Thêm một chiến lược đơn giản mà hiệu quả cho trader ít thời gian

Thêm một chiến lược đơn giản mà hiệu quả cho trader ít thời gian

Thêm một chiến lược đơn giản mà hiệu quả cho trader ít thời gian

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Chiến lược này có lợi thế là khá đơn giản, ít tốn thời gian để phân tích nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ, theo tác giả thì lợi nhuận kiếm được vào khoảng 5 - 9 % / tháng. Các bạn vào test để kiểm chứng thử nhé.

Hôm nay là ngày cuối tuần rồi, làm một bài nhẹ nhàng đơn giản để thư giãn thôi. Với chiến lược này thì không yêu cầu kiến thức phải quá cao siêu, hoặc bỏ thời gian ra để nghiên cứu cái gì đó quá vĩ đại. Nó cực kỳ thích hợp với các trader không có nhiều thơi gian để nhìn chart. Chúng ta có thể vừa đi làm, vừa trade cũng được, nhưng nó không hiệu quả thì nó đã không được phổ biến trên internet.

Việc áp dụng hiệu quả một chiến lược, một system hay thậm chí là một indicator hay không là phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của trader. Do đó, không nên thấy nó đơn giản thì khẳng định nó vô dụng. Cũng không nên thấy nó hơi phức tạp thì dễ từ bỏ.

Chiến lược này nguyên gốc của nó tên là "lazy trader strategy". Nhưng tôi nghĩ nếu trader mà lười biếng thì tốt nhất không nên trade làm gì cho mệt. Do đó, tôi hiểu ý tác giả là chiến lược này dành cho những người hạn chế về thời gian nhìn chart thì đúng hơn.

Do tính chất và đối tượng mà chiến lược này hướng đến, nên chúng ta sẽ chỉ dùng lệnh chờ và khung thời gian H4 (hoặc D1) để vào lệnh.

QUY TẮC VÀO LỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả của chiến lược này khuyến nghị trader nên sử dụng chủ yếu trên cặp JPY ví dụ GBP/JPY, EUR/JPY, AUD/JPY, CAD/JPY and CHF/JPY.

Tác giả chọn những cặp JPY với hai lý do. Thứ nhất, khi bắt đầu một tuần mới, hoạt động nhiều nhất trên thị trường người ta thống kê được là trên các cặp tiền Châu Á, chủ yếu là JPY. Thứ hai, xét về độ biến động, nhưng cặp trên biến động rất lớn, chỉ một vùng dao động hẹp trong một tuần, giá đã chạy đến 200 pips.

Các bạn có thể trader một trong năm cặp trên, tuy nhiên không khuyến khích trade cùng lúc vì chúng có tương quan cùng chiều với nhau. Ai thích biến động lớn thì chọn GBP/JPY, EUR/JPY. Ai thích chạy từ từ thì chọn AUD/JPY, CAD/JPY.

Quy tắc vào lệnh như sau:

1. Chờ cây nến H4 đầu tiên trong tuần đóng cửa.

2. Đặt lệnh BUY STOP trên đỉnh cây nến 20 pips. Đặt SELL STOP dưới đáy cây nến 20 pips.

Nó sẽ giống như vầy:

2.jpg

Con số 20 có từ đâu ra? Đó là con số tác giả đã thống kê và thấy nó sử dụng được nhất. Nếu bạn có thời gian, bạn nên ngồi backtest lại từng cặp để có con số chính xác hơn cho riêng mình.

Còn nếu bạn lười nữa thì tôi có phương pháp tính toán cho từng cặp như sau:

33.jpg

Để ý cột pips và cột %, chúng ta sẽ tính toán dựa trên hai cột này.

Cột pips cho thể hiện mức biên độ dao động của từng cặp. Với cặp GBPJPY là 164.6, cặp EURJPY là 162. Vậy trung bình dao động của cặp liên quan đến JPY là 163. Chúng ta sẽ lấy con số 163.

Tôi ví dụ, với cặp CAD/JPY, chúng ta có độ dao động trung bình là 92.4. Lấy 163/92.4 = 1.76. Sau đó lấy 20/1.76 = 11.4 pips. Như vậy, với cặp CADJPY, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ với 11.4 pips. Tương tự cặp khác chúng ta cũng là như vậy.

VẬY ĐẶT STOPLOSS Ở ĐÂU?

Sau khi đã xác định được điểm đặt lệnh, các bạn sẽ phải cân nhắc đến stoploss. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt stoploss lệnh này trùng với lệnh mức stoploss của lệnh bên kia. Ai thắc mắc vấn đề này thì comment bên dưới tôi sẽ giải thích.

Cụ thể như sau:

4.jpg

Còn take profit sẽ được đặt dài gấp ba lần stoploss, chúng ta sẽ có tỷ lệ RR = 3 : 1.

Nhưng một khi giá chạy được một khoảng đúng bằng stoploss (tức là chạy được 1/3 đoạn đường) thì chúng ta sẽ dời stoploss về điểm hòa vốn.

PHƯƠNG PHÁP NÀY LỢI HẠI CHỖ NÀO ?

Hại là nó không phù hợp cho các trader thích nghiên cứu sâu về một trường phái, những trader thích sự phức tạp, cơ sở khoa học, tính toán và phân tích chuyên sâu.

Cái hại thứ hai là nếu chúng ta chỉ sử dụng nó một cách máy móc mà chưa hiểu tại sao mà nó như vậy dễ dẫn đến sai lầm và thua lỗ. Phương pháp này vẫn có cơ sở lý luận riêng chứ không phải đặt bừa là được.

Cái lợi thứ nhất, trước mắt là dễ hiểu, dễ áp dụng.

Cái lợi thứ hai, bạn không cần quá nhiều thời gian để theo dõi chart và vào lệnh. Chỉ cần đặt lệnh chờ là xong. Mọi thứ cứ để thị trường lo.

Cái lợi thứ 3, do chạy trên H4 nếu giá đi khá chậm, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để xem xét điều kiện thị trường, tin tức, hành động giá. Nếu có gì tiêu cực thì cũng còn thời gian để thoát hàng tránh bị thua lỗ quá nhiều.

Còn nhiều cái lợi khác nữa, nhưng xin mời các trader thử áp dụng và chia sẻ ý kiến nhé.

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và Fibonacci


Theo dewinforex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
E nhớ trên TraderViet từng có bài tương tự nhưng chỉ đặt 2 lệnh cách có 5 pip chứ ko phải 20 pip và chỉ đánh cặp GJ. E test pp này thấy hiệu quả lắm vì cv của e ko có thời gian nhìn chart nhiều.
Thanks bác thớt nha. Ngâm cứu thêm vậy
 
Chiến lược này có lợi thế là khá đơn giản, ít tốn thời gian để phân tích nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ, theo tác giả thì lợi nhuận kiếm được vào khoảng 5 - 9 % / tháng. Các bạn vào test để kiểm chứng thử nhé.

Hôm nay là ngày cuối tuần rồi, làm một bài nhẹ nhàng đơn giản để thư giãn thôi. Với chiến lược này thì không yêu cầu kiến thức phải quá cao siêu, hoặc bỏ thời gian ra để nghiên cứu cái gì đó quá vĩ đại. Nó cực kỳ thích hợp với các trader không có nhiều thơi gian để nhìn chart. Chúng ta có thể vừa đi làm, vừa trade cũng được, nhưng nó không hiệu quả thì nó đã không được phổ biến trên internet.

Việc áp dụng hiệu quả một chiến lược, một system hay thậm chí là một indicator hay không là phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của trader. Do đó, không nên thấy nó đơn giản thì khẳng định nó vô dụng. Cũng không nên thấy nó hơi phức tạp thì dễ từ bỏ.

Chiến lược này nguyên gốc của nó tên là "lazy trader strategy". Nhưng tôi nghĩ nếu trader mà lười biếng thì tốt nhất không nên trade làm gì cho mệt. Do đó, tôi hiểu ý tác giả là chiến lược này dành cho những người hạn chế về thời gian nhìn chart thì đúng hơn.

Do tính chất và đối tượng mà chiến lược này hướng đến, nên chúng ta sẽ chỉ dùng lệnh chờ và khung thời gian H4 (hoặc D1) để vào lệnh.

QUY TẮC VÀO LỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả của chiến lược này khuyến nghị trader nên sử dụng chủ yếu trên cặp JPY ví dụ GBP/JPY, EUR/JPY, AUD/JPY, CAD/JPY and CHF/JPY.

Tác giả chọn những cặp JPY với hai lý do. Thứ nhất, khi bắt đầu một tuần mới, hoạt động nhiều nhất trên thị trường người ta thống kê được là trên các cặp tiền Châu Á, chủ yếu là JPY. Thứ hai, xét về độ biến động, nhưng cặp trên biến động rất lớn, chỉ một vùng dao động hẹp trong một tuần, giá đã chạy đến 200 pips.

Các bạn có thể trader một trong năm cặp trên, tuy nhiên không khuyến khích trade cùng lúc vì chúng có tương quan cùng chiều với nhau. Ai thích biến động lớn thì chọn GBP/JPY, EUR/JPY. Ai thích chạy từ từ thì chọn AUD/JPY, CAD/JPY.

Quy tắc vào lệnh như sau:

1. Chờ cây nến H4 đầu tiên trong tuần đóng cửa.

2. Đặt lệnh BUY STOP trên đỉnh cây nến 20 pips. Đặt SELL STOP dưới đáy cây nến 20 pips.

Nó sẽ giống như vầy:


Con số 20 có từ đâu ra? Đó là con số tác giả đã thống kê và thấy nó sử dụng được nhất. Nếu bạn có thời gian, bạn nên ngồi backtest lại từng cặp để có con số chính xác hơn cho riêng mình.

Còn nếu bạn lười nữa thì tôi có phương pháp tính toán cho từng cặp như sau:


Để ý cột pips và cột %, chúng ta sẽ tính toán dựa trên hai cột này.

Cột pips cho thể hiện mức biên độ dao động của từng cặp. Với cặp GBPJPY là 164.6, cặp EURJPY là 162. Vậy trung bình dao động của cặp liên quan đến JPY là 163. Chúng ta sẽ lấy con số 163.

Tôi ví dụ, với cặp CAD/JPY, chúng ta có độ dao động trung bình là 92.4. Lấy 163/92.4 = 1.76. Sau đó lấy 20/1.76 = 11.4 pips. Như vậy, với cặp CADJPY, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ với 11.4 pips. Tương tự cặp khác chúng ta cũng là như vậy.

VẬY ĐẶT STOPLOSS Ở ĐÂU?

Sau khi đã xác định được điểm đặt lệnh, các bạn sẽ phải cân nhắc đến stoploss. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt stoploss lệnh này trùng với lệnh mức stoploss của lệnh bên kia. Ai thắc mắc vấn đề này thì comment bên dưới tôi sẽ giải thích.

Cụ thể như sau:


Còn take profit sẽ được đặt dài gấp ba lần stoploss, chúng ta sẽ có tỷ lệ RR = 3 : 1.

Nhưng một khi giá chạy được một khoảng đúng bằng stoploss (tức là chạy được 1/3 đoạn đường) thì chúng ta sẽ dời stoploss về điểm hòa vốn.

PHƯƠNG PHÁP NÀY LỢI HẠI CHỖ NÀO ?

Hại là nó không phù hợp cho các trader thích nghiên cứu sâu về một trường phái, những trader thích sự phức tạp, cơ sở khoa học, tính toán và phân tích chuyên sâu.

Cái hại thứ hai là nếu chúng ta chỉ sử dụng nó một cách máy móc mà chưa hiểu tại sao mà nó như vậy dễ dẫn đến sai lầm và thua lỗ. Phương pháp này vẫn có cơ sở lý luận riêng chứ không phải đặt bừa là được.

Cái lợi thứ nhất, trước mắt là dễ hiểu, dễ áp dụng.

Cái lợi thứ hai, bạn không cần quá nhiều thời gian để theo dõi chart và vào lệnh. Chỉ cần đặt lệnh chờ là xong. Mọi thứ cứ để thị trường lo.

Cái lợi thứ 3, do chạy trên H4 nếu giá đi khá chậm, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để xem xét điều kiện thị trường, tin tức, hành động giá. Nếu có gì tiêu cực thì cũng còn thời gian để thoát hàng tránh bị thua lỗ quá nhiều.

Còn nhiều cái lợi khác nữa, nhưng xin mời các trader thử áp dụng và chia sẻ ý kiến nhé.

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và Fibonacci


Theo dewinforex

Nếu 1 lệnh đang chạy nhưng sang tuần lại xuất hiện 1 lệnh mới ngược hướng với lệnh cũ thì sao bác?
 
Chắc không có chuyện đấy đâu, một ngày là đủ để Market nó chạm cái TP hoặc luộc cái SL rồi
Bạn nhầm to rồi, backtest lại rất nhiều trường hợp như vậy. Nếu lệnh dính sl thì rất nhanh nhưng để tp thì phải chạy cả tuần hoặc thậm chí nhiều tuần.
 
Bạn nhầm to rồi, backtest lại rất nhiều trường hợp như vậy. Nếu lệnh dính sl thì rất nhanh nhưng để tp thì phải chạy cả tuần hoặc thậm chí nhiều tuần.
Bác dẫn vài trường hợp được không? Mình nghĩ phương pháp này nếu áp dụng máy móc thì thế, nhưng cái logic dựa trên việc Thị trường tạo những chuyển động ở phiên đầu tuần, nhưng cái 4 giờ đầu tiên nó phải nhỏ (mà thường thì đầu tuần thì sẽ nhỏ, vì thanh khoản thấp). Nếu cái 4 giờ đầu tiên mà nó to quá (nghĩa là bất thường) thì rất khó đụng TP.
Với lại mình nghĩ 20 pips mỗi đầu - nghĩa là cộng thêm 40 pips là tương đối lớn. 40 pips nhân 3 là 120 pips về bên TP rồi. Nghĩ là giảm tỷ lệ Reward:Risk đi một nửa.
 
Bác dẫn vài trường hợp được không? Mình nghĩ phương pháp này nếu áp dụng máy móc thì thế, nhưng cái logic dựa trên việc Thị trường tạo những chuyển động ở phiên đầu tuần, nhưng cái 4 giờ đầu tiên nó phải nhỏ (mà thường thì đầu tuần thì sẽ nhỏ, vì thanh khoản thấp). Nếu cái 4 giờ đầu tiên mà nó to quá (nghĩa là bất thường) thì rất khó đụng TP.
Với lại mình nghĩ 20 pips mỗi đầu - nghĩa là cộng thêm 40 pips là tương đối lớn. 40 pips nhân 3 là 120 pips về bên TP rồi. Nghĩ là giảm tỷ lệ Reward:Risk đi một nửa.
Mình chỉ đưa dẫn chứng lên cho bạn thôi, chứ đọc câu trả lời của bạn mình chả hiểu bạn đang nói gì cả.
 
89FEFBD2-6E4E-4F6D-9F98-DC96E856C2A1.png


Ngày 11/12/2017 sau cây nến H4 mình đặt 2 lệnh buy, sell stop và dính lệnh sell tại 151.647 (đường ngang xanh lá cây, sl đường màu đỏ còn tp thì đường màu xanh da trời).
Bạn có thể thấy hết tuần lệnh vẫn chưa hoàn thành (mặc dù lúc này mình đã dời sl về điểm vào). Lúc này nếu sang tuần tiếp theo mình tiếp tục vào lệnh theo hệ thống thì sẽ dính tiếp 1 lệnh buy stop khác và sẽ có lúc 2 lệnh chạy ngược chiều nhau.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 72 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 22 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên