Quant là cái giống gì?

Quant là cái giống gì?

Quant là cái giống gì?

Đinh Toàn

Active Member
68
139
Sau bài viết Tại sao Forex lại khó? - Chia sẻ của một Trader định lượng | TraderViet nhà em được nhiều người ib hỏi thăm quá, nhân buổi cuối tuần nhàn rỗi bèn viết thêm một bài về quant hầu các cụ đọc chơi.
=======================================================
Lại là chuyện lợi thế

Bất cứ người nào sống sót với nghề trade đủ lâu cũng đều phát hiện ra lý do mình tồn tại là nhờ có lợi thế. Nói cách khác, không ai có khả năng kiếm tiền dài lâu trong thị trường tài chính mà không có bất kỳ một lợi thế (edge) nào đó.

Lợi thế được định nghĩa là sự kết hợp của 2 yếu tố: Tỷ lệ thắng/thua và tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Ví dụ đơn giản: Ai cũng biết xác suất của trò tung đồng xu là 50/50, nhưng giả sử nếu mỗi lần ra sấp nhà em ăn $10, còn mỗi lần ra ngửa em chỉ mất $5, như vậy em có một lợi thế. Ngược lại, giả sử mỗi lần ra mặt sấp em được 5 đồng và ra ngửa em mất 5 đồng, nhưng bằng cách nào đó em có thể tác động vào đồng xu khiến nó ra mặt sấp nhiều hơn 70% so với mặt ngửa, như vậy em cũng được coi là có lợi thế.

Trong một lần tham gia thảo luận trong một cộng đồng trader quốc tế, nhà em có làm quen một ông bác đứng tuổi tên là Patrick ở Dallas, TX. Ông bác này chuyên gia scalping dùng price action trong khung thời gian 5 phút, mà chỉ đánh cặp GJ. Mục tiêu của ông bác chỉ có 20 pip mỗi ngày. Cứ đủ 20 pip là ông bác tắt máy đi ra vườn trồng cây, nhất quyết không chịu đánh thêm, cho tiền cũng không đánh. Tất nhiên là bác Patrick không đời nào chịu chia sẻ phương pháp của mình cho một thằng nhãi hai mấy tuổi đầu ở tuốt bên kia quả đất biết đâu, nhưng lý do bác đưa ra là cực kỳ thuyết phục. Ông bảo nhà em thế này: "Tao từng mất công nghiên cứu cái thị trường chó đẻ này gần 6 năm trời. Tao từng ngồi trước máy tính 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần trong 6 năm liên tục, thử đủ mọi cách, bỏ tiền mua hàng đống khóa học, để cuối cùng tao có khả năng kiếm được 20 pip mỗi ngày. 11 năm qua tao làm một công việc duy nhất và đáng chán là kiếm 20 pip mỗi ngày".

Đấy, một cái "lợi thế" để kiếm cơm hằng ngày đôi khi nó mỏng dính như miếng nilon bọc thực phẩm luôn các cụ. Người ta phải bỏ ra cả năm trời, nghĩ nhăn cả óc mới ra được một cái lợi thế đáng giá 20 pip. Nói chung nghề này nếu tiếp cận theo hướng thủ công kiểu "thử và sai", nó khó đến vậy đấy các cụ. Vậy nên trong khoảng 2 thập kỷ gần đây nổi lên một cách tiếp cận mới, hiệu quả hơn, nhanh hơn và khoa học hơn, giang hồ gọi là giao dịch định lượng.

Giao dịch định lượng là cái giống gì?

Giao dịch định lượng (quantitative trading, hay quant) là một trong những cách tìm ra lợi thế trên thị trường thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng. Còn "mô hình định lượng" là cái gì thì... tùy, hehe. "Tùy" là bởi có nhiều trường phái định lượng khác nhau để tập trung khai thác các khía cạnh khác nhau của thị trường.

Quant có nhiều trường phái như võ lâm Trung Nguyên có nhiều bang phái lớn nhỏ, nhưng cũng như võ lâm chia hai nửa chính tà, có thể chia quant ra làm 2 phần rõ rệt là tần số cao (high frequency) và tần số thấp (low frequency). Tất nhiên là có rất nhiều cơ sở để phân chia các cách tiếp cận định lượng khác nữa, nhưng sở dĩ có cách phân chia này là bởi giao dịch tần số cao (high frequency trading) là gần như bất khả thi với đám retail trader như chúng ta; và bởi đặc thù trong phương pháp tìm kiếm lợi thế giao dịch của 2 trường phái lớn này.

Định lượng tần số cao

Giao dịch tần số cao (high frequency trading, high-freq hay HFT) là loại hình giao dịch với tốc độ lớn đến rất lớn, thậm chí lớn đến mức tuổi thọ cho một giao dịch có thể ngắn tới hàng mili-giây. Phần lớn những cú flashcrash diễn ra trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây là đóng góp của những hệ thống dạng này. Giả sử sàn giao dịch chứng khoán New York có 2 công ty cùng đăng ký 2 server HFT và theo dõi cùng một mã cổ phiếu A. Chẳng hạn trong ngày hôm đó có một biến cố gì xảy ra trong nội bộ công ty làm cho giá của A rung lắc mạnh và một trong hai hệ thống HFT bắt được cú rơi này, nó sẽ tiến hành bán khống tốc độ cao với khối lượng lớn để đầu cơ giá xuống. Hệ thống còn lại sau khi đã đánh hơi ra hành vi của hệ thống đầu tiên cũng sẽ tiếp tục bán khống vì giá mã cổ phiếu A lúc này đã có dấu hiệu giảm sâu. Hệ thống đầu tiên, nhận thấy giá đã giảm sâu liền tiếp tục bán khống... và cứ như vậy hai hệ thống này tạo thành một chuỗi bán khống - bán tháo liên hoàn, kích động các nhà đầu tư khác bán tháo khiến mã cổ phiếu tuột dốc rất mạnh. Vụ 2010 flash crash - Wikipedia thuộc dạng này. Ngoài ra các mô hình khác như volatility straddle, arbitrage... đôi khi cũng có thể xếp vào hàng High freq. Có muôn vàn cách tận dụng sự thiếu hiệu quả của thị trường, ví dụ như các mô hình latency arbitrage thì tập trung lợi dụng độ trễ giữa các đường truyền của các server khác nhau... nhưng nhìn chung là high frequency trading không phải là mảnh đất dung thân của dân retail chúng ra, vì rào cản kỹ thuật cao, chi phí duy trì một hệ thống HFT là lớn kinh khủng, vì các nền tảng giao dịch cho retail như MetaTrader, CTrader hay Ninja đều không hỗ trợ HFT, và trên hết là các nhà môi giới forex cực kỳ ghét HFT, có thời gian em kể câu chuyện này sau. Cụ nào mà cố tình chơi HFT với IC markets chẳng hạn, là bị khóa tài khoản vì tội hyperactivity ngay.

Định lượng tần số thấp

Về mặt tốc độ, cái gần nhất tiệm cận được với ngưỡng HFT ở quy mô retail là... scalping. Đây là một hệ thống như vậy Filthy Quant System by CyberbullyyFX | Myfxbook. Hệ thống này là của một cậu rất là có tiếng trong ổ quant mà nhà em đang chui rúc ở trong. Nó chuyên biệt hóa rất sâu cho cặp EURUSD và bắn cỡ khoảng 500 - 600 lệnh 1 ngày, y hệt một khẩu súng máy. Tất nhiên, các cụ đừng mất công mà xin copy hệ thống này làm gì, cậu ấy không quan tâm đâu, cái myfxbook cậu này lập ra chỉ để cá độ với một vài nhân vật khác trong nhóm cho vui thôi, chứ thật ra cậu ấy làm định lượng cho Merrill Lynch nên không có thời gian quan tâm mấy cái tào lao đâu :))))))

Nói vậy để biết rằng, mảng quant dễ tiếp cận nhất cho một retail trader là low frequency, hay LFT, hay giao dịch tần số thấp. Trái ngược với HFT sử dụng tốc độ làm lợi thế, LFT sử dụng mô hình giao dịch (trading model) có lợi thế. Phần lớn anh em trade thủ công đều thuộc dạng này. "Mô hình giao dịch" có thể là các loại hình price action hay pattern trading, cũng có thể là một tập hợp các chỉ báo kỹ thuật và một bộ quy tắc giao dịch nào đó. Mức độ phức tạp của những mô hình này thì cũng đa dạng vô kể, từ giản đơn như vẽ trendline, kẻ key level... đến hiện đại và tinh vi tột độ như các mô hình machine learning hay AI để dò ghost pattern. Bất cứ thứ gì tạo ra lợi thế mà không phải kiểu súng liên thanh thì cũng có thể đem đi lượng hóa hết.

Tại sao lại là quant?

Nói đến đây nhiều cụ sẽ thắc mắc, vậy thì việc gì phải đụng vào định lượng, cứ vẽ trendline rồi trade như thường là được rồi, thì xin thưa là định lượng có 2 vai trò chính đóng góp cho việc xây dựng mô hình bền vững, là khả năng thiết kế và kiểm chứng mô hình.

Đầu tiên là việc thiết kế mô hình. Các nền tảng hỗ trợ định lượng có khả năng "đẻ" hàng loạt mô hình theo yêu cầu được nạp sẵn, và tốc độ đẻ mô hình chỉ phụ thuộc vào việc máy tính khỏe đến đâu, chứ hoàn toàn độc lập khỏi ý kiến chủ quan của người vận hành. Lợi điểm lớn nhất của việc tập hợp hàng loạt mô hình là các cụ có thể nhặt những mô hình ngon lành nhất ra khỏi đám đó rồi test tiếp, chứ cho các cụ ngồi test tay thì từ giờ đến tết có khi cũng chẳng bằng nhà em chạy máy trong một vài ngày. Cứ tưởng tượng như các cụ test thủ công đi câu cá bằng cần thì nhà em đánh cá bằng lưới, kéo lưới lên rồi em tha hồ nhặt con nào to béo nhất đem về, con nào còi cọc dị dạng thì bỏ, làm như vậy giảm thiểu được rủi ro mình phải giao dịch với một hệ thống tồi đi rất nhiều.

Đây là một ví dụ của việc phần mềm đẻ chiến thuật giao dịch nó khác so với người ngồi nghĩ chiến thuật như thế nào. Phần mềm này có tên Strategy Quant X, nó cung cấp giải pháp giao dịch định lượng rất toàn diện, trong đó có cả việc "nghĩ" ra chiến thuật mới. Các cụ có thể xem thống kê chiến thuật ở nửa phía dưới của màn hình, mỗi dòng tương ứng với một chiến thuật khác nhau và những hình tam giác mà xanh dương là đường cong lợi tức của từng chiến thuật tương ứng. Hiện tại nhà em đang làm chung một dự án với một số cậu nữa trong cộng đồng quant, mỗi ngày tổng cộng bọn em có thể nặn ra được tới hàng vạn chiến thuật giao dịch khác nhau, rồi sau đó đem cả mẻ đi lọc (lọc cũng tự động luôn) để bỏ những cái bị sai lỗi, hư hỏng hay dính overfitting, sao cho tới cuối giai đoạn 1 bọn em tối thiểu sẽ phải có vài nghìn chiến thuật khác nhau cho giai đoạn 2. Nếu có thời gian em sẽ biên một bài khác nói về cách bọn em thiết kế mô hình từ đầu đến đít cho các cụ đọc chơi.
acdn.discordapp.com_attachments_799916168373862410_810145740780208128_unknown.png


Đây là giao diện của một phần mềm khác cũng được rất nhiều anh em quant sử dụng, tên là Build alpha, mà nhà em lấy làm ví dụ cho khả năng kiểm chứng mô hình. Tất cả các chiến thuật sau khi đẻ ra đều phải được đem đi test, mà một phần quan trọng của nó là giả lập Monte Carlo. Nói sơ qua một chút, giả lập Monte Carlo tính toán đến các biến động ngẫu nhiên trong mô hình (bằng cách thêm các tham số ngẫu nhiên vào thuật toán), và vì thị trường nói chung bị ảnh hưởng bởi các tác động ngẫu nhiên, nên giả lập Monte Carlo gần như là một bước bắt buộc đối với tất cả anh em làm quant. Nhà em sẽ ko đề cập sau đến bản chất của giả lập Monte Carlo ở đây, nhưng cụ nào thích nghiên cứu thì có thể search từ khóa đó trên Youtube, có rất nhiều video giải thích kỹ và dễ hiểu về chủ đề này.

Trong hình là kết quả của 1000 chu kỳ giả lập Original Monte Carlo của 1 chiến thuật, đường màu xanh đậm là đường cong lợi tức thực tế thu được trong quá trình tối ưu hóa chiến thuật giao dịch, những đường màu còn lại thu được sau khi hệ thống "trộn" ngẫu nhiên thứ tự các giao dịch với nhau 1000 lần, tạo thành một "đám mây" bao quanh đường cong lợi tức thực tế. Độ dày của đám mây càng lớn, biên sai (error margin) của hệ thống càng cao và nó càng trở nên ít tin cậy và ngược lại. Dạng mô phỏng này cho ta biết các bất lợi "có thể lường trước" của chiến thuật giao dịch. Ví dụ kết quả backtest cho thấy chiến thuật này có mức drawdown là 8% chẳng hạn, nhưng giả lập có thể cho kết quả lên tới 12% drawdown, vậy chúng ta hoàn toàn có thể nới lỏng mức chấp nhận drawdown của mình tới 12%. Tương tự, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào kết quả giả lập để lập mức sinh lời kỳ vọng và mục tiêu lợi tức. Điều này có thể không mấy quan trọng với những trader nghiệp dư, nhưng nhà em chắc cú không có một trader chuyên nghiệp nào mà không đặt mục tiêu tăng trưởng hay mục tiêu lợi tức đâu
Monte Carlo 1000.png


Đó mới chỉ là 2 trong số rất nhiều bước trong việc phát triển một hệ thống định lượng "chuẩn bài", và có thể tiếp cận được với tư cách là retail trader. Thời gian tới nếu rảnh em sẽ viết kỹ hơn cho các cụ có cái nhìn toàn cảnh về những thứ mà bọn định lượng nhà em làm. Tất nhiên, việc sở hữu nền tảng như Strategy Quant X hay Build Alpha không biến các cụ thành quant trader đâu, nó chỉ là công cụ thôi, và bản thân quant cũng không phải là chén thánh hay gì quá cao siêu đâu. Định lượng hay định tính thì cũng có vấn đề của riêng nó cả, và để giải quyết những vấn đề ấy thì đều cần sự tham gia của con người. Nhà em mạn phép đưa lời chốt như vậy, cũng coi như một sự tự lên dây cót tinh thần cho mình để tiếp tục hoàn thiện mình, và tiếp tục chiến đấu.
Chúc các cụ cuối tuần vui vẻ
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Cảm ơn bác chia sẽ, em đây chỉ trây nhàn nhàn thôi nhưng vẫn thích đọc và tìm hiểu thêm sự đa dạng của trading. Mong bác chia sẽ tiếp. :)
 
profit mong muốn của 1 quant strategy thường là bao nhiêu thế bác.
Bác viết có trật tự, logic và sáng sủa quá.
 
"Giả sử sàn giao dịch chứng khoán New York có 2 công ty cùng đăng ký 2 server HFT và theo dõi cùng một mã cổ phiếu A. Chẳng hạn trong ngày hôm đó có một biến cố gì xảy ra trong nội bộ công ty làm cho giá của A rung lắc mạnh và một trong hai hệ thống HFT bắt được cú rơi này, nó sẽ tiến hành bán khống tốc độ cao với khối lượng lớn để đầu cơ giá xuống. Hệ thống còn lại sau khi đã đánh hơi ra hành vi của hệ thống đầu tiên cũng sẽ tiếp tục bán khống vì giá mã cổ phiếu A lúc này đã có dấu hiệu giảm sâu. Hệ thống đầu tiên, nhận thấy giá đã giảm sâu liền tiếp tục bán khống... và cứ như vậy hai hệ thống này tạo thành một chuỗi bán khống - bán tháo liên hoàn, kích động các nhà đầu tư khác bán tháo khiến mã cổ phiếu tuột dốc rất mạnh."
Cho mình hỏi lượng bán khống bơm liên tục như vậy thì lấy thanh khoản ở đâu nhỉ ?
 
profit mong muốn của 1 quant strategy thường là bao nhiêu thế bác.
Bác viết có trật tự, logic và sáng sủa quá.
Tùy từng strat cụ thể cụ ơi, có cái đánh ngắn có cái đánh dài, nên quan trọng ko phải là profit của 1 strat đơn lẻ mà là performance của toàn bộ cái portfolio
 
Thật sự hay, chỉ 1 bài như này cũng có thể giúp reset lại tư duy nửa vời của rất nhiều trader trong đó có mình.
 
Cuối cùng vẫn phải có câu chốt nó phụ thuộc vào con người bác nhỉ? Nhưng là góc độ mới để tiếp cận, sẽ có người hợp với cái giống này người thì không.
 
Cuối cùng vẫn phải có câu chốt nó phụ thuộc vào con người bác nhỉ? Nhưng là góc độ mới để tiếp cận, sẽ có người hợp với cái giống này người thì không.
Quant hay discretionary thì cũng phải có bàn tay con người hết cụ ơi, chẳng qua nó khác nhau ở mức độ can thiệp của máy móc thôi. Trở lại ví dụ câu cá bằng cần hay đánh cá bằng lưới, cụ thích cái nào hơn?
 
Quant hay discretionary thì cũng phải có bàn tay con người hết cụ ơi, chẳng qua nó khác nhau ở mức độ can thiệp của máy móc thôi. Trở lại ví dụ câu cá bằng cần hay đánh cá bằng lưới, cụ thích cái nào hơn?
vậy thì phải hỏi lại bác biết câu bằng cần hay biết đánh lưới, thuật toán ko phải ai muốn học cũng được đâu bác
 
Chủ đề quant trước đây được rất nhiều anh em quan tâm vì ai cũng nghĩ nó đẻ tiền nhanh đến mức tiêu không kịp :D. Hôm nay bác viết một bài rất hay và rõ ràng, giúp anh em có thêm kiến thức và hiểu biết về hệ thống quant hơn, và cũng là động lực để một số anh em nghiên cứu viết EA giao dịch scalping.
 
Chủ đề quant trước đây được rất nhiều anh em quan tâm vì ai cũng nghĩ nó đẻ tiền nhanh đến mức tiêu không kịp :D. Hôm nay bác viết một bài rất hay và rõ ràng, giúp anh em có thêm kiến thức và hiểu biết về hệ thống quant hơn, và cũng là động lực để một số anh em nghiên cứu viết EA giao dịch scalping.
Quant có thể đẻ tiền cực nhanh nếu bác có vốn, ko phải vì nó là máy in tiền mà nó là máy tìm lợi thế giao dịch. Còn scalping thì nói thật là cụ không nên dây vào vì nó rất khó. Trong khung thời gian ngắn market regime thay đổi liên tục và tần suất biến cố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả giao dịch là rất cao. Cái này phải chạy Monte Carlo mới biết, nhưng phần lớn giả lập trong khung thời gian ngắn đều cho kquả tồi, rất khó kiếm được một hệ thống có đám mây chụm lại đủ hẹp
 
Quant có thể đẻ tiền cực nhanh nếu bác có vốn, ko phải vì nó là máy in tiền mà nó là máy tìm lợi thế giao dịch. Còn scalping thì nói thật là cụ không nên dây vào vì nó rất khó. Trong khung thời gian ngắn market regime thay đổi liên tục và tần suất biến cố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả giao dịch là rất cao. Cái này phải chạy Monte Carlo mới biết, nhưng phần lớn giả lập trong khung thời gian ngắn đều cho kquả tồi, rất khó kiếm được một hệ thống có đám mây chụm lại đủ hẹp
Vậy với việc tạo lên rất nhiều mô hình để vào lệnh thì theo chiến lược của các bạn phải cho EA trade ở rất nhiều khung thời gian khác nhau thì mới đạt được mấy trăm lệnh một ngày phải không?
 
Vậy với việc tạo lên rất nhiều mô hình để vào lệnh thì theo chiến lược của các bạn phải cho EA trade ở rất nhiều khung thời gian khác nhau thì mới đạt được mấy trăm lệnh một ngày phải không?
Đại loại vậy. Cái này thật ra liên quan đến một khái niệm rất quan trọng của quant là portfolio managing. Giống như anh em bên chứng quản lý danh mục đầu tư, quant cũng quản lý danh mục nhưng là danh mục chiến thuật, mục tiêu tương tự như chứng là để đa dạng hóa và giảm drawdown. Sau khi tạo ra một rổ mô hình giao dịch tương thích với một lớp tài sản (asset class) nào đó, người ta sẽ phải tìm cách phân bổ vốn cho từng mô hình một, và đa dạng hóa timeframe cũng là một trong các cách để đa dạng hóa danh mục chiến thuật.
Đây là bảng so sánh hiệu suất portfolio của Ray Dalio (đường xanh) so sánh với S&P500 (đường đỏ), return là giống nhau nhưng drawdown của Ray nhỏ hơn cỡ 500% chỉ nhờ vào đa dạng hóa.
Còn chuyện mấy trăm lệnh một ngày thì không nhất thiết. Nhà em biết có những hệ thống quant chuyên đánh swing, tần suất vào lệnh cũng tương đối thấp, cỡ khoảng và ba chục lệnh một tuần cho 1 cặp. Quan trọng là mình có phương án tiếp cận hợp lý chứ ko phải cứ quant là phải lấy số lượng bù chất lượng
acdn.discordapp.com_attachments_799890065790599192_80369067981e9ca49624dbe3aa3345ad8f9619b0b3c.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác có tài liệu nào về cách triển khai AI vào nhận diện mô hình cho tôi xin xem ké tí @Đinh Toàn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,033 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 330 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,354 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 233 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên