10 lý do tại sao ECB sẽ không tiếp tục nâng lãi suất vào ngày mai

10 lý do tại sao ECB sẽ không tiếp tục nâng lãi suất vào ngày mai

10 lý do tại sao ECB sẽ không tiếp tục nâng lãi suất vào ngày mai

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang phải đứng trước quyết định đánh đổi, một trong những quyết định gai góc nhất trong lịch sử 25 năm của ECB. Quyết định chính sách vào ngày 14 tháng 9 về việc có nên tăng lãi suất thêm một lần nữa trong chu kỳ thắt chặt 14 tháng hay không.

Christine Lagarde, chủ tịch ECB và các thành viên hội đồng khác mong muốn duy trì sự hài hoà trong tổ chức đối với bước tiếp theo của ECB như một cách quan trọng để bảo vệ uy tín của ECB. Nếu họ hành động khéo léo thì có thể đạt được thỏa hiệp tế nhị.

Liệu đợt tăng lãi suất tiền gửi chủ chốt lên 3,75% vào ngày 27 tháng 7 có phải là đợt tăng cuối cùng trong chuỗi thắt chặt hiện tại? Hay sẽ có một cú đẩy cuối cùng lên 4%? Dưới đây là 10 lý do tại sao việc dừng chu kỳ thắt chặt lãi suất lại hợp lý hơn.

1. Lạm phát bắt đầu được kiểm soát


Các quan chức ECB đã nhấn mạnh rằng các quyết định về lãi suất sẽ “phụ thuộc vào dữ liệu”. Số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tổng thể và lạm phát cơ bản của khu vực đồng euro đã giảm dần xuống 5,3% trong tháng 8, mặc dù vẫn chưa đạt mục tiêu 2% nhưng nó đã cung cấp đủ bằng chứng để biện minh cho việc "không tăng thêm lãi suất". Các dự báo cập nhật về lạm phát dự kiến sẽ cho thấy nhiều khả năng sẽ ở mức 2% vào năm 2025.




2. Khu vực đồng Euro cận kề suy thoái


Các nền kinh tế suy yếu - đặc biệt là ba tháng liên tiếp sản xuất công nghiệp giảm ở Đức - và hoạt động tín dụng chậm lại cho thấy việc thắt chặt của ECB đang tác động như thế nào đến nền kinh tế thực. ECB đã chậm chân so với FED trong việc thắt chặt, phản ánh sự tự mãn và đánh giá sai tình hình đối với lạm phát hồi năm 2021. Nhưng các quyết định chính sách tăng lãi suất sau đó - với độ trễ thông thường lên đến 18 tháng – đã đang có những tác động trên diện rộng.

3. ECB cố gắng làm chủ sự đánh đổi bất chấp thách thức


Khi càng tiến gần đến lãi suất đỉnh, cuộc tranh luận giữa hai phe bồ câudiều hâu tại ECB sẽ ngày càng gay gắt. Chủ tịch Lagarde sẽ phải thuyết phục công chúng và thị trường tài chính rằng việc duy trì mức lãi suất 3,75% không có nghĩa là việc giảm lãi suất sắp xảy ra. Thậm chí nó có thể báo trước sự gia tăng lãi suất thêm trong tương lai nếu lạm phát vẫn dai dẳng. Một nhiệm vụ giao tiếp khó khăn với thị trường nhưng không phải là không thể.

4. Dự trữ tối thiểu có thể tăng


Được thúc đẩy bởi Bundesbank (NHTW Đức), hội đồng đang cân nhắc xem liệu mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng có nên tăng từ 1% lên 2% nợ phải trả hay không. Điều đó sẽ đưa tỷ lệ phần trăm trở lại mức năm 2011. Bundesbank coi sự phụ thuộc nhiều hơn vào dự trữ tối thiểu là một công cụ 'hiện đại' - một sự đánh đổi quan trọng khác trong cán cân chính sách.

EUR 03.jpg



5. Để mắt đến bảng cân đối kế toán


ECB và các cổ đông ngân hàng trung ương đang cố thu hẹp bảng cân đối của Eurosystem vốn đã phình to sau 8 năm nới lỏng định lượng. Sau khi hoàn trả suôn sẻ các hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng vào mùa hè, lượng dự trữ vượt mức của ngân hàng đã giảm từ 5 nghìn tỷ euro xuống còn 3,6 nghìn tỷ euro. Việc giữ lãi suất không thay đổi có thể đi kèm với các biện pháp quản lý danh mục đầu tư tiếp theo của Eurosystem gồm các loại trái phiếu chính phủ khác nhau.

6. BoE và FED đã đi trước


Những động thái từ FED và BoE có thể đóng vai trò là kim chỉ nam hữu ích cho các cuộc thảo luận của ECB. Catherine Mann, người chống lạm phát mạnh mẽ nhất của BoE, có thể vẫn thuộc nhóm thiểu số với quan điểm rằng việc.thắt chặt của Anh nên tiếp tục. Hay những chỉ dẫn của Christopher Waller, thành viên hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang, rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành cẩn thận bất kỳ biện pháp thắt chặt nào nữa. Chúng có thể giúp ECB có những khuôn mẫu trong việc nên làm những gì.

7. Ngoại lệ của Đức, họ nên có giải pháp riêng


Một số lượng lớn những người quyết định tỷ giá trong hội đồng sẽ không muốn đưa ra sự đắn đo quá mức về tỷ lệ lạm phát của Đức cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực đồng euro. Lạm phát cao hơn ở Đức có thể giúp giảm bớt sự khác biệt mang tính truyền thống của khu vực đồng euro. Nếu Đức cần giảm tỷ lệ lạm phát của mình, nước này nên dựa vào các chính sách cơ cấu quốc gia, chứ không phải thắt chặt hơn nữa trên toàn khu vực đồng euro.

8. Cảnh giác với bài học năm 2011


Giai đoạn thắt chặt quá mức khu vực đồng euro vào mùa hè năm 2011 đóng một vai trò quan trọng trong những bài học lịch sử của ECB. Việc tăng lãi suất nhanh chóng bị đảo ngược khi Mario Draghi, người tiền nhiệm của Chủ tịch Lagarde, trở thành chủ tịch vào tháng 11 năm 2011. Rất ít người trong hội đồng muốn mạo hiểm đánh mất uy tín có thể xảy ra nếu việc này lặp lại.



9. Chú ý đến Ý


Các chính trị gia Ý tỏ ra lo lắng trước động thái thắt chặt gần đây của ECB. Vào cuối tháng 10, Fabio Panetta, thành viên hội đồng gồm sáu người của ECB, sẽ trở lại Rome để trở thành thống đốc của Banca d'Italia. Đánh dấu lần thứ hai - kể từ khi ECB hoạt động năm 1998 - việc một thành viên hội đồng quản trị của ECB rời đi để tiếp quản vị trí Thống đốc của một NHTW thuộc khối. Trong quá trình chuyển đổi, ECB có thể muốn áp dụng một biện pháp ổn định. Panetta sẽ mạnh mẽ bảo vệ quan điểm của Ignazio Visco, thống đốc hiện tại, rằng nguy cơ thắt chặt tín dụng “quá nhiều” sẽ lớn hơn nguy cơ “quá ít”.

10. Vấn đề của đầu tầu Bundesbank


Bundesbank có khả năng chỉ có lãi trở lại vào năm 2028-29, muộn hơn so với dự kiến trong báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 7, rõ ràng là do ngân hàng trung ương Đức đang đưa ra những giả định ít lạc quan hơn IMF. Những tổn thất này xảy ra do hậu quả chậm trễ của việc nới lỏng định lượng - QE. Bundesbank có thể thực hiện nhiều điều chỉnh bảng cân đối kế toán để tránh vốn chủ sở hữu âm. Các cân nhắc về lợi nhuận không có vai trò chính thức trong chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, xét về mặt số học thì việc tránh tăng thêm lãi suất tiền gửi sẽ giúp ngân hàng trung ương có lợi nhuận.

Trên đây là những lý do tại sao ECB có thể sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này. Và dù sao đi nữa, thị trường đang định giá cho cuộc họp này ở mức 50-50, tức là không hề có sự rõ ràng nào trong các khả năng. Do vậy, dù đi theo kịch bản nào, các trader cũng cần chuẩn bị cho những biến động mạnh tiềm ẩn.

Tham khảo: Omfif

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên