3 Tín hiệu giao dịch quan trọng nhất của chỉ báo MFI giúp trader hiểu hơn về bối cảnh của giá

3 Tín hiệu giao dịch quan trọng nhất của chỉ báo MFI giúp trader hiểu hơn về bối cảnh của giá

3 Tín hiệu giao dịch quan trọng nhất của chỉ báo MFI giúp trader hiểu hơn về bối cảnh của giá

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,398
29,053
Chỉ báo MFI là chỉ báo sức mạnh tương đối được tính theo trọng số khối lượng phân tích cả khối lượng và giá cả để đo lường mục đích mua bán của thị trường.

Có thể nói việc phân tích khối lượng là phân đoạn quan trọng trong phân tích thị trường, và chỉ báo MFI của chúng ta là một trong những chỉ báo có thể cung cấp cho trader những thông tin quan trọng về khối lượng như vậy.

Nhìn vào chỉ báo MFI thì bạn sẽ thấy nó khá là giống với chỉ báo RSI, cả 2 chỉ báo này đều là chỉ báo đo lường sức mạnh của giá tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất đó là MFI kết hợp thêm khối lượng trong công thức tính của nó chứ không chì có mình giá cả.

Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho anh em trader về cách thức giao dịch chỉ báo này và hiểu hơn về cách thức áp dụng nó trong việc giao dịch.

Chỉ báo MFI


MFI không phải là chỉ báo nào xa lạ với anh em trader, cho nên chúng ta chỉ nói sơ qua vai trò của chỉ báo trong việc phân tích thôi nhé.

MFI là chỉ báo khối lượng giúp đo lường áp lực cũng như sức mạnh giao dịch đối với một tài sản cụ thể như cổ phiếu hoặc tiền tệ bằng cách phân tích giá và khối lượng giao dịch.

Các bạn nhìn hình bên dưới là giao diện của chỉ báo này, nó khá giống với RSI của chúng ta tuy nhiên thì nhìn có vẻ giống thôi chứ thực tế công thức tính toán của 2 chỉ báo này khác nhau, cho nên tín hiệu kỹ thuật mà 2 chỉ báo cũng cấp cũng sẽ khác nhau thôi:

upload_2023-11-13_10-28-24.png


MFI hoạt động như một chỉ báo dao động, nó cũng hoạt động trong mức 0-100, vai trò chính của nó là cung cấp cho nhà giao dịch biết được trạng thái của tài sản liệu có đang ở trong vùng quá mua hoặc vùng quá bán hay không. Cũng như tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo cũng cấp cho anh em trader tín hiệu đảo chiều của thị trường.



Cách giao dịch với chỉ báo MFI


Dưới đây là một vài cách thức mà chúng ta có thể giaod ịch với chỉ báo MFI mà anh em trader có thể áp dụng được trong quá trình giao dịch của mình nhé.

1. Tín hiệu quá mua quá bán


Tín hiệu quá mua của chỉ báo MFI được xác định khi bạn thấy giá tăng nhanh, vùng quá mua là vùng mà giá đã tăng rất nhiều, cho đến thời điểm hiện tại thì nó đã yếu dần nên thời điểm này là thời điểm mà thị trường có thể đảo chiều giảm giá.

Ngược lại tín hiệu quá bán là khi bạn thấy giá giảm nhanh đáng kể, vùng giá quá bán là vùng mà giá giảm nhiều cho đến thời điểm hiện tại thì áp lực bán này đã yếu đi và giá có thể sớm đảo chiều tăng giá.

Đối với chỉ báo MFI, thì mức 80 là vùng quá bán, nếu chỉ báo tăng lên phía trên mức 80 này sẽ thể hiện thị trường đang trong giai đoạn quá mua và ngược lại nếu chỉ báo giảm xuống bên dưới mức 20 thể hiện thị trường hiện tại đang trong tình trạng quá bán.

Các bạn nhìn hình bên dưới có thể thấy được giá cổ phiếu sau khi đạt đến vùng quá bán thì thị trường trở lại xu hướng tăng và đạt đến vùng quá mua:

upload_2023-11-13_10-29-12.png


Nếu như chỉ báo MFI tăng lên phía trên mức 90 thì đó được coi là tín hiệu thị trường đang trong tình trạng quá mua thực sự ngược lại nếu MFI giảm xuống bên dưới mức 10 thì đó là tình trạng quá bán thực sự. tuy nhiên thì MFI vượt quá mức 90 và 10 hiếm khi xảy ra vì nó cho thấy biến động giá không bền vững trong những trường hợp như thế.

Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu đang trong xu hướng tăng mạnh thì chỉ báo MFI tăng lên phía trên mức 80 lại có thể là tín hiệu giá đang tăng mạnh và thị trường có thể tiếp tục tăng lên trong điều kiện này nhé. Ngược lại với xu hướng giảm cũng như thế, nếu giá giảm xuống bên dưới mức 20 lại là tín hiệu cho thấy xu hướng có thể tiếp tục giảm thêm với điều kiện đó là giá phải nằm trong xu hướng giảm.






2. Tín hiệu phân kỳ


Tín hiệu giao dịch thứ hai được nhiều trader sử dụng để giao dịch đảo chiều đó là tín hiệu phân kỳ trên chỉ báo MFI này, vì tín hiệu phân kỳ là tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều mạnh mẽ.

Tín hiệu phân kỳ tăng giá

Phân kỳ tăng giá xuất hiện khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng chỉ báo MFI lại tạo đáy cao hơn cho thấy dòng tiền đang tăng lên và cũng thể hiện thấy áp lực bán đang giảm và người mua sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường.

Tín hiệu phân kỳ tăng giá là tín hiệu mua tốt của trader.

Tín hiệu phân kỳ giảm giá

Tương tự thì phân kỳ giảm giá sẽ ngược lại đó là khi giá tạo đỉnh cao hơn trong khi chỉ báo MFI lại tạo đỉnh thấp hơn, điều này cho thấy áp lực mua giảm là lúc bên bán chiếm lĩnh thị trường, cũng là cơ hội tốt để nhà giao dịch bán ra.

Các bạn nhìn hình bên dưới, đây là tín hiệu phân kỳ giảm giá xuất hiện trong biểu đồ của cổ phiểu Tata Motors:

upload_2023-11-13_10-30-7.png


3. Tín hiệu dao động thất bại (Failure Swings)


Tương tự như tín hiệu phân kỳ, tín hiệu dao động thất bại cũng là tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều nhưng cần lưu ý rằng đó là dao động thất bại không hoàn toàn phụ thuộc vào giá mà nó phụ thuộc vào chỉ báo MFI.

Có 4 bước trong việc xác định một dao động thấy bại trong chỉ báo MFI, cụ thể như sau:



Đối với dao động thất bại tăng giá:
  • Chỉ báo MFI cần giảm xuống bên dưới mức 20 thể hiện thị trường hiện tại nằm trong tình trạng quá bán
  • Sau đó thì chỉ báo MFI lại tăng lên phía trên mức 20
  • Sau đó giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì phía trên mức 20
  • MFI tăng vượt lên trên đỉnh trước đó
Đối với dao động thất bại giảm giá
  • Chỉ báo MFI cần tăng lên phía trên mức 80 thể hiện thị trường hiện tại nằm trong tình trạng quá mua
  • Sau đó thì chỉ báo MFI lại giảm ngược xuống lại bên dưới mức 80
  • Sau đó tăng nhẹ lên những vẫn duy trì được bên dưới mức 80
  • MFI giảm ngược trở lại phá vỡ đáy trước đó
4 bước này thể hiện cho thấy một dao động thất bại trong chỉ báo MFI và thành công trong việc đảo chiều ngược lại.

Trên đây là những tín hiệu quan trọng từ chỉ báo MFI mà chúng ta có thể sử dụng được trong quá trình giao dịch.

Anh em có thể áp dụng chỉ báo như một tín hiệu xác nhận lại cho điểm vào lệnh hoặc kết hợp thêm để làm điểm hợp lưu với chỉ báo khác chứ chúng ta không nên sử dụng chỉ báo này một cách độc lập như vậy khả năng thành công từ tín hiệu của chỉ báo sẽ không cao.

Hy vọng bài viết giúp anh em hiểu thêm về MFI nhé.

Mời các bạn tham khảo bài viết.

Trích nguồn: elearnmarkets
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,790 Xem / 1,106 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 894 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 374 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,544 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 628 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,928 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,393 Xem / 279 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên