Thị trường không sai, ICT không sai, trader chúng ta mới sai!

Thị trường không sai, ICT không sai, trader chúng ta mới sai!

Thị trường không sai, ICT không sai, trader chúng ta mới sai!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ trên Twitter của Sanjeev S - một huấn luyện viên hiệu suất giao dịch tại @FundedNext - về lý do tại sao những anh em giao dịch theo ICT Concept lại không thể thành công, mặc dù phương pháp SMC đã được chứng minh là có hiệu quả trên thị trường nhé!

***​

Đây là lý do tại sao tôi tin rằng hầu hết các trader giao dịch theo ICT sẽ KHÔNG BAO GIỜ kiếm được tiền...

Tôi muốn mở bài bằng cách nói rằng, bài viết này không nhằm đả kích cộng đồng SMC hay ICT trader. Đây chỉ là một tập hợp các ý kiến và kinh nghiệm của tôi.

Tôi chẳng có gì để bán cho bạn ở đây, tôi chỉ đơn giản là chia sẻ những quan sát của mình từ hơn 10 năm làm "học viên" trên thị trường.


Trước khi anh em vào đây và buộc tội tôi chẳng biết tôi đang nói về cái gì thì tôi xin được chia sẻ rằng, tôi đã nghiên cứu về ICT trước khi hầu hết anh em bắt đầu giao dịch:

Thi-truong-khong-sai-ICT-khong-sai-trader-moi-sai-TraderViet2.png

https://forums.babypips.com/t/trading-the-higher-time-frames/45136

Có 2 điều quan trọng bạn nên cảnh giác trước khi đi sâu vào thế giới ICT:
  • Hội chứng "đối tượng toả sáng" (Shiny Object Syndrome).
  • Hiểu thị trường/ thuật toán.

1. Hội chứng "đối tượng toả sáng"


Khi tôi mới bắt đầu giao dịch, rất nhiều khái niệm và thuật ngữ được mọi người nói một cách phổ biến, nhưng thực ra chúng không hề tồn tại.

Gần như mỗi năm, ICT lại đưa ra một số thuật ngữ hoặc cách thức mới để phân tích thị trường.

Thi-truong-khong-sai-ICT-khong-sai-trader-moi-sai-TraderViet1.png

Mỗi khái niệm mới đều hỗ trợ cho lý do tại sao bạn không lường trước được nước đi tiếp theo của thị trường, hoặc dường như cho bạn ý tưởng nào đó rằng giờ đây, bạn đang có được mảnh ghép còn thiếu nào đó trong câu đố.

Phân tích kỹ thuật là một công cụ tuyệt vời, nhưng nó có thể cung cấp vô số cách để phân tích thị trường.

Cùng với đó, nó sẽ cung cấp cho bạn vô số cách để tin rằng luôn có điều gì đó cần học hỏi thêm để có thể hiểu đầy đủ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nhưng đây là tin sốc dành cho bạn: Chẳng có số lượng phân tích nào có thể đảm bảo kết quả cho giao dịch tiếp theo của bạn.

Một số ICT/ SMC trader đã giao dịch thành công và tin tưởng vào ICT đều thường nói về việc làm sao để giữ cho mọi thứ thật đơn giản và cách bạn không cần phải phụ thuộc vào bộ công cụ của họ để thành công.

Thi-truong-khong-sai-ICT-khong-sai-trader-moi-sai-TraderViet3.png

Tôi thấy những trader nói chuyện cởi mở về việc ICT có nhiều điều hay ho mà họ chưa tiết lộ như thế nào và họ nóng lòng chờ đợi nhiều thứ nữa sẽ xuất hiện.

Mặc dù điều đó nghe có vẻ thú vị, nhưng tất cả những gì bạn phải hiểu là: đó chỉ là một cách để thu hút sự quan tâm.

"Ồ, nhưng những thứ họ dạy về ICT không hề tốn phí.", bạn có thể nghĩ như vậy.

Nhưng tôi thực sự tin rằng điều đó còn tồi tệ hơn - dù họ không lấy phí, nhưng họ đã lấy đi THỜI GIAN và SỰ CHÚ Ý của bạn. Đó là loại tiền đắt nhất và đáng mơ ước nhất hiện có.


2. Hiểu thị trường/ thuật toán


Theo hiểu biết của tôi thì những gì ICT trader được biết đến và ngưỡng mộ chính là tính chính xác của họ.

"Chính xác đến từng pip".

Tuy nhiên, điều mà hầu hết "học viên" SMC bỏ lỡ chính là ý tưởng rằng: Trading không phải là trò chơi phân tích, mà là trò chơi của con người và tâm lý.

Thi-truong-khong-sai-ICT-khong-sai-trader-moi-sai-TraderViet4.jpeg

Do đó, cho dù bạn có hiểu thị trường, hay có giải nén được thuật toán, thì tất cả đều vô nghĩa. Bạn không cần phải biết những gì xảy ra tiếp theo để kiếm được tiền!

Bạn càng sớm thiết lập kỳ vọng phù hợp với thị trường và suy nghĩ theo xác suất thì càng tốt.

Hãy vứt bỏ nhu cầu được đúng của bạn đi.

Hãy bứt bỏ nhu cầu thấu hiểu mọi động thái của thị trường đi.

Đó là một trận chiến mà bạn được thiết lập để thua. Tin tôi đi, tê liệt phân tích là có thật!

Bây giờ, tôi có đang chỉ tay và quy trách nhiệm cho ICT không?

Không!

Thi-truong-khong-sai-ICT-khong-sai-trader-moi-sai-TraderViet5.png

Tôi đã dành nhiều năm trong cái "lỗ thỏ" này và tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của mình.

Buồn cười là, tôi vẫn khuyên mọi người nên tham khảo tài liệu của những ICT trader - nhưng hãy tuân thủ những điều cơ bản tuyệt đối.

Khi bạn đã có một vài khái niệm trong tay đủ để xây dựng một kế hoạch giao dịch, hãy làm theo kế hoạch sau:
  1. Ghi nhật ký cho mọi thứ (các giao dịch cùng với suy nghĩ và cảm xúc)
  2. Kiên định với kế hoạch 3-6 tháng
  3. Đánh giá lại kế hoạch
  4. Tinh chỉnh kế hoạch
  5. Lặp lại chu trình thêm 3 tháng nữa
Hãy lặp lại kế hoạch này trong hơn 1 năm và giao dịch của bạn sẽ bắt đầu chuyển đổi.


Trong quá trình xem xét, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
  • Liệu tôi có thể làm gì để giảm thiểu quy mô thua lỗ/ tôi có thể loại bỏ một vài trade thua trong số chúng không?
  • Tôi có thể làm gì để làm cho trade thắng của mình lớn hơn/ thực hiện được nhiều hơn?
  • Tôi đã thấy những cảm xúc gì và nó chỉ ra vấn đề tiềm ẩn nào?
Để điều chỉnh những gì bạn đang làm cho phù hợp với tính cách tự nhiên của mình, khi điều chỉnh kế hoạch, hãy đưa ra các kịch bản "Điều gì sẽ xảy ra nếu?" và tự hỏi bản thân kết quả nào sẽ gây ra nhiều đau đớn hơn.

Khi mọi việc đã đâu vào đấy, thì bạn sẽ hiểu rằng, chén thánh để đạt được thành công trong trading của bạn không nằm ở khả năng phân tích hay khám phá ra điều mới mẻ tiếp theo, mà nằm ở cuốn nhật ký giao dịch của bạn!

Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin trích 1 vài đoạn trong Trading zone của Mark Douglas:

Nếu mục tiêu của bạn là trade chuyên nghiệp và thắng đều đặn, thì bạn phải tự khẳng định với mình rằng: giải pháp nằm trong chính bạn chứ không nằm trong thị trường.

Người lạc quan vui vẻ, họ chẳng cần bất kì điều kiện gì để mới có thể vui. Họ vui vẻ vì bản chất họ vui vẻ.

Phải chăng, mục đích của tác giả, của bài viết, muốn nhấn mạnh về yếu tố nội tại bản thân nhà giao dịch. Chứ không phải phương pháp. Là vì sao, trên khắp thể giới này, chắc phải có đến ngàn, vạn phương pháp. Nhưng tại sao, cũng phương pháp đó, lại có kẻ thắng, người bại. Và khi giao dịch thua lỗ (trong dài hạn), người ta thay vì quán chiếu, soi lại bản thân, lại đi tìm các phương pháp mới, hoặc tối ưu, tuyệt đối hóa, hoàn hảo hóa hệ thống giao dịch của mình.

Dòng bình luận này, sẽ không đi sâu vào sự cần thiết của 1 hệ thống tốt (nên nhờ là 1 hệ thống tốt nhé, không phải 1 hệ thống hoàn hảo tuyệt đối), cũng không đi sâu vào sự cần thiết, quan trọng của quản lý vốn. Về mức độ quan trọng của 3 trụ cột: (1) Hệ thống giao dịch (2) Quản lý vốn; (3) Quản lý cảm xúc. Đã có rất nhiều tranh luận về tỷ lệ. Một số clip trên Traderviet (giọng đọc Tùng Anh), hệ thống chiếm khoảng 20%; quản lý vốn chiếm khoảng 30%, quản lý cảm xúc chiếm khoảng 50%. Một số anh em trader khác thì lại phản bác, cho rằng, nếu vậy thì BOT sẽ tuyệt đối thắng à....

Cá nhân tôi thì luôn đề cao và chú trọng cả 3 trụ cột này, đều cần thiết như nhau. Một trụ cột bị lỗi thì nó không vận hành được. Giống như 3 kim đồng hồ: Kim giờ, Kim phút, Kim giây. Kim nào cũng quan trọng, không vướng kẹt vào việc so sánh.

Một vài dòng comment, không đầu, không cuối. Anh em cùng đọc.
 
Xin trích 1 vài đoạn trong Trading zone của Mark Douglas:

Nếu mục tiêu của bạn là trade chuyên nghiệp và thắng đều đặn, thì bạn phải tự khẳng định với mình rằng: giải pháp nằm trong chính bạn chứ không nằm trong thị trường.

Người lạc quan vui vẻ, họ chẳng cần bất kì điều kiện gì để mới có thể vui. Họ vui vẻ vì bản chất họ vui vẻ.

Phải chăng, mục đích của tác giả, của bài viết, muốn nhấn mạnh về yếu tố nội tại bản thân nhà giao dịch. Chứ không phải phương pháp. Là vì sao, trên khắp thể giới này, chắc phải có đến ngàn, vạn phương pháp. Nhưng tại sao, cũng phương pháp đó, lại có kẻ thắng, người bại. Và khi giao dịch thua lỗ (trong dài hạn), người ta thay vì quán chiếu, soi lại bản thân, lại đi tìm các phương pháp mới, hoặc tối ưu, tuyệt đối hóa, hoàn hảo hóa hệ thống giao dịch của mình.

Dòng bình luận này, sẽ không đi sâu vào sự cần thiết của 1 hệ thống tốt (nên nhờ là 1 hệ thống tốt nhé, không phải 1 hệ thống hoàn hảo tuyệt đối), cũng không đi sâu vào sự cần thiết, quan trọng của quản lý vốn. Về mức độ quan trọng của 3 trụ cột: (1) Hệ thống giao dịch (2) Quản lý vốn; (3) Quản lý cảm xúc. Đã có rất nhiều tranh luận về tỷ lệ. Một số clip trên Traderviet (giọng đọc Tùng Anh), hệ thống chiếm khoảng 20%; quản lý vốn chiếm khoảng 30%, quản lý cảm xúc chiếm khoảng 50%. Một số anh em trader khác thì lại phản bác, cho rằng, nếu vậy thì BOT sẽ tuyệt đối thắng à....

Cá nhân tôi thì luôn đề cao và chú trọng cả 3 trụ cột này, đều cần thiết như nhau. Một trụ cột bị lỗi thì nó không vận hành được. Giống như 3 kim đồng hồ: Kim giờ, Kim phút, Kim giây. Kim nào cũng quan trọng, không vướng kẹt vào việc so sánh.

Một vài dòng comment, không đầu, không cuối. Anh em cùng đọc.
đóng góp 1 tý:
Nếu nhìn sâu theo luận điểm 1 chiếc đồng hồ cần phải có kim giờ, kim phút, kim giây thì độ dài ngắn, độ di chuyển từng kim trên cùng khoảng thời gian khác nhau và sự cần thiết của từng kim nó chính là tỉ lệ vàng mà chúng ta tự phải cân nhắc trong nội tại bản thân và trong quy luật cuộc sống.
Ví như kim giờ không thể dài hơn kim phút, kim giây thì có hay không tùy thuộc vào loại đồng hồ.
 
Bản thân mình dùng SMC và sau này là ICT tương đối lâu nên cũng có thể tạm gọi là có kiến thức cơ bản về nó.
Phương pháp này không phải là chén thánh mới sau khi bạn đã thất bại ở các phương pháp khác như dùng indicators, thực chất nó có phù hợp với cá nhân trader hay không mới là quan trọng. Nếu hy vọng bản thân pp này sẽ giải quyết tất cả các vấn đề thì không đúng đâu.
Sau nhiều quan sát mình sử dụng nó theo cách dùng timeframe lớn như M15 để xác định các điểm đảo chiều tiềm năng cho khung giao dịch là M1, biết đến đấy nhưng có vào lệnh được không lại là chuyện khác, vào được lệnh nhưng cuối cùng có miếng nào không?
Ngoài ra SMC và ICT cũng chả để làm gì nếu không có các kiến thức bổ sung về đặc tính của cặp tiền và một thứ quan trọng nữa là thời gian (sessions), không nên giao dịch phiên á, nên chộp ngay vào lúc 14h00-14h15, giữ đến tầm 15h00-15h30, đến 17h-18h hay đảo chiều hoặc sideway rồi đến 19h giật ngược lại.
SMC dùng tốt đối với các cặp có tính thanh khoản mạnh, có sóng đẩy sóng hồi mới giao dịch được, tránh các cặp tương đồng nhau trong cùng khu vực kinh tế như AUDNZD, EURGBP, GBPCHF...
Nếu có cùng entry vào lệnh giữa EURUSD và GBPUSD thì nên ưu tiên GBPUSD vì cùng pip value là $10/pip nhưng GU đi mạnh hơn nên sẽ có lợi nhuận tốt hơn hoặc commission ít hơn. Nên theo dõi 3 cặp EURUSD, GBPUSD, USDCHF để tăng cơ hội vào lệnh.
ICT dùng giao dịch vàng lại tốt hơn dùng SMC, SMC giao dịch các cặp tiền chính thì tốt hơn ICT mặc dù nhìn thấy kèo thì cứ vào thôi.
Kiến thức về SMC khá nhiều nên tương đối khó hấp thụ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,568 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 215 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,129 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên