Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 2

Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 2

Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 2

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Hôm nay mình viết tiếp phần 2 của loạt bài xác định vùng supply demand. Mình viết nhanh một cái tổng kết nhỏ từ phần 1 cho bạn nào chưa kịp xem:
  • Vùng supply được hình thành khi giá giảm mạnh trong một cây nến hay có vùng nến sideway trước khi giá giảm.
  • Vùng demand được hình thành khi giá tăng trong một cây nến hay có vùng nến sideway trước khi giá tăng.
  • Vùng nến sideway trước khi giá giảm hay tăng được gọi là vùng cơ sở (the base).
  • Để vẽ vùng supply demand, bạn phải đi tìm một cây nến "bẫy", nến này là nến đi ngược so với cây nến tăng/giảm mạnh thoát khỏi vùng supply demand. Kẻ vùng supply demand từ giá mở cửa của cây nến này cho đến đỉnh swing high, swing low gần nhất ta xác địng xong vùng supply demand.
Câu hỏi đặt ra là: nếu vùng supply demand có 2 loại là vùng supply demand có vùng cơ sở và vùng không có vùng cơ sở thì vùng nào mạnh hơn vùng nào? Khi nói chữ "mạnh", ý mình là vùng nào có xác suất thắng cao hơn.

Để có thể so sánh độ mạnh yếu giữa 2 loại, ta phải quay lại tìm hiểu về bản chất của các trader khi họ giao dịch trong vùng supply demand.

Hiện tượng giá đột nhiên tăng mạnh sau khi hình thành vùng supply demand như các bạn đã biết là do big boy "thanh khoản" các lệnh giao dịch từ đám đông retail trader. Như vậy, giá đi có xa hay không phụ thuộc vào đám đông retail trader bị sập bẫy nhiều hay ít. Vậy làm sao để biết có nhiều trader bị sập bẫy?

Chúng ta sẽ nhìn vào chart để nhận biết điều này:

Vùng supply hình thành trong 1 nến

xac-dinh-vung-supply-demand-the-nao-cho-dung-phan-2-traderviet-1.png

Vùng supply có vùng cơ sở

xac-dinh-vung-supply-demand-the-nao-cho-dung-phan-2-traderviet.png
Với số lượng nến sideway nhiều hơn, vùng supply demand có vùng cơ sở sẽ có số lượng giao dịch cũng như khối lượng giao dịch vượt trội so với vùng supply chỉ hình thành bởi một cây nến.

Như vậy, ta rút ra kết luận, vùng supply demand có vùng cơ sở sẽ mạnh hơn so với vùng supply demand hình thành trong 1 nến.

2 chart minh họa bên trên cũng cho bạn thấy giá sau khi thoát khỏi vùng supply demand ở 2 loại vùng cũng khác nhau. Vùng supply demand có vùng cơ sở đi nhanh và xa hơn. Nhưng bạn cẩn thận đừng nhầm việc giá di chuyển mạnh hay yếu khi thoát ra khỏi vùng supply demand sẽ thể hiện sức mạnh của vùng supply demand đó, một khi chúng ta đã nắm được bản chất vấn đề bạn sẽ không bị mắc phải lỗi sau này.

Hy vọng có bạn đã đoán đúng từ phần trước.

Happy trading!

Tham khảo forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Vậy phương pháp giao dịch khi gặp các vùng này thì thế nào hả anh? Có phải là tìm cơ hội bán khi gặp vùng supply và mua vào khi gặp vùng demand không? Và làm sao để tránh được các bẫy của Big boy? xin anh nói kĩ thêm được không ?
 
Cỡ nào cũng sẽ có lúc dính bẫy Bigboy, 10 lần thì hơn 5 lần thắng BB đã là hạnh phúc ^^
 
Với số lượng nến sideway nhiều hơn, vùng supply demand có vùng cơ sở sẽ có số lượng giao dịch cũng như khối lượng giao dịch vượt trội so với vùng supply chỉ hình thành bởi một cây nến
Mình thắc mắc chỗ này Thường thường những chỗ sideway là vollum thấp mà, bạn giải thích thêm được không ,thanks
 
Ý mình nói là sideway thì vollum thấp ,Tại sao Big Boy không mua khi giá đang cắm đầu xuống, khi đó khối lượng bán sẽ nhiều và bigboy có thể thỏa mãn .cần gì phải đợi sideway để làm giá, vào lệnh làm mấy lần.
 
Ý mình nói là sideway thì vollum thấp ,Tại sao Big Boy không mua khi giá đang cắm đầu xuống, khi đó khối lượng bán sẽ nhiều và bigboy có thể thỏa mãn .cần gì phải đợi sideway để làm giá, vào lệnh làm mấy lần.

Ví dụ trường hợp big boy mua khi giá hình thành vùng demand: thị trường đang trong xu hướng xuống, đám đông đang ở vị thế bán, big boy cũng không thể 1 tay che trời được, họ không thể tự dưng lật kèo thị trường. Họ cần đợi những người sell trễ để bẫy những người này.
 
Với số lượng nến sideway nhiều hơn, vùng supply demand có vùng cơ sở sẽ có số lượng giao dịch cũng như khối lượng giao dịch vượt trội so với vùng supply chỉ hình thành bởi một cây nến
Mình thắc mắc chỗ này Thường thường những chỗ sideway là vollum thấp mà, bạn giải thích thêm được không ,thanks

Chính xác là số lượng seller bị sập bẫy vượt trội hơn.
 
Như vậy, ta rút ra kết luận, vùng supply demand có vùng cơ sở sẽ mạnh hơn so với vùng supply demand hình thành trong 1 nến.
Đoạn này có hơi kì không bạn? Bên trên bạn định nghĩa vùng "mạnh" hơn là vùng có xác suất thắng cao hơn phải không?
Vùng supply cơ sở thoát sideway với 1 nến giảm cực mạnh, giá đi luôn 1 đoạn dài và mạnh như vậy thì làm sao quay lại test vùng supply để vô lệnh mà mạnh với trả yếu?
Vùng supply 1 nến thoát xuống với 1 nến giảm vừa phải, giá quay lại test supply thì mới vào lệnh được chứ nhỉ?
Đoạn này mình không hiểu lắm, bạn giải thích với. Thanks
 
Đoạn này có hơi kì không bạn? Bên trên bạn định nghĩa vùng "mạnh" hơn là vùng có xác suất thắng cao hơn phải không?
Vùng supply cơ sở thoát sideway với 1 nến giảm cực mạnh, giá đi luôn 1 đoạn dài và mạnh như vậy thì làm sao quay lại test vùng supply để vô lệnh mà mạnh với trả yếu?
Vùng supply 1 nến thoát xuống với 1 nến giảm vừa phải, giá quay lại test supply thì mới vào lệnh được chứ nhỉ?
Đoạn này mình không hiểu lắm, bạn giải thích với. Thanks
Giờ khong biết bác còn theo dõi diễn đàn không nhưng câu hỏi hay tôi trả lời có gì người sau xem cũng sẽ có giải đáp cho câu hỏi tương tự.
Như từ đầu bài viết có nói giá không chạy chỉ bằng nhưng lệnh đặt mua đặt bán của trader nhỏ lẻ mà là đến từ các tay to hoạt động. Vậy thì khi họ bắt đầu nhúng tay đẩy giá chạy thì một số trường hợp họ vẫn còn lệnh ở tại vị trí giá bắt đầu chạy. Nghìa là vùng cơ sở hoặc mở đầu của cây nến to.
lúc này có 2 trường hợp khi giá chạy khỏi vùng lại quay lại test 1 là để họ thoát nốt lệnh còn ghim ở vùng đấy. 2 là giá trở về lùa nốt 1 mớ trader nhỏ lẻ vẫn còn ở đấy.
Dĩ nhiên là trường hợp nào thì cũng có xác xuất xảy ra nhất định. Cũng không chắc chắn. Giá có thể đi luôn không quay lại vì vùng đó chẳng còn gì. Nó không quay lại test sau 1 thời gian nghĩa là chỗ đó không có giá trị sử dụng.
Lại nói vấn đề giá chạy đi rồi thì nó sẽ chạy đi đâu. Cái này cũng giống như câu nói mua thấp bán cao. Các tay to khi gom được hàng ở mức giá thấp sẽ bắt đầu thanh lý các cản trở là những thằng đang có lệnh sell. Khi không còn lệnh sell nào thì chắc chắn chỉ còn lệnh buy và khi đó giá chỉ còn đường đi lên. Nhưng khong phải cứ thấy giá có vẻ thấp là sắp tới nó sẽ tăng cao vì thị trường không ai lường được đang tồn tại khối lượng sell là bao nhiêu nên tay to trước khi đẩy giá họ sẽ tham dò liên tục đến khi chắc chắn k còn ai sell thì mới bắt đầu buy. Hoặc ngược lại. Nếu vẫn còn khối lượng sell lớn thì giá lúc đó chỉ có thể đi ngang hoặc đi xuống
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên