ % như hiện tại, thì số giao dịch thua 50% và kiếm lại 100% là như nhau.

Bởi vì bạn đặt càng ngày càng ít khi tài khoản của bạn giảm xuống và đặt cược càng ngày càng nhiều khi tài khoản tăng dần. Chúng ta vẫn thường làm vậy.

Tuy nhiên, nếu tôi lấy một ví dụ cụ thể, bạn sẽ thấy con số 20% drawdown không dễ dàng là chúng ta chỉ cần kiếm thêm 5% là đủ bù lại đâu.

Đầu tiên, có yếu tố tâm lý tồn tại ở đây. Giả sử bạn kiếm được 50% ở năm thứ nhất, 50% ở năm thứ hai, với tài khoản $100,000. Tức là tài khoản của bạn sau 2 năm sẽ là $225,000.

Tới năm thứ 3, bạn bị drawdown 50% - tài khoản của bạn tuột xuống còn $112,500. Ba năm cày cuốc, cuối cùng trở về con số 0.

Nếu bạn quản lý vốn, đây là suy nghĩ tự sát. Và quan trọng nhất, sự tính toán ở trên không đồng nhất với kỳ vọng của bạn. Giả sử rằng bạn là 1 trader có hệ thống giao dịch với tỷ lệ RR = 2 : 1, winrate = 40% và tỷ lệ rủi ro = 1%, bạn kỳ vọng sẽ kiếm trung bình mỗi lệnh là 0.2%. Đó là sự kỳ vọng của trader (thuật ngữ chuyên ngành là expectancy).

Khách quan mà nhận xét, bạn cũng thấy thắng - thua trong thị trường là hoàn toàn ngẫu nhiên. Bạn không thể biết lệnh của bạn chắc chắn là lời hay lỗ cho đến khi nó chạm stoploss hay takeprofit.

Bạn có thể sẽ mắc phải 1 chuỗi thua 10 lệnh liên tiếp, làm cho tài khoản bay hơi 10%. Với winrate = 40%, 10 lệnh thua lỗ như vậy e không đủ bù cho các lệnh thắng. Để kiếm lại 10% đã mất, với kỳ vọng ăn được 0.2% mỗi lệnh, thì trung bình phải ăn được 50 lệnh.

Vậy mà drawdown chúng ta nói lúc nãy là 20%, chúng ta phải ăn tới gần 100 lệnh để bù đủ 20% này. Mỗi năm bạn vào bao nhiêu lệnh? 100 lệnh có lẽ là mất một thời gian rất dài.

Chưa nói còn lệnh thua nữa.

Hơn nữa, thua lỗ liên tục sẽ làm bạn chán nản, hoảng loạn. Từ đó dẫn đến tình trạng trả thù thị trường và đưa ra các quyết định sai, tình hình càng tồi tệ hơn, winrate giảm đáng kể.

Thứ ba, commission và các phí khác của sàn, nó chỉ là những chi phí phụ, nhưng vẫn là 1 chi phí, nhất là đối với các trader nhỏ lẻ như chúng ta, nó vẫn có mức độ ảnh hưởng.

Vì thế, tôi không quan tâm chiến lược của bạn là gì, bạn có xài Chén thánh vạn người tìm hay không, nhưng một sự thật không thể chối bỏ là bạn không bao giờ muốn drawdown của mình chạm tới con số 20%. Và cái vùng drawdown mà tôi gọi nó là VÙNG CHẾT CHÓC là khoảng giữa 10% và 20%. Khi bạn chạm tới vùng này, hãy thoát ra khỏi nó, cắt hết rủi ro, đứng ngoài thị trường cho đến khi bạn tìm được lỗi của mình và sửa nó đi.

PHẢI LUÔN LUÔN BIẾT NHỮNG CON SỐ DÀNH CHO BẠN

Sau khi chúng ta đã xác định con số chuẩn cho drawdown là 20% và ngưỡng dành cho các trader thông thường như chúng ta là 10% - 15%, thì có vài thứ chúng ta cần phải tìm để đánh giá một tỷ lệ rủi ro hợp lý:

1. Biết tỷ lệ thắng của bạn

2. Biết tỷ lệ thua của bạn

3. Biết kỳ vọng lợi nhuận mỗi lệnh giao dịch

4. Biết chuỗi thua và chuỗi thắng lớn nhất của bạn.

5. Biết winrate của bạn.

Biết những con số này, bạn có thể đánh giá được tỷ lệ rủi ro của bạn sẽ nằm ở đâu trong khoảng 0.5% - 2.5%.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, cắt lỗ và để cho lợi nhuận đi tiếp không ảnh hưởng gì đến winrate hoặc chuỗi thua chuỗi thắng của chúng ta, nhưng nó ảnh hưởng tới tỷ lệ ăn / thua (giá trị), đồng nghĩa là ảnh hưởng đến kỳ vọng lợi nhuận và tỷ lệ RR.

Xem thêm:

>> [Quản lý vốn] 17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry

>> [Quản lý vốn] Hướng dẫn chiến lược 3 bước đơn giản để quản lý vốn và kiểm soát rủi ro


Theo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 503 Xem / 15 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 316 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 353 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,646 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên