Ưu điểm, nhược điểm của Stoploss và những sai lầm có thể gặp phải khi sử dụng Stoploss

Ưu điểm, nhược điểm của Stoploss và những sai lầm có thể gặp phải khi sử dụng Stoploss

Ưu điểm, nhược điểm của Stoploss và những sai lầm có thể gặp phải khi sử dụng Stoploss

namthang

Editor
Trial mod
2,987
16,045
Hello cả nhà,

Stoploss (lệnh cắt lỗ) là một trong những công cụ giao dịch cực kỳ hữu ích và đóng 1 phần cực kỳ quan trọng trong chiến lược giao dịch của chúng ta. Tuy nhiên, nhân vô thập toàn và stoploss cũng không hoàn hảo. Nó có những ưu điểm cũng như nhược điểm, và chúng ta vẫn thường hay mắc phải một vài sai lầm khi sử dụng stoploss. Đâu là những ưu, nhược và sai lầm đó, mời anh em cùng tìm hiểu để khắc phục nhé:

1. Ưu điểm của lệnh cắt lỗ:


upload_2022-5-17_14-28-22.png

  • Cho phép bạn hạn chế thua lỗ: Bằng cách sử dụng lệnh cắt lỗ, bạn biết trước rủi ro của mình (trước khi mở một vị thế), đó là số tiền tối đa mà bạn có thể mất cho một giao dịch. Đây là cơ sở của quản lý tiền (quản lý rủi ro).
  • Không mất phí: Lệnh cắt lỗ là miễn phí và không có bất kỳ khoản hoa hồng nào mà bạn phải trả cho lệnh cắt lỗ. Cắt lỗ giống như bảo hiểm, nếu giao dịch của bạn thua lỗ, bạn sẽ thu hồi được một phần lớn tiền của mình (hay đúng hơn là một phần lớn vốn của bạn không bị rủi ro khi giao dịch). Với một lệnh cắt lỗ, khoản bảo hiểm này là miễn phí.
  • Giải phóng bản thân, giúp bạn làm việc khác: Bằng cách sử dụng lệnh cắt lỗ, bạn không phải liên tục theo dõi giao dịch của mình và không phải ngồi trước màn hình máy tính theo dõi sự biến đổi giá 24/24. Cắt lỗ cho phép bạn có thời gian rảnh ngay cả khi bạn đã mở vị thế. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không quan tâm, theo dõi giao dịch của mình. Hãy theo dõi nó định kỳ (theo 1 khoảng thời gian nhất định hoặc sử dụng chuông báo) để có thể thực hiện cắt lỗ bằng tay khi có một biến động giá bất lợi.
  • Không mất hết vốn: Trong một giao dịch, bạn không nên mạo hiểm nhiều hơn 2%-5% số vốn của mình. Thậm chí, đôi lúc rủi ro không nên vượt quá 1%. Khi cam kết thực hiện điều này một cách nghiêm túc, bạn sẽ chỉ mất tất cả vốn khi thua lỗ một chuỗi 100 giao dịch liên tiếp. Ngay cả với một chiến lược giao dịch tồi (hoặc vào lệnh ngẫu nhiên), bạn cũng không thể làm được điều đó. Sử dụng lệnh cắt lỗ sẽ giúp bạn giới hạn trước rủi ro của mình.
  • Cho phép bạn giữ được các khoản lợi nhuận của mình: Mọi người thường tâm niệm rằng lệnh cắt lỗ chỉ là một công cụ hạn chế thua lỗ. Tuy nhiên, lệnh cắt lỗ cũng giúp bạn có thể giữ các khoản lợi nhuận của mình hoặc xóa bỏ rủi ro trong giao dịch (khi dời lệnh lỗ theo giá). Đây là trường hợp bạn cắt lỗ sau khi giá chuyển động thuận lợi. Di chuyển lệnh dừng lỗ có thể là thủ công hoặc tự động. Di chuyển lệnh cắt lỗ có thể giúp bạn yên tâm gồng lời, từ đó đạt được các lệnh lời lớn!
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61939/

2. Nhược điểm của lệnh cắt lỗ:


upload_2022-5-17_14-28-39.png
  • Tăng số lượng giao dịch thua lỗ: Sử dụng lệnh cắt lỗ có thể làm cho các giao dịch của bạn thua lỗ ngay cả khi dự đoán về xu hướng của bạn là đúng. Bạn có thể dừng lỗ trước khi giá di chuyển đúng theo xu hướng (tại các đợt điều chỉnh của thị trường). Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận nó, vì thua lỗ là một phần của giao dịch. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét phương án để tránh hiện tượng này càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, ngay cả khi giao dịch thua nhiều hơn giao dịch thắng, bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận với chiến lược giao dịch của mình.
  • Khả năng trượt giá: Khi giá chạm đến mức cắt lỗ, lệnh này sẽ chuyển thành lệnh thị trường. Nếu tài sản biến động mạnh tại một thời điểm nào đó, bạn có thể là nạn nhân của trượt giá. Điều này đặc biệt xảy ra tại thời điểm các thông báo kinh tế quan trọng được công bố. Trượt giá là 1 điều bình thường, nhưng hiện tại đã có một số nhà môi giới hạn chế được điều này. Vì vậy, hãy chọn một nhà môi giới tốt.
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62087/

3. Các lỗi thường gặp khi đặt lệnh cắt lỗ:


upload_2022-5-17_14-29-51.png

  • Cắt lỗ quá gần: Điểm dừng lỗ không nên quá gần với giá vào lệnh, trừ khi bạn đang giao dịch scalping. Nếu bạn giao dịch theo kiểu swing, bạn cần đặt dừng lỗ "thoáng" hơn 1 chút. Giá thường sẽ không chạy theo một đường thẳng hướng về mục tiêu giá của bạn, giá sẽ thực hiện các đợt điều chỉnh. Tương tự, tại thời điểm mở một vị thế, giá có thể chuyển động ngược theo hướng vào lệnh của bạn một thời gian. Nếu đặt dừng lỗ quá gần, bạn có thể sẽ phải dừng lỗ trước khi đạt được mục đích.
  • Cắt lỗ quá xa: Mặt khác, không nên đặt lệnh cắt lỗ quá xa so với giá vào lệnh, để tránh bị dừng lỗ. Điều này cũng giống như việc không sử dụng lệnh cắt lỗ và hậu quả là bạn phải hứng chịu các khoản lỗ lớn, đồng thời lợi nhuận (nếu có) cũng không đủ để bù đắp các khoản lỗ lớn. Bạn phải chấp nhận thua cuộc để chiến thắng trên thị trường tài chính.
  • Cắt lỗ được xác định bởi quy mô vị thế: Mức dừng lỗ phải được xác định bởi hành động giá chứ không phải quy mô vị thế của bạn. Chính khoản lỗ tiềm năng dựa trên hành động giá sẽ xác định quy mô vị thế của bạn chứ không phải ngược lại! Đây là một phần thiết yếu của việc quản lý tiền bạc.
  • Quên tính đến mức chênh lệch bid/ask: Mức chênh lệch bid/ask sẽ do nhà môi giới cung cấp, tùy thuộc vào tính thanh khoản và tính biến động của tài sản. Khi đặt lệnh cắt lỗ, hãy nhớ tính đến mức chênh lệch này, bởi vì nó cũng là "chi phí giao dịch" mà bạn phải bỏ ra.
  • Đặt lệnh cắt lỗ ở các mức quan trọng: Các mức quan trọng đó có thể là kháng cự, hỗ trợ, mức số tròn hoặc điểm đỉnh/đáy. Tất nhiên, bạn phải đặt lệnh dừng lỗ của bạn dựa trên các mức này, nhưng hãy đặt trên hoặc dưới mức quan trọng này một chút (tính thêm cả mức chênh lệch bid/ask).
  • Dời lệnh cắt lỗ quá sớm: Mức cắt lỗ cần được xác định trước khi mở một vị thế và bạn không bao giờ được di chuyển lệnh cắt lỗ trừ khi có một biến động giá không thuận lợi hoặc thuận lợi, để giảm rủi ro hoặc để đảm bảo một khoản lợi nhuận của bạn khi giá đi đúng hướng.
Trên đây là những Ưu, Nhược và những Sai lầm cố hữu khi sử dụng SL, anh em hãy nghiên cứu và tìm cách khắc phục nhé! ;)

Nguồn: centralcharts.com​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên