Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường!

Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường!

Tìm hiểu về không gian 4 chiều trong phân tích thị trường!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
Các nhà giao dịch thường có cảm giác như mình đang bị mắc kẹt trong một thế giới hai hoặc đôi khi chỉ một chiều. Họ có thể sử dụng chiều của giá và động lượng nhưng lại bỏ qua các yếu tố đến từ chiều thời gian và cảm tính thị trường. Thực tế, thị trường hoạt động đồng thời ở cả bốn chiều và mỗi chiều cần phải được phân tích một cách chi tiết để tối đa hóa lợi nhuận.

1. Chiều thứ 1 - Giá:


Tất cả các nhà giao dịch, bất kể họ đang giao dịch ở thị trường nào, đều đặt yếu tố giá lên hàng đầu. Đáng buồn thay, khá nhiều nhà giao dịch chỉ tập trung vào giá, khiến cho họ giống như bị “cận thị” về bức tranh tổng thể. Giá bao gồm hai yếu tố chính là Mô hình biểu đồhỗ trợ / kháng cự (Ngày nay chúng ta xuất hiện các mô hình giá khác, nhưng điều mà tôi muốn đề cập đến là các công cụ cổ điển). Các công cụ để phân tích các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự có thể là Fibonacci, đường trung bình và đường xu hướng.

Hai loại mô hình giá chính là sóng Elliott và các mô hình biểu đồ tiêu chuẩn như đầu & vai, hay đáy, big W,…. Dù bạn sử dụng mô hình nào, việc xác định hỗ trợ / kháng cự là phổ biến. Tỷ lệ Fibonacci là một cách tiếp cận chính xác nhất trong việc xác định bước ngoặt thị trường. Nó là một phần chính của lý thuyết sóng Elliott nhưng có thể được sử dụng với bất kỳ mô hình nào.

Ngay sau khi phát triển lý thuyết sóng mang tên mình, R.N. Elliott đã giới thiệu thêm về tỷ lệ của dãy số Fibonacci. Tỷ lệ Fibonacci có thể được sử dụng để xác định các bước ngoặt thị trường bằng phép hồi quy hoặc phép chiếu. Một số tỷ lệ Fibonacci chính là 0,236, 0,382, 0,50, 0,618, 1,00, 1,382 và 1,618. Các tỷ lệ có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào từ biểu đồ một phút đến biểu đồ kéo dài vài “thập kỷ”. Tỷ lệ Fibonacci giống như nam châm/điện trở. Giá bị hút về phía chúng và sau đó lại bị đẩy ra. Tỷ lệ thoái lui/mở rộng phổ biến nhất là 100%, đại diện cho sự bình đẳng. Các nhà giao dịch trong ngày có lẽ đã quen thuộc với hiện tượng này. Một đáy được tạo ra, giá tăng, quay trở lại test đáy, và sau đó tăng trở lại. Sự suy giảm bằng với sự phục hồi, cho chúng ta tỷ lệ 1/1. Tỷ lệ thoái lui/mở rộng phổ biến tiếp theo là 0,618, được gọi là tỷ lệ vàng.

upload_2020-3-16_20-14-46.png

Chúng ta hãy quan sát biểu đồ ngày của chỉ số S&P 500 (SPX) trong Hình trên. Từ Năm 2011 đến 2013, có ba lần giá được hỗ trợ tại mức Fibonacci 0,618. Lần đầu tiên (màu đỏ), diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2011. Giá phục hồi từ đáy 1074,77 lên tới đỉnh 1292,66 là một khoảng có giá trị 217,89 điểm, chúng ta nhân nó với 0,618 sẽ được 134,65. Khi bạn lấy 1292.66 trừ đi 134,65, chúng ta sẽ được kết quả 1158,01. Đáy thực tế là 1156.66. Hãy lưu ý rằng những điều này xảy ra với một mức tương đối, không phải luôn luôn chính xác.

Tương tự, chúng ta có thêm hai lần giá chạm tới vùng Fibonacci 0.618 vào tháng 6 và tháng 11 Năm 2012.

2. Chiều thứ 2 - Thời gian:


Có một số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu về chu kỳ thời gian. Gần như mọi thị trường đều có những mô hình theo chiều rộng. Ví dụ, Dầu thô thường tăng từ tháng 2 đến tháng 5. Một phương pháp kỹ thuật khác sử dụng chu kỳ để ước lượng đáy của thị trường. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy sự xuất hiện của đáy thị trường cứ sau bốn tuần.

Thật không may, tại một thời điểm nào đó, tính chu kỳ mất dần. Một số nghiên cứu sử dụng các sự kiện thiên văn như full/new moon (dịch nôm na là mặt trăng tròn và khuyết) và nhật thực/nguyệt thực để timing thị trường.

Một cách hấp dẫn khác để timing thị trường là dựa vào dãy Fibonacci. R.N. Elliott đã khám phá ra rằng các thị trường có thể có được timing bằng “chuỗi chu kỳ thời gian Fibonacci”. Trình tự là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, đến vô cùng. Ví dụ, ông thấy rằng thị trường gấu từ năm 1929 đến 1932 là 34 tháng và 1932 đến 1937 là 05 năm. Phương pháp này có thể được sử dụng trên bất kỳ quy mô thời gian nào từ vài phút đến vài thập kỷ và có thể được áp dụng cho bất kỳ thị trường nào. Còn có một kỹ thuật khác sử dụng tỷ lệ thời gian Fibonacci. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào “chuỗi chu kỳ thời gian Fibonacci”.

upload_2020-3-16_20-15-16.png


Chúng ta cùng quan sát biểu đồ Ngày của chỉ số SPX từ Ngày 24/24/15 đến 9/9/16 được hiển thị trong hình phía trên. Vào giữa năm 2016, SPX đã có một sự chính xác đáng kinh ngạc về “chuỗi chu kỳ thời gian Fibonacci”. Nếu bạn thêm 21 ngày vào ngày SPX tạo đỉnh - ngày 20 tháng 4, chúng ta có mục tiêu là ngày 19 tháng 5, đó là đáy SPX. Nếu bạn thêm 13 ngày giao dịch vào đáy ngày 19 tháng 5, chúng ta được ngày 8 tháng 6 – là đỉnh của SPX. Nếu bạn thêm 13 ngày giao dịch vào đỉnh ngày 8 tháng 6 của SPX, chúng ta sẽ có ngày 27 tháng 6, là ngày SPX tạo đáy. Tôi đã từng dự dự báo lần lượt các đỉnh đáy này trong bài viết vào ngày 24 tháng 6 năm 2016 của mình tại tạp chí Stocks and Commodities, bạn đọc có thể tìm đọc lại.

Bước ngoặt tiếp theo là ngoạn mục hơn tất cả, vì nó liên quan đến không chỉ một mà là hai “chuỗi chu kỳ thời gian Fibonacci”. Thêm 34 ngày giao dịch kể từ ngày 27 tháng 6 cho chúng ta ngày 15 tháng 8. Ngoài ra, thêm 144 ngày giao dịch vào đáy xuất hiện vào ngày 20 tháng 1 cũng cho chúng ta mục tiêu là ngày 15 tháng 8! Đây chính là đỉnh của SPX trong năm 2016.

Tính toán bước giá tăng từ ngày 11 tháng 2 năm 2016 đến ngày 8 tháng 6 năm 2016 chúng ta sẽ có kết quả là 310,45 điểm, đem nhân kết quả tính được với 0,618 chúng ta được 191,86. Cộng 191,86 vào đáy được tạo lập vào ngày 27 tháng 6 tại 1991,68 chúng ta được mục tiêu cho SPX là 2183,54. Đỉnh thực tế vào ngày 15 tháng 8 là 2193,81.

Thậm chí chúng ta có nhiều bằng chứng hơn về đỉnh tiềm năng cho chỉ số SPX khi sử dụng “chiều động lượng”. Có sự phân kỳ giảm của RSI được hình thành vào ngày 15 tháng 8 (đường kẻ đỏ). Đỉnh được hình thành vào giữa Tháng 8 kéo theo một sự điều chỉnh cho đến đầu tháng 11.

Với bài viết hôm nay, mình xin giới thiệu 2 “Chiều” đầu tiên của thị trường đó là “Giá” và “Thời gian”. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chiều ''cảm tính thị trường'' và chiều ''động lượng'' và chắc chắn sẽ có thêm những bài viết đi sâu hơn vào mỗi ''chiều''.

Đây là những bài viết được lược dịch từ tạp chí "Stocks and Commodities'', một tạp chí lâu đời và rất uy tín. Những Editor trên tạp chí hầu hết là những Freelancer và là những nhà giao dịch thành công như T.Bulkowski hay J.Bollinger. Rất mong nhận được sự ủng hộ đến từ anh em!

Nguồn: Tạp chí Stocks and Commodities
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Lão Mạc nay bắt con vàng quá chuẩn xác nhận đã lên trình...sắp tới khả năng thấu thị chiều không gian thứ 3
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên