Trader chúng ta có tạo ra giá trị cho xã hội không?

Trader chúng ta có tạo ra giá trị cho xã hội không?

Trader chúng ta có tạo ra giá trị cho xã hội không?
Trading là công việc rất đặc biệt và có lẽ là công việc duy nhất trên thế giới mà người ta kiếm tiền nhưng không cần tạo ra bất cứ giá trị gì. Ví dụ bác sĩ bằng kỹ năng khám chữa bệnh của mình để cứu sống bệnh nhân là một loại giá trị (tinh thần), thương nhân bằng tài năng của mình tạo ra nhiều sản phẩm có ích là một loại giá trị (vật chất). Còn công việc trading của chúng ta thì sao? Trader chúng ta phân tích, phán đoán xu hướng, đặt lệnh, chốt lời, rút tiền, Ngọc Trinh :) (just kidding). Chúng ta không tạo ra điều gì tốt đẹp cả, vậy trading có phải là công việc xấu không?

Trader hay investor đều là biểu tượng lòng tham của loài người, và tham lam chính là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Hãy xem qua đoạn dưới đây khi Gordon Gekko nói về lòng tham.

Lòng tham biến con người ta thành kẻ xấu nhưng tham lam cũng tốt, vì tham lam nên mới tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng chỉ thế thôi thì không đủ. Lòng tham lúc này làm chúng ta lập lờ giữa 2 cán cân, là tội lỗi hay là động lực? Đâu là thời điểm ta nên dừng chân trong hành trình kiếm tìm sự tự do tài chính (500.000 $ hay 1 triệu hay 1 tỷ $ :)).

Và nếu bạn vẫn đang tiếp tục đọc, mình tin bạn có lẽ cũng có lúc bối rối vì thấy "có gì đó sai sai" khi tiếp tục công việc này. Dưới đây là những đúc kết của mình và mình tin ngoài sự tham lam, trading vẫn mang lại những giá trị rất khác:

1. Trading đem giá cả hàng hoá tới gần hơn với giá trị đích thực của nó.

Thay vì tin vào học thuyết thị trường tối ưu (nghĩa là giá cả của thị trường phản ánh đúng giá trị của sản phẩm trên thị trường), trader và các nhà đầu tư liên tục thực hiện các giao dịch mua bán để đưa giá cả đến đúng với giá trị thực sự của nó.

Một nhà đầu tư giá trị sẽ mua một loại tài sản nhận biết giá cả thị trường thấp hơn giá trị thực sự của nó, giúp cho giá tăng trở lại. Cũng như vậy, trader chúng ta sẽ được tưởng thưởng khi tuân theo hành vi của thị trường, đáp ứng đúng quy luật cung-cầu.

2. Giúp cho xã hội phân bổ đúng nguồn lực và của cải.


Các công ty cần tiền để mở rộng phạm vi hoạt động. Một trong những cách tăng vốn nhanh nhất là đưa công ty lên thị trường chứng khoán (IPO). Các nhà đầu tư khi thấy tiềm năng của công ty, có thể ra quyết định đầu tư tiền bạc của mình để công ty tăng trưởng, từ đó tạo ra lợi nhuận cho công ty và cho chính mình.

Điều này cũng đúng với các sản phẩm hàng hoá. Khi ngày càng có nhiều người chuyển đến sống ở thành thị thì thiếu hụt nhân lực làm nghề nông. Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp sẽ ngày càng tăng giá vì sự thiếu hụt mặt hàng gián tiếp từ sự co hẹp của lực lượng lao động. Trader và investor (nhà đầu tư) ngay khi nhận thấy giá cả có xu hướng tăng sẽ ra quyết định mua vào nhiều hơn. Giá cả ngày càng tăng sẽ thúc đẩy nông dân sản xuất thật nhiều sản phẩm nông nghiệp (vì ai mà chẳng muốn kiếm thật nhiều tiền), cho đến khi cung đáp ứng đủ cầu, giá sẽ bắt đầu ổn định trở lại (thị trường sideway).

3. Gia tăng thanh khoản thị trường.

Giá trên thị trường chỉ di chuyển khi có giao dịch được thực hiện và giao dịch chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý về mức giá giữa người bán và người mua. Trader và investor thông qua việc mua bán sẽ tạo ra cầu nối trung gian để các giao dịch được diễn ra liên tục.

Với một thị trường lớn có nhiều người bán và người mua, thị trường sẽ trở nên linh động giúp hình thành các con sóng lớn trên thị trường.

Gia tăng thanh khoản còn làm co hẹp sự khác biệt giữa giá bán và giá mua. Và đó là lý do tại sao trader nên chọn những thị trường lớn như forex thay vì chơi các thị trường nhỏ lẻ khác.

4. Cung cấp kế sinh nhai cho nền công nghiệp tài chính.

Nền công nghiệp tài chính ngày nay đang ngày càng trở nên phực tạp. Bạn hãy thử tưởng tượng từ thời Jesse Livermore đến nay, thị trường tài chính đã thay đổi nhiều như thế nào thì biết. Trader không cần phải tới sàn để giao dịch, chỉ cần ở nhà và laptop có kết nối internet là xong. Spread ngày càng nhỏ hơn và thị trường ngày càng phình to. Để đạt được điều đó, nền công nghiệp này phải cần chi phí rất lớn để vận hành hệ thống. Chính nhờ các khoản phí giao dịch từ trader và investor mà hệ thống này có thể phát triển và tồn tại.

5. Gián tiếp tạo ra hạnh phúc cho xã hội:

Nếu bạn là một trader thành công, bạn sẽ làm gì? Đừng nói với mình là đi gặp Ngọc Trinh mỗi ngày thôi nhé. Trading thành công, bạn sẽ không phải đi làm sáng tối (chẳn phải đó là lý do mà bạn bước vào thế giới này sao?), sẽ dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè. Đơn giản là chỉ cần bạn hạnh phúc, bạn cũng đã tạo ra giá trị cho xã hội rồi.

Trên đây là quan điểm cá nhân của mình, còn bạn thì sao? Bạn nghĩ trader có thể tạo ra giá trị gì cho xã hội?

Các bài viết cùng chủ đề:
Happy trading!
Mình cũng đã suy nghĩ rất nhiều vấn đề này khi bước vào forex cho đến khi đọc được bài viết. Ngoài các vấn đề bạn vừa nêu, theo mình trader còn tạo ra 1 giá trị nữa là mang ngoại tệ về cho đất nước..
 
Mình cũng đã suy nghĩ rất nhiều vấn đề này khi bước vào forex cho đến khi đọc được bài viết. Ngoài các vấn đề bạn vừa nêu, theo mình trader còn tạo ra 1 giá trị nữa là mang ngoại tệ về cho đất nước..
Các ông Trader trên TraderViet này toàn mang ngoại tệ đi giúp các nước khác không hà
 
Trading là công việc rất đặc biệt và có lẽ là công việc duy nhất trên thế giới mà người ta kiếm tiền nhưng không cần tạo ra bất cứ giá trị gì. Ví dụ bác sĩ bằng kỹ năng khám chữa bệnh của mình để cứu sống bệnh nhân là một loại giá trị (tinh thần), thương nhân bằng tài năng của mình tạo ra nhiều sản phẩm có ích là một loại giá trị (vật chất). Còn công việc trading của chúng ta thì sao? Trader chúng ta phân tích, phán đoán xu hướng, đặt lệnh, chốt lời, rút tiền, Ngọc Trinh :) (just kidding). Chúng ta không tạo ra điều gì tốt đẹp cả, vậy trading có phải là công việc xấu không?

Trader hay investor đều là biểu tượng lòng tham của loài người, và tham lam chính là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Hãy xem qua đoạn dưới đây khi Gordon Gekko nói về lòng tham.

Lòng tham biến con người ta thành kẻ xấu nhưng tham lam cũng tốt, vì tham lam nên mới tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng chỉ thế thôi thì không đủ. Lòng tham lúc này làm chúng ta lập lờ giữa 2 cán cân, là tội lỗi hay là động lực? Đâu là thời điểm ta nên dừng chân trong hành trình kiếm tìm sự tự do tài chính (500.000 $ hay 1 triệu hay 1 tỷ $ :)).

Và nếu bạn vẫn đang tiếp tục đọc, mình tin bạn có lẽ cũng có lúc bối rối vì thấy "có gì đó sai sai" khi tiếp tục công việc này. Dưới đây là những đúc kết của mình và mình tin ngoài sự tham lam, trading vẫn mang lại những giá trị rất khác:

1. Trading đem giá cả hàng hoá tới gần hơn với giá trị đích thực của nó.

Thay vì tin vào học thuyết thị trường tối ưu (nghĩa là giá cả của thị trường phản ánh đúng giá trị của sản phẩm trên thị trường), trader và các nhà đầu tư liên tục thực hiện các giao dịch mua bán để đưa giá cả đến đúng với giá trị thực sự của nó.

Một nhà đầu tư giá trị sẽ mua một loại tài sản nhận biết giá cả thị trường thấp hơn giá trị thực sự của nó, giúp cho giá tăng trở lại. Cũng như vậy, trader chúng ta sẽ được tưởng thưởng khi tuân theo hành vi của thị trường, đáp ứng đúng quy luật cung-cầu.

2. Giúp cho xã hội phân bổ đúng nguồn lực và của cải.


Các công ty cần tiền để mở rộng phạm vi hoạt động. Một trong những cách tăng vốn nhanh nhất là đưa công ty lên thị trường chứng khoán (IPO). Các nhà đầu tư khi thấy tiềm năng của công ty, có thể ra quyết định đầu tư tiền bạc của mình để công ty tăng trưởng, từ đó tạo ra lợi nhuận cho công ty và cho chính mình.

Điều này cũng đúng với các sản phẩm hàng hoá. Khi ngày càng có nhiều người chuyển đến sống ở thành thị thì thiếu hụt nhân lực làm nghề nông. Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp sẽ ngày càng tăng giá vì sự thiếu hụt mặt hàng gián tiếp từ sự co hẹp của lực lượng lao động. Trader và investor (nhà đầu tư) ngay khi nhận thấy giá cả có xu hướng tăng sẽ ra quyết định mua vào nhiều hơn. Giá cả ngày càng tăng sẽ thúc đẩy nông dân sản xuất thật nhiều sản phẩm nông nghiệp (vì ai mà chẳng muốn kiếm thật nhiều tiền), cho đến khi cung đáp ứng đủ cầu, giá sẽ bắt đầu ổn định trở lại (thị trường sideway).

3. Gia tăng thanh khoản thị trường.

Giá trên thị trường chỉ di chuyển khi có giao dịch được thực hiện và giao dịch chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý về mức giá giữa người bán và người mua. Trader và investor thông qua việc mua bán sẽ tạo ra cầu nối trung gian để các giao dịch được diễn ra liên tục.

Với một thị trường lớn có nhiều người bán và người mua, thị trường sẽ trở nên linh động giúp hình thành các con sóng lớn trên thị trường.

Gia tăng thanh khoản còn làm co hẹp sự khác biệt giữa giá bán và giá mua. Và đó là lý do tại sao trader nên chọn những thị trường lớn như forex thay vì chơi các thị trường nhỏ lẻ khác.

4. Cung cấp kế sinh nhai cho nền công nghiệp tài chính.

Nền công nghiệp tài chính ngày nay đang ngày càng trở nên phực tạp. Bạn hãy thử tưởng tượng từ thời Jesse Livermore đến nay, thị trường tài chính đã thay đổi nhiều như thế nào thì biết. Trader không cần phải tới sàn để giao dịch, chỉ cần ở nhà và laptop có kết nối internet là xong. Spread ngày càng nhỏ hơn và thị trường ngày càng phình to. Để đạt được điều đó, nền công nghiệp này phải cần chi phí rất lớn để vận hành hệ thống. Chính nhờ các khoản phí giao dịch từ trader và investor mà hệ thống này có thể phát triển và tồn tại.

5. Gián tiếp tạo ra hạnh phúc cho xã hội:

Nếu bạn là một trader thành công, bạn sẽ làm gì? Đừng nói với mình là đi gặp Ngọc Trinh mỗi ngày thôi nhé. Trading thành công, bạn sẽ không phải đi làm sáng tối (chẳn phải đó là lý do mà bạn bước vào thế giới này sao?), sẽ dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè. Đơn giản là chỉ cần bạn hạnh phúc, bạn cũng đã tạo ra giá trị cho xã hội rồi.

Trên đây là quan điểm cá nhân của mình, còn bạn thì sao? Bạn nghĩ trader có thể tạo ra giá trị gì cho xã hội?

Các bài viết cùng chủ đề:
Happy trading!
bổ sung 1 ý : Mỗi thói quen xấu, mỗi tư duy sai lầm như kiêu ngạo, nôn nóng, háo thắng.... thường sẽ khiến trader trả giá rất nhanh và nặng. Việc rèn luyện trong môi trường trading giúp trader trở nên thực tế hơn, dễ nhận ra điểm yếu của bản thân nên dễ thay đổi bản thân hơn người khác.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 15 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên