Sự khác biệt giữa Volatility và Momentum cùng với cách thức phân tích khi áp dụng trong trading

Sự khác biệt giữa Volatility và Momentum cùng với cách thức phân tích khi áp dụng trong trading

Sự khác biệt giữa Volatility và Momentum cùng với cách thức phân tích khi áp dụng trong trading

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,378
29,021
Rất nhiều trader nhầm lẫn giữa biến động giá và động lượng và điều này có thể dẫn đến những sai lầm trong trading. Biến động và động lượng là hai khái niệm khác nhau và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng, cách đo lường và sử dụng biến động cũng như động lượng trong trading như thế nào nhé.
  • Biến động (Volatility) thể hiện sự thay đổi của giá cả xung quanh một mức trung bình. Sự mất cân bằng về cung cầu dẫn đến giá cả có sự thay đổi. Nếu bạn sử dụng một đường trung bình động và thấy giá di chuyển qua lại xung quanh đường trung bình động, thì khả năng thị trường đang ở trong môi trường biến động cao. Nếu nến có bóng nến tương đối dài hơn so với thân nến, nó cũng cho thấy thị trường có sự biến động.
  • Động lượng (Momentum) có thể được xem như ngược lại với sự biến động. Trong giai đoạn thị trường xung lượng cao, giá thường chỉ di chuyển theo một hướng và nến thường ít khi có bóng nến lớn. Động lượng còn được dùng để đánh giá sức mạnh của xu hướng. Trong thị trường đi ngang hoặc không có xu hướng, động lượng thường thấp.
Trong một xu hướng mạnh, thị trường thường ít khi có sự biến động mạnh nhưng lại nhiều động lượng. Một thị trường đi ngang thường có mức biến động tăng và động lượng lại thường giảm.

Cách đo lường sự biến động giá


Các bạn có thể tham khảo 4 chỉ báo khá phổ biến trong giới trading để xác định sự biến động.
  • Chỉ báo ATR
  • Chỉ báo Bollinger Bands
  • Hình dạng của nến
  • Chỉ số VIX
volatility_1.jpg

Cách đo lượng động lượng


Một vài chỉ báo giúp trader đo lượng động lượng của thị trường:
  • Chỉ báo RSI
  • Chỉ báo CCI
  • Chỉ báo Stochastic
  • Chỉ báo ADX
  • Bóng nến
momentum_1.jpg

Rất nhiều trader nhầm lần giữa chỉ báo động lượng và chỉ bao đo sự biến động. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể phân biệt được những chỉ báo nào để đo động lượng và những chỉ báo nào để đo sự biến động và sử dụng đúng vai trò của nó.

Cách sử dụng biến động trong trading


Trader nắm được biến động giá hiện tại là điều cần thiết, nhưng cần áp dụng như thế nào trong thực tế giao dịch sẽ tốt hơn.

Biến động giá sẽ rất hữu dụng trong việc điều chỉnh vị thế, khối lượng giao dịch. Đối với thị trường có biến động cao, trader tốt nhất nên đặt dừng lỗ và chốt lời rộng hơn. Và sẽ đặt dừng lỗ và chốt lời chặt chẽ hơn khi thị trường có mức biến động thấp.

Biến động giá cũng được trader chuyên nghiệp sử dụng để diều chỉnh khối lượng giao dịch. Khi thị trường có biến động cao, khoảng cách dừng lỗ lớn hơn vậy nên khối lượng giao dịch thường thấp hơn để giới hạn rủi ro.

Cách sử dụng động lượng trong trading


Động lượng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và dưới đây là ba cách phổ biến nhất trong việc sử dụng động lượng để đưa ra quyết định giao dịch và phân tích hành động giá.
  1. Xác định xu hướng: Khi một thị trường đi ngang trong một phạm vi chặt chẽ với động lượng thấp, đột nhiên nến tăng hoặc giảm mạnh theo một hướng với thân nến lớn và một chỉ báo động lượng tăng mạnh có thể báo hiệu trước việc tạo ra một xu hướng mới.
  2. Tín hiệu cảnh báo sớm xu hướng đang yếu dần: Trong một xu hướng, các chỉ báo động lượng có thể báo hiệu động lượng yếu dần và cung cấp các tín hiệu cảnh báo sớm về khả năng đảo chiều xu hướng. Một sự đảo ngược ở phía trên cao chỉ báo ADX hoặc tín hiệu phân kỳ trên RSI hoặc CCI có thể báo trước sự đảo chiều tiềm năng.
  3. Có thể xác định hành động giá. Ví dụ, khi ADX cực kỳ cao và Stochastic đã quá mua trong một thời gian dài, nhiều khả năng các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ bị phá vỡ vì động luọng cao. Khi giá đi ngang trong một phạm vi và ADX dưới 30 và cũng đi ngang, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể sẽ giữ được giá.
Trader cần phải hiểu sự khác biệt giữa biến động và động lượng để đưa ra quyết định giao dịch chính xác và hiểu đầy đủ các động thái của thị trường. Hiểu được hai khái niệm này sẽ tránh cho chúng ta giao dịch ở những vị trí có rủi ro cao và quản lý vốn tốt hơn.

Hi vọng qua bài viết này giúp anh em trader phân biệt được hai khái niệm này để áp dụng tốt hơn trong trading nhé.

Trích nguồn: optimusfutures
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,067 Xem / 65 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 277 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,983 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 173 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 100 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 233 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên