Việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa thực sự có ý nghĩa như thế nào cho nền kinh tế EU?

Việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa thực sự có ý nghĩa như thế nào cho nền kinh tế EU?

Việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa thực sự có ý nghĩa như thế nào cho nền kinh tế EU?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,113
29,769
Mặc dù dữ liệu kinh tế sẽ tiếp tục rất ảm đạm trong một thời gian, nhưng không không cần nghi ngờ về việc đáy của các hoạt động kinh tế đã ở phía sau lưng chúng ta, hãy cùng làm rõ nhận định này!

Phong tỏa dần được dỡ bỏ và các hoạt động kinh tế ngày càng tăng


Trên khắp khu vực đồng euro, tình trạng phong tỏa đang dần được gỡ bỏ khi mà các trường hợp nhiễm mới đã giảm trong các tuần gần đây. Việc nới lỏng bắt đầu ở Áo và một thời gian ngắn sau đó là Đức và nhanh chóng đến lượt các nước khác. Ngay cả ở các nước Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, như Ý và Tây Ban Nha, các lệnh phong tỏa hiện cũng đã được nới lỏng.

ING sử dụng chỉ số di động (mobility index) của Google để theo dõi các hoạt động tiêu dùng, lao động bình thường của người dân để có được những chỉ dẫn về tác động của các biện pháp phong tỏa lên nền kinh tế. Các chỉ số này thực sự cho thấy việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa đã khôi phục lại các hoạt động kinh tế trong những tuần gần đây, gợi ý rằng mức đáy của các hoạt động kinh tế đã ở phía sau chúng ta (nếu các biện pháp này không bị áp trở lại).

Mức độ bình thường hóa các hoạt động kinh tế theo mobility index (so với tháng 1) hiện tại đang là:
  • 84% tại Đức;
  • 82% tại Latvia;
  • 78% tại Phần Lan;
  • 70% tại Hà Lan, Áo, Hy Lạp, Slovenia, Slovakia và các nước vùng Baltic khác;
  • Tây Ban Nha, Pháp và Ý vẫn dưới 50%;
6.png

Điều tồi tệ nhất của các biện pháp phong tỏa đã ở lại phía sau

Vậy chúng ta có thể mong đợi gì cho tăng trưởng GDP Q1 và Q2 tại các nước?


Mặc dù thường có nhiều biến số khác nhau thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng chỉ có một yếu trọng yếu chi phối tăng trưởng Q1: mức độ nghiêm ngặt của các lệnh phong tỏa.

Biểu đồ bên dưới mô tả mức độ phong tỏa nghiêm ngặt tại các nước, trong đó:
  • Trục tung biểu thị mức độ nghiêm trọng của việc phong tỏa, với mức 100 tượng trưng cho sự bình thường (tính từ ngày 3/1 đến 9/2);
  • Trục hoành biểu thị mức độ suy giảm GDP Q1, trong đó nặng nề nhất chính là Pháp với 5.7% (Lưu ý: đây cũng là số liệu chính thức của Pháp, nhưng nước chưa phát hành dữ liệu thì là con số dự đoán).
7.png

Cho đến nay, sự sụt giảm GDP trong Q1 có liên quan chặt chẽ đến mức độ nghiêm trọng của việc phong tỏa
Do đó, chỉ số này có thể đóng vai trò là một công cụ dự báo tốt về phạm vi tăng trưởng GDP Q1 cho các nước chưa công bố số liệu. Ví dụ Hà Lan, Phần Lan, Anh và Đức đã chứng kiến chỉ số phong tỏa vào khoảng 88, điều đó có nghĩa là họ có thể trải qua sự sụt giảm GDP ở mức nhẹ so với mức bình quân.

Trong khi con số GDP 1Q ở mức xấu lịch sử thì dự báo sự sụt giảm trong quý tiếp theo còn có thể tồi tệ hơn nữa. Lý do là bởi khi nhìn vào dữ liệu phong tỏa đã có tính đến hiện tại, ING thấy rằng độ dài và độ nghiêm ngặt của các biện pháp này đã lớn hơn đáng kể so với Q1.

8.png

Tác động của các biện pháp phong tỏa lên nền kinh tế trong Q2 đã nghiêm trọng hơn nhiều so với Q1, gợi ý sự sụt giảm GDP mạnh hơn nữa
Biểu đồ trên cho thấy mặc dù chúng ta chỉ mới có dữ liệu trong khoảng 1/3 thời gian Q2 nhưng tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã mạnh hơn gấp đôi (so với Q1) ở hầu hết các nền kinh tế.

Ở một số nền kinh tế tiên tiến bên ngoài khu vực đồng euro, tình hình thậm chí còn tệ hơn, hãy nhìn vào Mỹ, Anh, Úc. Điều đó có nghĩa là sự suy giảm trong Q2 chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn vì quá trình “bình thường hóa” sẽ diễn ra rất chậm trong những tháng tới và các tác động xấu chỉ có thể thêm vào chứ không bớt đi khi các tuần trôi qua.

Tóm lại, những điều này cho thấy cuộc khủng hoảnh hiện tại sẽ tiếp tục cho thấy những điều chưa từng có trước đây, các dữ liệu kinh tế sẽ tiếp tục yếu kém, nhưng điều tồi tệ nhất đã ở lại phía sau bởi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại.

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,883 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 894 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,681 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 346 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 178 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 251 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,508 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên