"Siêu quỹ" Long-Term Capital Management (LTCM) hình thành và sụp đổ như thế nào?

"Siêu quỹ" Long-Term Capital Management (LTCM) hình thành và sụp đổ như thế nào?

"Siêu quỹ" Long-Term Capital Management (LTCM) hình thành và sụp đổ như thế nào?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,166
153,350
Siêu quỹ Long-Term Capital Management ( LTCM) là một điển hình nữa cho việc thiên tài mà không hiểu và chơi theo luật thị trường thì cũng chết, dù là thiên tài vài trăm năm có 1 như Newton hay các thiên tài đoạt giải Nobel của quỹ này
-------------------------​
Qũy đầu tư Long-Term được điều hành bởi một tiểu đoàn các nhà toán học, các nhà khoa học máy tính và hai nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel đã mất hàng tỷ đô la vốn trong một thời gian ngắn vì một vụ cược khổng lồ rằng thị trường trái phiếu sẽ trở lại “bình thường”. Nhưng mọi tính toán của các thiên tài tại đây đều trật bánh răng và Long-Term đã vay nhiều tiền để rồi mất nhiều đến nỗi sự phá sản của công ty đã ảnh hưởng lớn lên hệ thống tài chính quốc tế.

Công ty được thành lập năm 1994 bởi John Meriwether, nguyên tổng giám đốc của Tập đoàn buôn bán chứng khoán Salomon Brothers. Vốn ban đầu của công ty là 1,25 tỷ đô la, được huy động chủ yếu nhờ uy tín và sự hỗ trợ của hai đối tác quan trọng là các nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel: Robert Merton và Myron Scholes.

john-meriwether-traderviet.jpg

John Meriwether - ông trùm của quỹ LTCM - cựu trùm của
Salomon Brothers

Ban đầu, công ty đã hoạt động rất tốt, kiếm được lợi nhuận cao từ việc để vốn vào trái phiếu được bảo đảm. Hệ thống đầu tư này được Long-Term tuân thủ rất chặt chẽ và mức lợi nhuận 50% trên vốn trong năm đầu hoạt động là minh chứng rằng lĩnh vực trái phiếu nằm trong phạm vi năng lực của họ.

Công ty tiếp tục phát triển cho đến năm 1997, dù đã thanh toán cổ tức cho các nhà đầu tư, lượng tiền mặt dồi dào đã thúc đẩy các nhà quản lý tại đây bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Bên cạnh đó, lãi suất từ trái phiếu bắt đầu giảm, trong khi những nơi khác tại Phố Wall hồ hởi vì đang thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Điều này càng làm các nhà quản lý tại Long-Term nóng lòng và vội vã trong việc tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới.

Là những người có bằng tiến sĩ về kinh tế học hay tài chính, được hỗ trợ bởi những thiên tài từng đoạt giải Nobel, Long-Term bắt đầu xây dựng những mô hình vi tính hóa về lĩnh vực trái phiếu và khai thác những khía cạnh thiếu hiệu quả của thị trường này.

Nhưng thành công chớp nhoáng trước đó, những khoản lợi nhuận lớn đã gây hại cho công ty. Long-Term bắt đầu chủ quan và quyết định nhảy vào những lĩnh vực khác không nằm trong phạm vi sở trường của mình.

Long-Term mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng cách buôn bán tiền tệ trên các thị trường như Nga, Brazil
và còn mở rộng cả việc buôn bán các hợp đồng tùy chọn, đầu cơ. Thậm chỉ, công ty còn “bán non” cổ phiếu của Berkshire Hathaway, và Warren Buffett đã khiến họ mất khoản 150 triêu đô la.

ltcm-traderviet.jpg

Câu chuyện của LTCM sau được viết thành sách với tựa
Khi các thiên tài thất bại

Qúa tự tin vào năng lực của mình và phớt lờ mọi cảnh báo, Long-Term, với độ chính xác trong toán học cùng niềm tin không thể mắc sai lầm, các nhà quản lý đã dự đoán trong tương lai thị trường sẽ bùng nổ. Long-Term đã cá cược rất nhiều số vốn của quỹ.

Cuối cùng, trái bóng Long-Term đã nổ tung vào tháng 8/1998, khi Nga không trả được nợ và các thị trường trở nên hỗn loạn. Sau khi tăng từ 1,25 tỷ đô la lên 5 tỷ đô la trong vòng bốn năm, thì vào tháng 10/1998, Long-Term đã phá sản.

Sai lầm đầu tiên của Long-Term là đã vượt ra khỏi phạm vi năng lực của mình. Nhưng điều đó cũng hẳn là sai nếu công ty quyết định mở rộng phạm vi năng lực bằng cách học hỏi, kiểm soát cảm xúc và thử nghiệm hệ thống trước khi nhảy cả hai chân vào.

Sự thất bại của Long-Term được quản lý bởi những “thiên tài” kinh tế không hẳn do thiếu năng lực hay thiếu may mắn. Những nhà quản lý tại công ty đã rất thành công trong vai năm đầu với phạm vi đầu tư ở mảng trái phiếu. Nhưng cái các “thiên tài” này còn thiếu, như Buffett từng nhấn mạnh, là một khuôn khổ trí tuệ chuẩn mực để không bị cảm xúc phá hủy.

Theo Cafef
Xem thêm:

>> Đến thiên tài ngàn năm có một này còn thua khi Trading huống hồ gì chúng ta
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
"Sự thất bại của Long-Term được quản lý bởi những “thiên tài” kinh tế không hẳn do thiếu năng lực hay thiếu may mắn"

Nguyên nhân của thất bại ko do năng lực hay may mắn thì do cái gì nhỉ :D
Thiếu iot trước thị trường thì nhận luôn cho nó nhanh , còn chống chế :D
:eek:"vì thị trường luôn đúng mà":eek:

Mình cũng thích câu nói của ông Buffett:)
"một khuôn khổ trí tuệ chuẩn mực để không bị cảm xúc phá hủy"
ko cảm xúc trước thị trường =
siêu công thức toán học = chân lý hay tượng đài kinh nghiệm bền vững tới mức ko thể phá hủy :eek:

Mình đang liên tưởng tới những quy luật của tự nhiên : vd như vòng quay của trái đất chẳng hạn , hàng nghìn hàng vạn năm mà 1 vòng của nó vẫn xấp xỉ 24h:D , giá trị vĩnh hằng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 98 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên