Vì sao Trader không nên sử dụng phân tích đa khung thời gian để giao dịch?

Vì sao Trader không nên sử dụng phân tích đa khung thời gian để giao dịch?

Vì sao Trader không nên sử dụng phân tích đa khung thời gian để giao dịch?

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,619
Phân tích đa khung thời gian là kỹ năng giao dịch được nhiều Trader biết đến, nhưng nó có thực sự hiệu quả?

Trong thực tế, nhiều Trader sử dụng đa khung thời gian để trade khi các trend trên các khung thời gian đi cùng chiều với nhau, do đó sẽ tăng tỉ lệ thắng lệnh và tỉ lệ lời lỗ khi giao dịch. Lý thuyết thì có vẻ hợp lý, nhưng trong thực tế, bạn sẽ rất khó tìm được thời điểm các trend đều đi theo cùng một hướng, và do đó cơ hội vào lệnh của bạn cũng sẽ rất thấp.

Hãy xem qua ví dụ sau:
  • Nếu bạn có ý định vào lệnh mua trên khung H1 bởi vì H4 đang có xu hướng tăng, các khung thời gian của bạn có thể không đi cùng nhau. Thường thì khung H1 sẽ đi ngược hướng so với khung H4.
  • Nếu chart khung H4 đang breakout thoát khỏi vùng giá sideway, thường thì khung H1 đã có một xu hướng rất mạnh hình thành.
  • Một thị trường sideway trên khung daily hay H4, Trader vẫn có thể giao dịch theo trend trên khung H1.
vi-sao-trader-khong-nen-su-dung-phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-giao-dich-traderviet-1.png

Sự mâu thuẫn giữa chart daily và weekly ở thị trường Crude Oil (dầu thô)

Như bạn thấy đó, rất khó để có một lệnh giao dịch đi theo cùng một xu hướng trên tất cả các khung thời gian. Thông thường, các khung thời gian khác nhau sẽ có sự xung đột giữa các giai đoạn thị trường có trend hay sideway.



Mặc khác, khi sử dụng phương pháp đa khung thời gian, bạn buộc phải phân tích nhiều chart cùng lúc (trên cùng một loại sản phẩm tài chính) vì thế sẽ phức tạp hóa quá trình bạn phân tích. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng làm việc đa nhiệm rất khó đạt năng suất cao. Chúng ta không thể làm 2 việc cùng một lúc. Điều mà chúng ta thực sự đang làm thường là chuyển dịch sự tập trung, bạn tập trung và giải quyết vấn đề A sau đó mới có thể giải quyết vấn đề B và cứ tiếp tục như thế cho đến hoàn thành công việc.

Phân tích đa khung thời gian rất quan trọng nhưng bạn cần phải từ bỏ ý định đợi cho đến khi các trend đa khung thời gian cùng đi một hướng để bắt đầu trade. Bạn hãy thử bật chart và xem hành vi giá trên thị trường gần đây nhất sẽ thấy vấn đề này.

vi-sao-trader-khong-nen-su-dung-phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-giao-dich-traderviet-2.jpg

Để phân tích đa khung thời gian tốt hơn, bạn có thể tham khảo phương pháp phân tích chuyển đổi khung thời gian (timeframe-shifting).

Phương pháp phân tích chuyển đổi khung thời gian


Chuyển đổi khung thời gian có nghĩa là bạn nhận được các tín hiệu giao dịch khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của một con trend, tùy thuộc vào khung thời gian mà bạn quan sát.



Chuyển đổi từ khung thời gian thấp đến khung thời gian cao


Mình sẽ sử dụng chart AUDCAD với 3 khung lần lượt từ trái sang phải là H1, H4 và D1 để mô tả cách phân tích chuyển đổi khung thời gian.

vi-sao-trader-khong-nen-su-dung-phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-giao-dich-traderviet.png

Với các khung thời gian thấp như H1, tín hiệu giao dịch sẽ đến đầu tiên (vì nó nhanh nhất). Chúng ta sẽ có tín hiẹu bán trên AUDCAD tại vị trí số (1). Khi nhìn vào chart H4 trong suốt quá trình vào lệnh trên chart H1, thì chart H4 vẫn đang giao dịch tốt trên đường SMA 20 và xu hướng đảo chiều của H1 có vẻ như chỉ là một đợt giá hồi (pullback) trên chart H4. Sự đảo chiều của giá trên chart H1 thậm chí sẽ còn khó thấy hơn trên chart daily.

Đây cũng là lý do tại sao các tín hiệu trên khung H1 (hoặc bất kì khung thời gian thấp nào hơn nữa) sẽ có khả năng thua lỗ nhiều hơn so với chart ở khung thời gian lớn.

Sức mạnh của phương pháp chuyển đổi khung thời gian nằm ở tỉ lệ lời lỗ


Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà cách tiếp cận theo phương pháp chuyển đổi khung thời gian thực sự cho thấy sức mạnh của nó: nếu lệnh bán trên chart H1 thành công và giá giảm, bạn sẽ có điểm vào lệnh sớm hơn trên chart H4 (vị trí số 2), lợi nhuận lúc này bạn có cũng sẽ cao hơn khi H4 tiếp tục giảm điểm. Và nếu như H4 vẫn có khả năng giảm điểm sâu hơn nữa, lợi nhuận của bạn sẽ tăng thêm khi chart daily giảm điểm (vị trí số 3). Một điểm vào lệnh sớm hơn sẽ dễ dàng biến tỉ lệ lời lỗ kỳ vọng ban đầu là 2:1 (hay 2R) đột ngột chuyển thành 10:1 (tức 10R). Siêu lợi nhuận, quá tuyệt vời! :cool:

Rõ ràng, rủi ro trên khung H1 luôn luôn cao hơn, nhưng Trading thì lúc nào cũng tồn tại rủi ro. Nếu bạn biết cách lựa chọn rủi ro một cách thông minh và tự tin vào lệnh với những trade có xác suất thắng cao, trade theo phương pháp đa khung thời gian (hay chính xác phải gọi là chuyển đổi khung thời gian) lúc này lại giúp bạn thành công hơn và có lợi nhuận cực kỳ lớn.

vi-sao-trader-khong-nen-su-dung-phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-giao-dich-traderviet.png

Click vào hình để phóng to (cùng ví dụ minh họa)



Kết luận


Bạn thấy đấy, phân tích đa khung thời gian không phải lúc nào cũng có vẻ tốt như Trader mong đợi. Cho đến khi nào bạn vẫn còn sử dụng đa khung thời gian theo cách đợi cho các khung xếp cùng theo 1 xu hướng, khi đó bạn sẽ vẫn phải tiếp tục chờ đợi rất lâu để có một điểm vào lệnh tốt.

Những gì bạn nên làm là chọn một khung thời gian giao dịch chính và đưa ra quyết định giao dịch của bạn chỉ trong khung thời gian đó, kể cả khi bạn đang quản lý lệnh hay tìm điểm thoát lệnh. Việc dịch chuyển sang khung thời gian khác để tìm kiếm thông tin bổ trợ cho phân tích đôi lúc chỉ làm phức tạp thêm vấn đề và khiến bạn mắc sai lầm vì việc này không thuộc trọng tâm hệ thống giao dịch mà bạn sử dụng.

Like hoặc comment để ủng hộ người viết nhé các bạn! ;)

Xem thêm:

>> Vén màn bí mật phân tích đa khung thời gian

>> Phân tích đa khung thời gian để trade vùng supply demand như Sam Seiden


Tham khảo Tradeciety

vi-sao-trader-khong-nen-su-dung-phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-giao-dich-traderviet-1.png
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
1 khung mà còn rối thì đa khung chỉ thêm loạn thêm trước khi khai thác được j từ đa khung
 
He sờ lô các anh em. Đọc bài viết mình cũng hiểu ý là khi nhìn các khung thời gian khác nhau sẽ thấy các xu hướng khác nhau. Theo mình thì điều này không có gì là mâu thuẫn ở đây cả. Đặt ví dụ ở miền nam có hai mùa mưa và nắng. Khi ta nhìn vào khung thời gian tháng thì có thể cả tháng đó số ngày mưa nhiều nên xu hướng chính là trời mưa, tuy nhiên nhìn về ngày hôm nay thì hôm nay là 1 ngày nắng, đó là 1 điều rất rất là bình thường. Và phương pháp bắt sóng ngắn của tiến sĩ A... thì mình nghĩ ông dùng hệ thống 3 màn hình để tăng xác suất thắng ở khung nhỏ là hoàn toàn có cơ sở. Nghĩ xem vào mùa mưa thì xác suất 1 cơn mưa trong ngày sẽ là cao hơn việc mặt trời soi sáng. Và việc phân tích đa khung giúp ta thấy được nhiều mức cản ( hỗ trợ kháng cự) khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Theo mình đó mới là điều thực sự quan trọng. Xu hu
 
m1 up, m5 down, m15up, h1 down, h4 up, d1 down, w1 up, monthly down, yearly chart up.....

Vậy traders phải làm sao hở các bác?
Quá đơn giản, bạn xem vào lệnh ở khung nào thì khung đó phải có xu hướng nhưng sẽ tránh giao dịch tại cản của khung gần nhất.
Ví dụ: M5 uptrend, M15 uptrend mà H1 đang là downtrend (tức thị trường có sóng chính là giảm, và đang trong sóng hồi tăng)
=> Giao dịch theo xu hướng M5 đến khi nào xu hướng M5 đảo chiều hoặc dừng lại khi về cản H1
 
Chào khánh trình, đã theo dõi bạn viết bài lâu, nay xin được giao lưu cùng về quan điểm time frame. Thực ra tôi nhận thức được, công cụ time frame sẽ thực sự hữu dụng nếu có hệ thống indicator chuẩn. Bản thân tôi hiện tại dùng công cụ time frame để phục vụ phương pháp đánh scalp, chứ nếu đánh theo trend lớn không thì công cụ time frame sẽ khó phát huy hết được hiệu quả. Cá nhân tôi nhận thức được, time frame thực sự là 1 ẩn số tuyệt vời giúp tôi quản trị phương pháp đánh scalp, nhưng cũng phải đúng là rất có duyên mới hiểu được hết time frame.
 
Tư duy điều hành giúp tôi hiểu rõ về time frame, đó thực sự là 1 ẩn số tuyệt vời nếu như muốn bước đến bước chuyên nghiệp hóa thực sự đó bạn!!!
 
trade trên một khung thời gian nhỏ có thể vào lệnh sớm lợi nhuận cao nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro cao.Nếu trong khung thời gian nhỏ đi ngược khung thời gian lớn thì đó có thể là một cú hồi.Vấn đề này cũng đã làm khó khăn mình một thời gian nhưng rút ra một điều là trend your friend là tốt nhất.Tuy đợi có thể lâu nhưng thị trường forex có hàng chục cặp tiền và nếu để ý thì ngày nào cũng có tín hiệu để giao dịch,một lệnh đánh đúng trên H4 thì có thể giữ được cả tuần nếu đúng.
 
Đồ thị 1H là tập hợp của nhiều đồ thị 30p, 4H là tập hợp của nhiều 1H, thay vì mình nhìn 20 nến khung 1h, nhìn sang 4H mình nhìn tổng thẻ của 80 nến khung 1H, còn yếu tố nhanh chậm thì indicator nào cũng có, mình xài để tìm điểm tối ưu vào lệnh cho hợp lý thôi, thay vì SL đỉnh cây 4H (50pip) mình chuyển xuống khung 1H còn 20pip, sau đó xác định đúng hướng thì đánh nhồi kiểu 1 sóng mẹ sẽ có nhiều sóng con, 4 nến 4H có 1 nến giảm, 3 nến tăng, nói chung chung là thế, mong mọi người cho ý kiến, chạy xe ôm nuôi fx mệt quá hehe
 
Chào khánh trình, đã theo dõi bạn viết bài lâu, nay xin được giao lưu cùng về quan điểm time frame. Thực ra tôi nhận thức được, công cụ time frame sẽ thực sự hữu dụng nếu có hệ thống indicator chuẩn. Bản thân tôi hiện tại dùng công cụ time frame để phục vụ phương pháp đánh scalp, chứ nếu đánh theo trend lớn không thì công cụ time frame sẽ khó phát huy hết được hiệu quả. Cá nhân tôi nhận thức được, time frame thực sự là 1 ẩn số tuyệt vời giúp tôi quản trị phương pháp đánh scalp, nhưng cũng phải đúng là rất có duyên mới hiểu được hết time frame.
Khánh Trình chỉ là dịch giả chứ không phải chủ nhân các bài viết. Nên bác ấy dịch càng nhiều thì chính bản thân bác ấy càng loạn nếu dùng kiến thức đó trade. Đơn giản mấy bài viết này chỉ câu view áp dụng vào thực tế thật sự khó vì nó bả phải quá lúc thế này lúc thế kia ko có 1 sự nhất quán, bác nào theo dõi bài dịch bác Khánh Trình thì cũng tẩu hoả theo. Hiện tại TraderViet có quá nhiều bài dịch mà không có bác nào chuyên sâu theo nó. Mình tưởng KT chuyên cung cầu. Hi vọng các dịch giả của TraderViet đi theo hướng chuyên sâu 1 phương pháp giao dịch nào thì hay hơn. Hiện tại thấy bài viết nhiều nhưng khá lang mang, giống như mấy anh trader hay nói mình tham gia 7-8 năm TT này nhưng ko kiếm được tiền hoà là mừng, hỏi ra cái gì cũng biết mà hỏi sâu thêm tí thì nó là vậy đó sách nó ghi vậy thì biết vậy :D.
 
Haizz . de ec . D1 tăng h4 tăng h1 giảm . Chờ h1 cho tăng mà h4 ko cho bán là múc buy . Chốt lỗ tại đáy nhịp là xong . Việc còn lại là của thị trường . Còn h1 giảm sâu kéo h4 bán thì chờ xem vài nhịp nữa . Nói bảo lâu chứ ngắm vài ngày nó khác có. Đã có rồi thù scalping hay đánh trung hạn ăn hết. Đó mới là đánh forex và chờ thời cơ
 
Sao các bài viết trên này cứ "đá" nhau chan chát ấy nhỡ ?. Như đã nhận xét trước kia, đa số các bài chỉ là đọc cho vui. :D
 
Khánh Trình chỉ là dịch giả chứ không phải chủ nhân các bài viết. Nên bác ấy dịch càng nhiều thì chính bản thân bác ấy càng loạn nếu dùng kiến thức đó trade. Đơn giản mấy bài viết này chỉ câu view áp dụng vào thực tế thật sự khó vì nó bả phải quá lúc thế này lúc thế kia ko có 1 sự nhất quán, bác nào theo dõi bài dịch bác Khánh Trình thì cũng tẩu hoả theo. Hiện tại TraderViet có quá nhiều bài dịch mà không có bác nào chuyên sâu theo nó. Mình tưởng KT chuyên cung cầu. Hi vọng các dịch giả của TraderViet đi theo hướng chuyên sâu 1 phương pháp giao dịch nào thì hay hơn. Hiện tại thấy bài viết nhiều nhưng khá lang mang, giống như mấy anh trader hay nói mình tham gia 7-8 năm TT này nhưng ko kiếm được tiền hoà là mừng, hỏi ra cái gì cũng biết mà hỏi sâu thêm tí thì nó là vậy đó sách nó ghi vậy thì biết vậy :D.
Tôi nghĩ @Khánh Trình dịch bài này ra vì muốn đưa cho các bạn nhiều góc nhìn. Chúng ta nhìn xuôi quen rồi, thử nhìn ngược xem sao. Đừng vì bài viết không đúng ý mình tưởng tượng thì nhiều bác lại nhảy lên.

TraderViet là 1 diễn đàn, tức là nó phục vụ rộng rãi nhiều thể loại anh em. Có anh em thích thế này, anh em thích thế kia. Chuyên sâu thì đã có phần Lớp học của TraderViet.

Câu view là phần rất quan trọng của 1 bài viết, vì phải như vậy anh em mới bấm vào mà đọc, mà biết được nội dung. Anh em cứ tưởng tượng 1 cô gái có tính cách đẹp nhưng bề ngoài xấu thì anh em có muốn nói chuyện không?

Chúng ta đừng suy nghĩ bi quan, tiêu cực vì 1 bài viết nào đó không đúng ý hoặc đưa ra quan điểm lạ nhé anh em. Đó mới chính là cuộc sống, là trading. Khi các anh em đủ nội công rồi thì bài nào chăng nữa cũng chả ảnh hưởng gì đến phương pháp của anh em đâu.
 
theo quan điểm cá nhân tôi thì bài này hay chứ ko phải tồi như mấy bác nghĩ đâu. đặc biệt có chất lượng với các bạn mới đấy. thật sự ý nghĩa mấu chốt của bài viết là nhắc nhở chúng ta hãy thật sự tập trung ở TF mà chúng ta xem là chính để phân tích và cho ra quyết định, ở các khung tgian khác sẽ giúp chúng ta bổ trợ điểm vào lệnh tốt hơn, nhưng vì sự không nhất quán ở các khung tgian sẽ làm chúng ta loạn não nếu chúng ta ko có hoặc chưa có quyết định trên khung tgian chính.
thật đấy các bạn ạ, nếu các bạn ko chọn cho mình khung tgian chủ đạo để phân tích và ra quyết định. việc chọn lựa và xem biểu đồ liên tục ở các khung tgian khác nhau sẽ chẳng giúp gì đc cho bạn. thậm chí cứ như thế cả ngày mà chưa vào đc lệnh, vì phần lớn chúng ko tương đồng nếu trend trên tf cao di chuyển chưa đủ lâu.
thân ái!!! hehe
 
Haizz . de ec . D1 tăng h4 tăng h1 giảm . Chờ h1 cho tăng mà h4 ko cho bán là múc buy . Chốt lỗ tại đáy nhịp là xong . Việc còn lại là của thị trường . Còn h1 giảm sâu kéo h4 bán thì chờ xem vài nhịp nữa . Nói bảo lâu chứ ngắm vài ngày nó khác có. Đã có rồi thù scalping hay đánh trung hạn ăn hết. Đó mới là đánh forex và chờ thời cơ
vậy đó chính là phân tích đa khung thời gian đấy
 
Phương pháp nào cũng có điểm mù. Điểm mù của phương pháp này là thế mạnh của phương pháp kia. Bài viết chỉ ra điềm mù và cũng là điểm mạnh.. chứ ko nói nó tối ưu. Hoặc có thể 1 ai đó đang tìm 1 thứ gì đó ngoài đời (đ/s) chứ ko phải trading
 
Đọc bài này mình nhớ đến câu " muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau".
Chỉ nhìn một time frame mà phân tích và giao dịch thì vẫn được thôi. Nhưng đó là theo lý thuyết. Nhưng thực tế nó khác lắm. có lúc thắng liên tiếp thì vui, nhưng lỗ liêm tiếp thì sao. Tâm lý sẽ diễn biến thế nào, đủ tỉnh táo nữa hay không. Nếu làm được thì nười đó chắc có một tâm lý cứng hơn thép.

Đa khung thời gian thì nó khó hơn, nhưng nó giống như phễu lọc. uống nước lọc vẫn tốt hơn uống nước máy mà :).

Bài viết tham khảo, nhưng mình thấy cứ sao sao ấy. Có ai đã kiểm chứng phương pháp này chưa?
 
Còn nhớ có bài hướng dẫn trên TraderViet, bảo 1 đường horizonal line bất kỳ đều cũng có thể sẽ là support hay resistant :)
Eo ôi, thế là kẻ và kẻ..., rồi trade. Kết quả thế nào mí bác biết kg ?
Admin có nội công thâm hậu thì kg nói, newbie như em đọc mấy loại bài như này chắc chớt :(
 
Bài này đặt vấn đề ngược với pp 3 màn hình của alexsander elder mà. Cách nhìn khá là hay đó chứ.ai muốn đánh theo pp @Khánh Trình dịch chỉ cần đọc ngược quyển sách cl 3 màn hình từ trang cuối lên trang đầu thui. Đảm bảo tỉ lệ lời lỗ khoảng 1 :10 luôn ^.^
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 808 Xem / 25 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 404 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 354 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 375 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,706 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên