Thảo luận: Kỷ luật trong trading là làm gì?

Thảo luận: Kỷ luật trong trading là làm gì?

Thảo luận: Kỷ luật trong trading là làm gì?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,527
34,843
Tôi thấy nhiều anh em chia sẻ status kiểu chung chung như “chén thánh là chính bản thân mình”, “cái quan trọng là phải biết kỷ luật" …Ừ, thì đúng là vậy. Nhưng cá nhân tôi vẫn thấy cách nói đó có gì đó mơ hồ thiếu cụ thể. Về phần mình, và một cách hiểu sao cho cụ thể nhất, chắc chắn là chủ quan nên khó áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng có gì đó để chia sẻ còn hơn chẳng có gì, thì:

1. Khi tôi thắng một lúc 2 lệnh liên tiếp, hoặc may mắn 3 lệnh liên tiếp…tôi ngưng không trade nữa đến gần 2 ngày sau đó, hoặc ít nhất tôi sẽ vào lệnh với kích cỡ bé lại chỉ còn 1/3 những lệnh thắng trước đó.

2. Khi tôi canh một điểm cắt lỗ (mà chưa có lời), giá liền chạm điểm cắt lỗ đó rồi đảo chiều ngược lại, nếu anh em bị vậy rồi sẽ rất ức chế. Lần thứ hai hay nhiều lần tiếp theo, tôi sẽ không vì sai lầm đó mà nới rộng điểm cắt lỗ. Thay vào đó, tôi điều chỉnh bằng cách nới rộng thời gian chờ đợi những gợi mở của thị trường.

3. Thực tế mà nói, khi xem lại lịch sử trade của mình, tổng số số lệnh thua và huề vốn nhiều gấp đôi số lệnh thắng. Nhưng cộng trừ hết lại, thì tổng tài khoản vẫn có thể lãi ít nhất 5%. Tôi không vì thế mà cố gắng vào nhiều lệnh hơn để tăng số lệnh thắng. Thay vào đó, tôi tập chốt 1/2 hoặc 1/3 đối với lệnh đã thắng, 1/2 hoặc 2/3 chỗ còn lại tôi gài stop loss huề vốn đề gồng lời (nghĩa là mặc cả với thị trường rằng giờ tao chỉ có hều hoặc lãi).

5.jpg

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/3222/

4. Khi thua liên tiếp 2 lệnh hoặc đen hơn 3 lệnh. Dĩ nhiên tôi đã cắt lỗ. Tôi tâm niệm “khoản lỗ sớm nhất là khoản lỗ tốt nhất”. Tôi tắt luôn giá của cặp đó trên màn hình, phần danh sách ở bên phải màn hình tradingview. Nếu còn nhìn giá của nó, tôi còn cảm thấy cay cú và tự vấn bản thân. Sau 1-2 tuần trôi qua tôi mới trở lại nó để kiếm cơ hội.

5. Nếu có lời, tôi rút về đưa vợ đi chợ, trả tiền nhà điện nước chẳng hạn. Vốn tôi không nhiều nên chỉ dừng lại ở đó thôi.

6. Tôi xác định mức chịu đựng khoản lỗ của bản thân. Hơn 95% tổng số lệnh thắng (chỉ tính trong số lệnh thắng), luôn luôn có một “khoản lỗ đầu” (rất rất hiểm khi vào lệnh cái là thắng luôn). Thì “khoản lỗ đầu” này không phải là khoản DCA, không phải là khoản nằm ngoài kế hoạch, nhưng nó phải trong phạm vi chịu đựng của tâm lý mình. Với anh em 1000$ là ổn, nhưng với tôi 200$ là quá sức. Việc xác định mức chịu đựng này khiến tôi luôn có xu hướng cắt sớm nhất có thể.

7. Tôi không trade một mình, tôi chia sẻ suy nghĩ và kế hoạch cùng với nhóm để anh em góp ý.

8. Tôi ghi lại nhật ký vào lệnh, anh em quen tôi lâu chắc cũng thấy rõ. Một phần là tôi tìm kinh nghiệm để viết bài chia sẻ. Một phần là tôi chứng tỏ mình nghiêm túc với tiền của mình. Ngoài ra, với nhật kí, tôi sẽ tập trả lời câu hỏi “tại sao thua?” chứ không né tránh thất bại đó.

9. Về việc lỡ kèo, tôi phân biệt giữa lỡ kèo vì dự đoán sai và “lỡ kèo” đúng kế hoạch. Lỡ kèo mà đúng kế hoạch là khi giá vượt qua và giao dịch ổn định trên mức trung bình của một khoản thời gian xác định trước đó, thì lúc ấy tôi mới chịu mua. Còn lỡ kèo vì nhận định sai thì tôi cho lỡ luôn (lên cho lên luôn, xuống cho xuống hẵn). Đợi chờ thật lâu với khung giờ lớn (ngày tuần) rồi tôi tìm cơ hội ở xu hướng ngược lại. Nhiều anh em nhấp nha nhấp nhổm vào cái là đu đỉnh ngay.

…..

4.jpg

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/6328/

Vẫn còn nữa, nhưng tôi muốn dừng lại ở con số 9, chẳng có gì là toàn vẹn hay hoàn hảo cả, tôi dù rất cẩn thận nhưng suốt 1 năm này tôi chưa hề giàu lên nhờ trading. Những điều trên có thể phù hợp với tôi nhưng không hợp với anh em. Dầu vậy, tôi cũng muốn nói lại: có gì đó để chia sẻ còn hơn không có gì.

Tôi trích ra đây comment của một trader, vì tôi thấy có giá trị tham khảo cho bạn đọc: "Cá nhân tôi tóm gọn trong chữ "thắng chính mình", gọi là tĩnh 1 chút là được. Nói kỷ luật như thế nào thì tôi cũng không xác định được, thường thì tôi lên phương án/kế hoạch giao dịch. Sau đó chạy là việc của thị trường, chạy theo phương án nào thì ta xử lý theo kế hoạch trước đó. Trường hợp có diễn biến ngoài kế hoạch, ta lại xác định lại từ đầu (như 1 kế hoạch mới) để xử lý. Chỉ vào lệnh khi mình nắm được sự chủ động, tức là nhìn ra thì vào, không nhìn ra thì nghỉ. Số lệnh vào đó tuân thủ theo trình độ của mình. Một số việc như khi thắng dài chơi cẩn trọng, khi thua không vội vã thì đó là kỷ luật."

Có lẽ khoản đó xếp vào cái “trình” của mỗi người theo thời gian. Nếu tôi đủ bản lĩnh và kinh nghiệm hơn thì cũng có thể nói như một trader nổi tiếng nào đó rằng “Kích cỡ không hề có ý nghĩa. Dù bạn kiếm được 100% lợi nhuận của 10.000 đô hay 100 triệu đô, nó đều không khác biệt.”

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
“Kích cỡ không hề có ý nghĩa. Dù bạn kiếm được 100% lợi nhuận của 10.000 đô hay 100 triệu đô, nó đều không khác biệt.”

Khi tâm lý đạt đến đỉnh cao thì câu trên hoàn toàn là sự thật.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên