Nghiệp vụ Arbitrage cho các cặp tiền tương quan chứng minh tầm quan trọng của phân tích cơ bản

Nghiệp vụ Arbitrage cho các cặp tiền tương quan chứng minh tầm quan trọng của phân tích cơ bản

Nghiệp vụ Arbitrage cho các cặp tiền tương quan chứng minh tầm quan trọng của phân tích cơ bản

khapham1010

Active Member
639
4,965
Trong phần trước, các bạn đã biết về hiệu ứng domino xảy ra trên các cặp tiền tương quan. Ở đây, mình sẽ tiếp tục giới thiệu 2 ví dụ điển hình cho hiệu ứng này và xem chúng ta có thể trade như thế nào dựa vào hiệu ứng kể trên.

Hiệu ứng Domino xuất hiện trong trường hợp breakout mạnh tác động đến nhiều cặp tiền tương quan


Bạn hãy nhìn vào chart dưới đây, hiệu ứng domino xuất hiện bắt đầu từ cặp AUDUSD (kể từ phiên Á). Cho đến thời điểm phiên Âu mở cửa, cặp GBPUSD mới bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng domino, và cuối cùng khi phiên Mỹ mở cửa, USDJPY mới bắt đầu giảm điểm.

nghiep-vu-arbitrage-cho-cac-cap-tien-tuong-quan-chung-minh-cua-phan-tich-co-ban-traderviet.png

Trong mối quan hệ tương quan giữa các cặp tiền, USDJPY ít chịu ảnh hưởng bởi AUDUSD nhất (vì theo tương quan ngược chiều), do đó Trader có thể sử dụng nghiệp vụ arbitrage bằng cách sell USDJPY sau khi Trader phát hiện tín hiệu giảm điểm mạnh từ cặp AUDUSD.

Hiệu ứng Domino xảy ra ở 1 bên tác động (hiệu ứng từ duy nhất 1 loại tài sản)


Đây là trường hợp do yếu tố phân tích cơ bản chỉ tác động trên 1 đồng tiền duy nhất, do đó hiệu ứng Domino chỉ xảy ra trên các cặp tiền có liên quan đến đồng tiền này. Trường hợp xảy ra ở chart bên dưới là hiệu ứng domino ở đồng Yên.

nghiep-vu-arbitrage-cho-cac-cap-tien-tuong-quan-chung-minh-cua-phan-tich-co-ban-traderviet-1.png

EURJPY phản ứng đầu tiên trong phiên Á, kéo theo là sự giảm giá của CADJPY trong phiên Âu và USDJPY giảm mạnh (về tốc độ) trong phiên Mỹ.

Một vài lưu ý khi giao dịch với các cặp tiền tương quan


Sự tương quan giữa các cặp tiền trong thị trường Forex không phải là do mối liên hệ trực tiếp giữa các sự kiện với nhau. Thực tế là nếu các cặp tiền có tính tương quan cao, không có nghĩa là cặp tiền này có tác động mạnh lên cặp tiền kia. Đôi khi bạn sẽ dễ nhầm lẫn việc này nếu sử dụng phương pháp giao dịch các cặp tương quan một cách mù quáng.

Các loại tài sản khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau với một loại thông tin đặc thù trên thị trường. Ví dụ, khi USD tăng lên khi có tin tức mạnh xuất hiện hoặc dự đoán về lãi suất ngân hàng sẽ tăng cao, và những yếu tố này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm năng lượng và sản phẩm hàng hóa. Nhưng cũng cùng một thời điểm, ví dụ trường hợp trữ lượng dầu thô của Hoa Kỳ bị giảm sút có thể gây tình trạng tăng giá cực mạnh cho giá dầu mà không bị liên quan gì đến đồng dollar.

Cũng không hiếm các trường hợp các chuyên gia phân tích sử dụng mối tương quan giữa các loại tài sản để đưa ra dự đoán hoặc xác nhận cho cách phân tích của mình. Ví dụ, bạn sẽ thường nghe đến chuyện giá vàng tăng do thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm; đồng đô la tăng giá dẫn đến các loại tài sản an toàn như vàng và đồng JPY giảm giá v.v... cách lý luận như trên rất chung chung vì không đưa ra nguồn gốc thật sự dẫn đến các chuyển động của thị trường.

nghiep-vu-arbitrage-cho-cac-cap-tien-tuong-quan-chung-minh-cua-phan-tich-co-ban-traderviet-2.png

Một biểu đồ sự tương quan các thị trường điển hình

Mối quan hệ tương quan giữa các cặp tiền (dựa trên góc nhìn Trading) thường kéo dài trong vài phiên giao dịch, nhưng nó không cung cấp những tín hiệu đáng tin cậy cho giao dịch trong ngắn hạn. Do đó, khi giao dịch các cặp tiền tương quan, bạn nên sử dụng ở các khung thời gian lớn sẽ có tỉ lệ chính xác cao hơn.

Một số mối tương quan cũ đang bị phá vỡ, một số cái mới hình thành và xuất hiện, đó là lý do tại sao việc sử dụng mối tương quan giữa các cặp tiền để giao dịch cần được xem xét theo tính động (nghĩa là bạn cần phải kiểm tra chúng thường xuyên, liên tục). Đó là lý do vì sao người ta thường nghiên cứu các mối tương quan giữa các cặp tiền dựa trên dữ liệu từ 3 tháng cho đến 1 năm, vì xét mối tương quan trên 1 thời điểm hiếm khi phù hợp.

Bạn cũng cần biết mối tương quan mạnh mẽ giữa các cặp tiền không lúc nào cũng xuất hiện thường xuyên, và không phải bất cứ nơi đâu bạn có thể phát hiện thấy những điểm này. Bất kỳ sự tương quan nào giữa các cặp tiền cũng chịu sự tác động bởi thời gian và sự tác động từ phân tích cơ bản. Và cũng vì vậy sự tương quan giữa các cặp tiền luôn thay đổi theo thời gian.

Bài viết này nằm trong chuỗi series bài về cách giao dịch với cặp tiền tương quan của Anna Collins, bạn xem bài đầu tiên tại đây.

Nguồn DewinForex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
hiệu ứng domino xuất hiện bắt đầu từ cặp AUDUSD (kể từ phiên Á). Cho đến thời điểm phiên Âu mở cửa, cặp GBPUSD mới bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng domino, và cuối cùng khi phiên Mỹ mở cửa, USDJPY mới bắt đầu giảm điểm.

Vụ trade theo hiệu ứng domino này để ý thấy xuất hiện rất nhiều, @khapham1010 có thể cho thêm ví dụ nữa không?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 916 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,888 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,682 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 183 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên