4 Nỗi sợ luôn thường trực ở mỗi trader và cách để vượt qua

4 Nỗi sợ luôn thường trực ở mỗi trader và cách để vượt qua

4 Nỗi sợ luôn thường trực ở mỗi trader và cách để vượt qua

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,341
32,523
Xin chào cả nhà!

Từ thời kỳ tiền sử, con người chúng ta đã quen với trải nghiệm nỗi sợ hãi như một cơ chế sinh tồn. Nhưng trong thế giới hiện đại, nhiều điều mà chúng ta vốn quen sợ hãi đã không còn chỗ đứng trong cuộc sống của chúng ta nữa.

Bốn nỗi sợ lớn mà các trader gặp phải thường xuất phát từ nỗ lực sinh tồn tương tự. Nhưng nếu để 4 nỗi sợ đó tồn tại, trader có thể sẽ rất chật vật và gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân vượt qua những giai đoạn thị trường trắc trở.

Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết 4 nỗi sợ phổ biến nhất trong trading và cách để đối phó với chúng.

1. Nỗi sợ sai


4-Noi-so-chinh-cua-trader-TraderViet1.jpeg

Nỗi sợ cơ bản này của trader nhìn chung là cảm giác mà mọi người phải đối mặt với phân tích của họ. Điều này thường biểu hiện ở việc sợ phải hành động.

Các trader tham gia giao dịch một cách kém tự tin hơn và khi thị trường bắt đầu "giở trò", thì sự thiếu tự tin lại càng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến các trader phải đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu suy nghĩ.

Trader có thể thoát lệnh sớm, không tin tưởng vào phân tích kỹ thuật của mình, v.v. Điều này thường có thể liên quan đến hiệu ứng tâm lý "recency effect" - một cảm giác trong đó trader tự nhủ rằng họ không thể chịu thêm một khoản lỗ nào nữa. Nỗi sợ này có thể để lại tác động cực kỳ tiêu cực đến khả năng ra quyết định của bạn.

Một yếu tố phổ biến khác dẫn đến cảm giác sợ sai là vì chúng ta có thể cảm thấy sự cam kết với gia đình hoặc những người quan trọng khác. Sau một trade thua đau đớn, chúng ta cảm thấy như thể bản thân không được phép đến gặp họ và nói với họ rằng chúng ta vừa có một trade thua nữa. Để bản thân bị vây quanh bởi môi trường căng thẳng như thế này có thể là chất xúc tác giúp bạn thuyết phục mình về khả năng "không thể sai lầm" như một phương pháp đối phó, thay vì đối mặt với hậu quả của những thua lỗ.

Nỗi sợ phải đối mặt với những người bạn yêu thương có thể khiến bạn thoát lệnh quá sớm hoặc thậm chí không thực hiện được giao dịch. Bạn có thể dời dừng lỗ của mình nhanh hơn, không phải do thị trường thay đổi, mà là do cảm xúc của chính bạn. Nếu giao dịch đi ngược lại với bạn khi bạn đang bị nỗi sợ hãi bao trùm, bạn có thể sẽ bình quân giá xuống, giao dịch trả thù, rời bỏ kế hoạch giao dịch của mình v.v. Kết quả có thể sẽ rất thảm khốc!


2. Nỗi sợ mất tiền


4-Noi-so-chinh-cua-trader-TraderViet3.jpeg

Đây thường là nỗi sợ to lớn đối với những trader giao dịch vị thế quá lớn và chịu thua lỗ. Điều nghịch lý là, trading là trò chơi mạo hiểm tiền để kiếm nhiều tiền hơn và nhiều trader không đủ trưởng thành để chấp nhận thua lỗ, hoặc không thể hạn chế thua lỗ theo cách mà họ có thể chấp nhận được.

Do không có kế hoạch giao dịch phù hợp và khả năng chấp nhận mất mát, trader có thể nảy sinh nỗi sợ mất tiền, điều này có thể tạo ra nỗi sợ không dám vào lệnh khi thời cơ đã đến. Bỏ lỡ điểm entry tốt nhất vì bạn nghi ngờ bản thân có thể là một thói quen vô cùng nguy hiểm. Bạn sẽ thực hiện những giao dịch chẳng thấm tháp là bao và nhận về lợi nhuận không đáng kể. Trader có xu hướng sợ nỗi sợ mất tiền hơn là hài lòng khi kiếm được lợi nhuận.

Bị ám ảnh bởi nỗi sợ mất tiền, trader thường tìm đến giải pháp của bên thứ ba cho vấn đề của họ, thay vì tìm kiếm giải pháp từ bên trong. Điều này có nghĩa là, tìm kiếm một người cố vấn tốt hơn, các chỉ báo xịn hơn, một hệ thống ngon hơn, v.v. Thực tế là khi bạn giao dịch, chẳng có hệ thống nào đảm bảo tỷ lệ thắng 100%. Do đó, bạn phải nỗ lực rèn luyện khả năng chịu đựng mất mát vì đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Bạn có phải là trader chiến thắng hay không, điều đó còn phụ thuộc vào cách bạn phản ứng và điều chỉnh rủi ro để giảm thiểu tổn thất!



3. Nỗi sợ bỏ lỡ


4-Noi-so-chinh-cua-trader-TraderViet2.jpeg

Nỗi sợ bỏ lỡ (hay còn gọi là FOMO) là một chất xúc tác quan trọng khác dẫn đến những quyết định giao dịch tồi tệ. Một trader có thể chớp lấy cơ hội sớm hoặc muộn.

Ví dụ, điều này giống như việc bạn nhìn thấy một động thái mạnh mẽ trên thị trường và nói: "Tôi biết mà, đáng nhẽ tôi phải vào lệnh mới đúng!", sau đó, bạn nhảy vào và chứng kiến thị trường đi ngang, đưa bạn vào một giao dịch rất căng thẳng.

Hoặc, bạn cũng có thể vào lệnh hơi sớm và tiếp tục giao dịch trong đau đớn trong khi giá di chuyển theo hướng bất lợi. Nếu điều này xảy ra trong một giao dịch thực tế, bạn có thể thấy mình chịu đựng drawdown (sụt giảm tài khoản) và gồng lỗ.

Nếu bạn cam kết chỉ giao dịch khi có tín hiệu xác nhận từ thị trường, thì bạn sẽ không vào được tất cả các giao dịch của mình, nhưng những giao dịch mà bạn vào được sẽ khá chính xác và dồi dào phần thưởng!

4. Nỗi sợ để lợi nhuận trên thị trường


4-Noi-so-chinh-cua-trader-TraderViet4.jpeg

Nỗi sợ hãi lớn cuối cùng mà các trader phải đối mặt là chứng kiến các giao dịch có lợi nhuận của họ bị bào mòn và toàn bộ lợi nhuận sẽ bốc hơi. Kết quả là, bạn sẽ chốt lời một giao dịch quá nhanh và quá ít.

Một mặt khác của nỗi sợ này là, trader sẽ không chốt lời vào đúng thời điểm, mà thay vào đó lại tự nhủ rằng, giá sẽ tăng trong tương lai và sau đó sẽ rút tiền ra. Trong trường hợp này, giá có thể chống lại bạn, khiến bạn bị hoà vốn hoặc thậm chí thua lỗ.

Để đối phó với nỗi sợ này, bạn cần có một chiến lược thoát lệnh vững chắc và kiên nhẫn tuân theo nó. Bạn nên thực hành và biết mình muốn thu được gì từ thị trường, chứ không nên nhìn vào những gì bạn có thể có hoặc đáng lẽ phải thu được.


Lời kết


Suy cho cùng, bạn cần biết bạn giao dịch vì mục tiêu dài hạn, chứ không phải để đạt được lợi ích ngắn hạn, nhanh chóng. Giao dịch thành công và bền vững là một cuộc chạy đua marathon, chứ không phải chạy nước rút.

Bạn sẽ không bao giờ có thể tận dụng tối đa tiềm năng của mọi biến động trên thị trường và bạn cần điều chỉnh kỳ vọng của mình để chấp nhận thực tế này. Giống như bất kỳ nỗi sợ hãi nào, việc tránh và đối phó với nó là tuỳ thuộc ở bạn.

Nhưng nếu bạn biết các dấu hiệu cảnh báo và có thể nhìn thấy những cái bẫy đã được giăng sẵn từ trước, bạn sẽ dễ dàng tránh chúng hơn và biết cách giải quyết hậu quả của chúng nhỡ đâu bạn có trở thành nạn nhân của chúng.

Nguồn: the5ers.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 786 Xem / 38 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 188 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 20 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 3 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 5,178 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 171 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên