4 vấn đề "siêu bự" với price action - và cách để giải quyết?

4 vấn đề "siêu bự" với price action - và cách để giải quyết?

4 vấn đề "siêu bự" với price action - và cách để giải quyết?

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Nếu bạn là một price action Trader. Bạn thường xuyên sử dụng các mô hình nến như pinbar, engulfing để vào lệnh tại các vùng kháng cự hỗ trợ? Bạn sẽ đồng ý với mình rằng đôi lúc bạn chờ hoài mà không thấy giá quay lại vùng kháng cự hỗ trợ để bạn vào lệnh, thị trường cứ tiếp tục đi lên cao hơn hoặc đi xuống sâu hơn, bỏ bạn lại phía sau.

Hoặc có thể là...

Bạn cảm thấy số lượng lệnh mà bạn giao dịch trong 1 ngày hay 1 tuần quá ít. Điều này làm bạn tự hỏi công việc mà bạn đang làm có được gọi là Trading?

Tin tốt là không chỉ 1 mình bạn gặp phải vấn đề này đâu. Nhiều người cũng thắc mắc những câu hỏi trên.

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ 4 vấn đề lớn nhất khi giao dịch với price action và cách khắc phục những vấn đề đó.

1. Số lượng lệnh giao dịch quá ít


Trade price action đòi hỏi Trader sự kiên nhẫn. Vì Trader phải chờ đợi sự xác nhận của vùng kháng cựhỗ trợ. Việc xác nhận có thể được thông qua bằng sự xuất hiện các mô hình nến như pinbar, engulfing mà bạn thường dùng.

Nhưng cũng vì chờ đợi mà Trader có xu hướng bỏ lỡ các cơ hội vào lệnh vì giá thường có hành vi "hit and run", nghĩa là chạm vào các vùng kháng cự hỗ trợ rồi đột ngột đảo chiều nhanh.

Vậy bạn có thể làm gì khi thấy những hành vi giá như vậy?

4-van-de-sieu-bu-voi-price-action-va-cach-de-giai-quyet-chung-traderviet.png

Chart minh họa ở trên: mỗi vùng mà mũi tên đen trên chart chỉ điểm là vùng bạn bị bỏ lỡ điểm vào lệnh vì giá đảo chiều quá nhanh.

Cách để bạn khắc phục vấn đề là: đừng chờ đợi sự xác nhận.

Đừng chờ cho giá hình thành mô hình đầy đủ, chờ đợi có thể khiến bạn bị giảm tỉ lệ lời lỗ. Chờ mô hình giá hình thành có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội.

Học cách xác định các đường kháng cự hỗ trợ chính xác và tìm cách vào lệnh mà không cần đến sự xác nhận từ mô hình. Hãy thử phương pháp này bằng trade demo trước khi bạn trade real thực sự, nghiên cứu kỹ tần suất vào lệnh và khả năng kiếm lợi nhuận, bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả từ phương pháp này.

2. Chờ hoài mà không thấy giá đến vùng kháng cự hỗ trợ


Price action Trader cần phải chờ đợi giá đến vùng kháng cự hỗ trợ thì mới trade. Nhưng trong một thị trường biến động mạnh, giá sẽ đi luôn theo 1 hướng và bạn không biết khi nào giá sẽ quay lại đường kháng cự hỗ trợ mà bạn đã xác định.

Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Bạn xem ví dụ dưới đây: (chart USDJPY khung daily)

4-van-de-sieu-bu-voi-price-action-va-cach-de-giai-quyet-chung-traderviet-1.png

Cách giải quyết: chuyển sang khung thời gian thấp để giao dịch nhiều hơn.

Nếu giá có hành vi như chart ở trên, bạn không thể chờ đợi đến khi giá chạm đường hỗ trợ thì mới trade (đợi giá đến đường hỗ trợ có thể mất cả tháng).

4-van-de-sieu-bu-voi-price-action-va-cach-de-giai-quyet-chung-traderviet-2.png

Trên khung thời gian thấp hơn (khung H1) bạn sẽ thấy chart cũng xuất hiện nhiều cơ hội vào lệnh. Bạn có thể sử dụng xu hướng của khung daily rồi dùng khung H1 để trade theo. Viẹc còn lại là đi tìm điểm vào lệnh khi giá "test" các đường hỗ trợ trên chart.

3. Đặt stoploss sai chỗ


Nhiều cuốn Trading textbook sẽ chỉ cho bạn cách đặt điểm stoploss ngay trên giá cao nhất hay giá thấp nhất của mô hình nến. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các Trader có xu hướng đặt các điểm dừng lỗ của họ ở vùng rất "dễ thấy". Ví dụ: stoploss cách một vài pips trên đỉnh của đuôi nến pinbar, bên trên đường kháng cự, bên dưới đường hỗ trợ, cách xa vùng số tròn...

Tuy nhiên các bigboy không phải là những kẻ khờ, họ hiểu rằng Trader luôn có những hành vi lặp lại thường xuyên và nơi đặt stoploss chính là vùng mà họ sẽ hành động (hiểu theo cách này, họ cũng không cần dùng đến orderbook họ cũng sẽ biết đó là nơi trader đặt stop loss rất nhiều).

4-van-de-sieu-bu-voi-price-action-va-cach-de-giai-quyet-chung-traderviet-3.png

Giải pháp cho vấn đề này: hãy đặt stop loss của bạn cách xa khỏi đường hỗ trợ và kháng cự.

Bạn có thể sử dụng volatility indicator như ATR để đo mức biến động của thị trường để xác định khoảng cách đặt stop loss cho phù hợp. Cách này chắc chắn sẽ gia tăng rủi ro do bạn tăng khoảng cách đặt stop loss, vì thế hãy chú ý tỉ lệ lời lỗ trước khi bạn vào lệnh.

Một khi bạn dùng cách này mà thị trường vẫn có thể chạm đến stop loss của bạn, điều này có nghĩa là các đường kháng cự hỗ trợ mà bạn xác định không còn đủ vững chắc.

4. Kích thước của mô hình nến đảo chiều


Mô hình nến đảo chiều được sử dụng để Trader xác nhận độ tin cậy của vùng kháng cự hỗ trợ mà Trader muốn giao dịch. Giống như khi bạn thấy pinbar hay mô hình bullish engulfing ngay tại vùng hỗ trợ, bạn sẽ quyết định vào lệnh buy ngay.

Nhưng có phải tất cả các nến pinbar, mô hình engulfing đều có tác dụng như nhau? Có phải mô hình có kích thước càng lớn thì đảo chiều diễn ra càng mạnh mẽ? Với một nến pinbar có kích thước nhỏ, bạn có bỏ qua chúng và không vào lệnh?

Bạn sẽ cần một công cụ để so sánh một nến pinbar hay engulfing có kích thước thế nào mới đủ lớn để trade đảo chiều. Ta có thể sử dụng ATR Indicator để làm việc này.

4-van-de-sieu-bu-voi-price-action-va-cach-de-giai-quyet-chung-traderviet-4.png

ATR Indicator trên chart ở thời điểm mũi tên đánh dấu đạt mức 45 pips. Ta sẽ sử dụng các mô hình nến có kích thước gấp 2 lần mức ATR để trade. Ví dụ trên chart, tại nến 1 có kích thước là 45 pips, bạn sẽ bỏ qua nến này vì nó chưa đạt kích thước đủ lớn. Nến 2 có kích thước là 95 pips, gấp đôi mức ATR hiện tại.

Hy vọng các tools mình giới thiệu sẽ giúp ích được cho anh em.

Tham khảo TWR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Bài viết hay, tính thực chiến cao nhưng đòi hỏi kĩ năng xử lý.

cái này có được coi là mò không?

Nói mò cũng không sai chút nào :D. Một là bạn dùng limit order rồi tìm hành vi giá nào chứng tỏ vùng đó "cứng", hai là chọn cách giao dịch đa khung thời gian, nhảy xuống khung thấp mà giao dịch. Cách 2 có nhiều PA trader dùng.
 
Em thấy cả trăm ngàn vấn ấy chứ, chỉ có 4 thui sao? :D
 
bài viết hay quá. Toàn những vấn đề mình hay gặp mà không biết hỏi ai. Bác @Khánh Trình lúc nào cũng viết bài chất lượng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên