Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường: Động lượng và Cảm tính thị trường!

Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường: Động lượng và Cảm tính thị trường!

Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường: Động lượng và Cảm tính thị trường!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,341
Xin chào toàn thể anh em,

Trong bài viết trước, mình có lược dịch một bài viết về ''không gian 4 chiều'' của phân tích thị trường và nó có đề cập đến hai chiều là "Giá" và "Thời gian". Hôm nay, chúng ta cùng nhau đến với 2 "chiều" tiếp theo đó chính là "Động lượng" và "Cảm tính thị trường". Hy vọng sau khi tìm hiểu hết về "4 chiều" này, anh em sẽ có được một bức tranh toàn cảnh rõ nét hơn về thị trường mình đang giao dịch:

Chiều động lượng


Phương pháp đầu tiên để xác định động lượng của thị trường xuất phát từ Lý thuyết Dow được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Chúng ta có thể lấy ví dụ với Chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones và Chỉ số Trung bình đường sắt Dow Jones (hiện được gọi là Trung bình vận tải Dow Jones), một đỉnh/đáy của thị trường có thể được hình thành khi hai chỉ số trên bắt đầu phân kỳ, di chuyển ngược hướng với nhau. Khái niệm tương tự có thể được áp dụng cho các thị trường và chỉ số chứng khoán khác.

Trong thị trường kim loại quý, sự phân kỳ giữa giá Vàng và Bạc có thể cung cấp manh mối cho chúng ta về sự thay đổi của xu hướng thị trường. Cũng tương tự như giá dầu thô và dầu đốt. Với chứng khoán, đó là sự phân kỳ giữa các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ với chỉ số chứng khoán của các quốc gia khác. Hoặc trong nội bộ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, phân kỳ có thể được tìm thấy giữa các chỉ số thị trường chứng khoán chính và các nhóm ngành khác nhau. Tất cả những điều trên đều có thể sử dụng để đo lường động lượng của thị trường và cho chúng ta thông tin về những ''vùng xoay'' tiềm năng!

Một cách khác để xác định động lượng đó là sử dụng các chỉ báo đo lường sức mạnh nội bộ. Danh sách hàng ngày cung cấp thông tin về các cổ phiếu tạo mức đỉnh/đáy trong vòng 52 tuần có thể giúp ích rất nhiều cho việc khám phá đỉnh/đáy tiềm năng của thị trường chứng khoán.

Phương pháp thứ ba để đo lường động lượng thị trường xuất hiện dưới dạng các bộ chỉ báo dao động. Ba chỉ báo được sử dụng rộng rãi nhất là Stochastic, MACD và RSI.

upload_2020-3-19_11-15-6.png

Hãy quan sát ví dụ với biểu đồ Daily của chỉ số SPX từ 3/2/2015 đến 3/1/2016 trong hình phía trên. Nếu chỉ sử dụng “chiều” thứ nhất, là “chiều giá”, chúng ta nhận thấy có 3 sự phá vỡ xuống khỏi 3 vùng hợp nhất, và chắc chắn là chúng ta sẽ bán xuống trong cả 3 trường hợp này. Tuy nhiên, Khi thêm “Chiều động lượng” vào, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt.

Trong hai lần phá vỡ trước, chỉ báo dao động đều năm ở vùng trung tính và sự phá vỡ khỏi vùng trung tính đó cho chúng ta thấy rõ xu hướng thị trường sẽ thiên về giảm. Và hành động bán trong bối cảnh này là hợp lý.

Cũng là 1 sự phá vỡ xuống xảy ra vào tháng 1 năm 2016 nhưng lúc này các chỉ báo dao động đang nằm gần hoặc đi vào vùng quá bán, đồng thời tín hiệu phân kỳ cho thấy xu hướng giảm có thể kết thúc nhanh chóng. Lúc này thay vì tiếp tục bán xuống, chúng ta bắt đầu thực hiện đóng dần các vị thế bán, và chờ cho một sự đảo chiều thực sự diễn ra. Rõ ràng, cũng là phá vỡ, nhưng khi gắn thêm một “chiều” khác vào, chúng ta sẽ có được một bức tranh rõ ràng hơn về thị trường.

Stochastic thường là bộ dao động nhạy nhất và thường đưa ra những dấu hiệu đầu tiên của việc tiệm cận các đỉnh/đáy, đôi khi nó cũng cung cấp những tín hiệu phân kỳ tăng/giảm. Chỉ báo RSI và MACD là những chỉ báo tốt nhất để tìm kiếm các dấu hiệu phân kỳ tăng/giảm, đặc biệt là với MACD histogram. Trong khi đó, đường trung tâm của chỉ báo MACD lại đưa ra xác nhận về một sự đảo chiều, rất nhanh ngay sau khi đáy/đỉnh được hình thành.

Một công cụ khác lấy từ chiều “giá” có thể được sử dụng để xác nhận sự đảo chiều là Dải Bollinger. Tuy nhiên, kỹ thuật này phải được sử dụng cùng với các bộ dao động khác. Việc giá phá vỡ khỏi các dải trên/dưới của Bollinger Bands có cho dấu hiệu về việc chúng ta đang nằm giữa một động thái tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

Chiều cảm tính thị trường


Chiều cảm tính thị trường sẽ là yếu tố xác định các điểm xoay chính trong trung và dài hạn. Sự quá độ trong cảm tính thị trường thường chỉ ra sự “chín muồi” và dễ dẫn đến một sự đảo chiều.

Công cụ đo lường cảm tính thị trường có ba dạng: khảo sát cảm tính, bằng chứng ngẫu nhiên và tỷ lệ Put/Call

Các khảo sát về cảm tính thị trường thường được thực hiện bởi các công ty như Market Vane Corporation, tổng hợp số lượng đồng thuận tăng bằng cách theo dõi các khuyến nghị mua và bán của các cố vấn thị trường hàng đầu và cố vấn giao dịch hàng hóa. Chỉ số phần trăm cao cho thấy một thị trường đang tiệm cận mức đỉnh và tỷ lệ phần trăm thấp gợi ý về việc thị trường đang tiệm cận đáy.

Bằng chứng ngẫu nhiên có thể đến từ nhiều nguồn truyền thông khác nhau, đặc biệt là các phương tiện truyền thông “phi tài chính” (Báo, đài, các tin tức thời sự từ chính phủ,…). Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng loại bằng chứng này thường không đóng vai trò trong việc ra quyết định giao dịch mà nó thường được sử dụng cùng với các công cụ đo lường cảm tính khác hoặc các “chiều” khác để ra các quyết định hậu giao dịch .

Tỷ lệ Put/Call có thể có hiệu quả trong việc xác định các điểm xoay. Trên biểu đồ tỷ lệ Put/Call hàng tuần được CBOE cung cấp trong hình minh họa phía dưới, bạn có thể đọc vị được sự phân kỳ của cảm tính thị trường.

upload_2020-3-19_11-15-36.png


Đầu tiên, hãy để ý đến sự phân kỳ giữa tỷ lệ Put/Call vào 8 và tháng 10 năm 2011, việc số hợp đồng Put (quyền chọn bán) trong tháng 10 vẫn gia tăng nhưng sụt giảm so với số hợp đồng trong tháng 8 thể hiện qua tỷ lệ Put/Call đánh dấu một sự đảo chiều tiềm năng trong cảm tính thị trường – nhà đầu tư đã giảm số lượng quyền chọn bán và bắt đầu đặt cược vào các quyền chọn mua nhiều hơn .

Chúng ta hãy quan sát thêm một sự phân kỳ khác xuất hiện vào đầu năm 2016. Chúng ta nhận thấy có một suy suy giảm số lượng hợp đồng quyền chọn Bán, đây là một dấu hiệu cảnh báo cho cảm tính thị trường đã chuyển dịch sang phe Mua và có ít người muốn sử dụng một hợp đồng Quyền chọn Bán lúc này.

upload_2020-3-19_11-15-48.png


Một khía cạnh thú vị khác đó là sự gia tăng số lượng hợp đồng quyền chọn Mua vào đầu tháng 1 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015 - thể hiện bằng việc tỷ lệ Put/Call ratio đang tạo các đáy tăng cao hơn. Trong giai đoạn này, SPX đã đảo chiều sang tăng. Có lẽ một số tay to đang thực hiện phòng hộ cho các hợp đồng quyền chọn bán của mình.

Nhìn xa hơn “giá”


Bất kể thị trường nào bạn giao dịch, bạn bắt buộc bạn phải nhìn xa hơn thay vì chỉ là một chiều. Không có hệ thống giao dịch nào là hoàn hảo, tổn thất sẽ luôn xảy ra, nhưng chúng sẽ xảy ra ít hơn và với tần suất bé hơn tỷ lệ nghịch với kiến thức thị trường của bạn. Nếu bạn đang giao dịch chỉ với một chiều, đó là chiều "giá", hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các chiều “thời gian”, “động lượng” và “cảm tính thị trường”. Bài viết này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có rất nhiều thông tin để bạn có thể chắt lọc.

Đôi khi các tín hiệu đến từ bốn chiều này sẽ yếu hoặc vừa phải. Đôi khi, một hoặc hai lần một năm, các tín hiệu mạnh mẽ sẽ phát ra từ cả bốn chiều. Đáy SPX vào tháng 2 năm 2016 là một trong những ví dụ:
  • Động lượng: Phân kỳ tăng đến từ ba chỉ báo dao động.
  • Cảm tính thị trường: Phân kỳ tăng đến từ tỷ lệ Put/Call (Số lượng hợp đồng quyền chọn bán giảm so với quyền chọn mua)
  • Thời gian: Chu kỳ tăng giá theo mùa đối với chứng khoán Mỹ từ Tháng Hai đến Tháng Năm.
  • Giá: Phá vỡ khỏi mô hình Hai đáy trong xu hướng tăng chính.
Và kết quả, SPX đã tăng 58% trong gần hai năm. Thị trường là một dấu hỏi lớn, và bạn không thể giải đáp được câu hỏi đó, trừ khi bạn có tất cả các mảnh ghép. Nghiên cứu bốn “Chiều” trên của thị trường có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm thấy những mảnh ghép đó.

Okay, trên đây là toàn bộ bài viết của tác giả Mark Rivest đăng trên tạp chí Nguyệt san Stocks And Commodities. Mình đã tìm thấy có 1-2 bài đăng đề cập đến từng chiều cụ thể trong bài viết này. Mình cũng chưa đọc, nhưng nếu thấy hay mình sẽ post lên đây để anh em cùng tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ những trader lão làng! Anh em nhớ đặt gạch nhé!
Mạc An,

Nguồn: Mark Rivest - Stocks And Commodities
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
1. "chỉ báo đo lường sức mạnh nội bộ" là chỉ báo gì hả bác?
2. "Danh sách đỉnh/đáy trong 52 tuần" xem ở đâu được hả bác?

"Một cách khác để xác định động lượng đó là sử dụng các chỉ báo đo lường sức mạnh nội bộ. Danh sách hàng ngày cung cấp thông tin về các cổ phiếu tạo mức đỉnh/đáy trong vòng 52 tuần có thể giúp ích rất nhiều cho việc khám phá đỉnh/đáy tiềm năng của thị trường chứng khoán."
 
1. "chỉ báo đo lường sức mạnh nội bộ" là chỉ báo gì hả bác?
2. "Danh sách đỉnh/đáy trong 52 tuần" xem ở đâu được hả bác?

"Một cách khác để xác định động lượng đó là sử dụng các chỉ báo đo lường sức mạnh nội bộ. Danh sách hàng ngày cung cấp thông tin về các cổ phiếu tạo mức đỉnh/đáy trong vòng 52 tuần có thể giúp ích rất nhiều cho việc khám phá đỉnh/đáy tiềm năng của thị trường chứng khoán."

https://www.investopedia.com/terms/1/52weekhighlow.asp nó như là 1 chỉ báo luôn bác
https://www.moneycontrol.com/stocks/marketstats/nselow/index.php
trên này có list 52 week high/low. Nó thường được các chứng sỹ dùng nhiều, fx thường không xài chỉ báo này
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 771 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 2 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 90 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 97 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,965 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên