6 Khái niệm kỹ thuật trader nên NẮM VỮNG trước khi bắt tay vào giao dịch trong thị trường thật

6 Khái niệm kỹ thuật trader nên NẮM VỮNG trước khi bắt tay vào giao dịch trong thị trường thật

6 Khái niệm kỹ thuật trader nên NẮM VỮNG trước khi bắt tay vào giao dịch trong thị trường thật

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,048
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader những khái niệm kỹ thuật cơ bản nhất mà trader cần nắm trước khi thực sự bắt tay vào giao dịch. Đây là những khái niệm kỹ thuật mà ít nhiều trong quá trình giao dịch bạn có thể sẽ dùng tới.

1. Mô hình hai đáy/hai đỉnh


Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất và được rất nhiều trader sử dụng trong việc phân tích thị trường.

upload_2023-6-24_18-3-23.png

Trong đó mô hình hai đỉnh xuất hiện khi thị trường từ chối cùng một mức giá tới hai lần và sau đó quay đầu giảm. Vùng đáy giữa 2 đỉnh được xem là đường viền cổ. Khi giá phá vỡ đáy này chúng ta có thể bán ra và thoát giao dịch khi giá vượt qua độ lớn từ điểm từ chối giá đến đường viền cổ.

Hình bên dưới là mô hình hai đỉnh:

upload_2023-6-24_18-3-43.png


Tương tự, mô hình hai đáy sẽ ngược lại. Khi thị trường từ chối cùng một mức giá hai lần và sau đó quay đầu tăng lên. Vùng đỉnh giữa 2 đáy được xem là đường viền cổ. Khi giá phá vỡ đỉnh này chúng ta có thể mua lên và thoát giao dịch khi giá vượt qua độ lớn từ điểm từ chối giá đến đường viền cổ.

upload_2023-6-24_18-4-7.png



2. Vùng cung/Vùng cầu


Vùng cầu ( Demand Zone) là vùng tồn tại áp lực mua mạnh và ngược lại vùng cung (Supply Zone) là vùng tồn tại áp lực bán mạnh.

upload_2023-6-24_18-6-4.png

Khi bạn thấy giá hình thành các nến có đuôi nến tại một vùng giá nhất định và cũng không thể vượt qua được vùng đó, thì đó là những vùng cung cầu tiềm năng.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-6-24_18-5-19.png


Các vùng cung cầu trở thành những vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng mà trader tập trung giao dịch rất nhiều tại đó.

3. Vùng hỗ trợ/kháng cự


Vùng hỗ trợ là một vùng mà giá sẽ được giữ lại tại đó và sau đó bật tăng lên từ vùng này. Các vùng hỗ trợ cũng giống như những vùng cầu, đều tồn tại áp lực mua tiềm năng.

Ngược lại vùng kháng cự là những vùng tồn tại áp lực bán và chúng giống như những vùng cung vậy.

Hình bên dưới là ngưỡng hỗ trợ kháng cự:

upload_2023-6-24_18-7-17.png

Khi giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ, trader sẽ tìm cách mua lên và ngược lại khi tiếp cận ngưỡng kháng cự thì trader sẽ tìm cách bán xuống.

upload_2023-6-24_18-7-42.png




4. Hỗ trợ và kháng cự hoán đổi vai trò


Có một đặc điểm quan trọng trong việc sử dụng kháng cự hỗ trợ mà trader cần nắm đó là khi một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành kháng cự và ngược lại, khi một ngưỡng kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành hỗ trợ.

upload_2023-6-24_18-8-36.png

Giá thường quay trở lại ngưỡng hỗ trợ kháng cự bị phá để kiểm tra lại và trader có thể tìm cách giao dịch tại những ngưỡng này.

Hình bên dưới là một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ và trở thành kháng cự:

upload_2023-6-24_18-8-57.png


Chúng ta thấy sau khi giá phản ứng với ngưỡng hỗ trợ bị phá trước đó như một ngưỡng kháng cự thì sau đó giá giảm mạnh.

5. Mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm


Mô hình cờ là môt hình tiếp diễn thường xuất hiện trong điều kiện thị trường có xu hướng.

Trong đó mô hình cờ giảm sẽ xuất hiện trong điều kiện xu hướng giảm, trong quá trình giảm giá, thị trường sẽ chững lại và tích lũy thành một vùng giá khá hẹp. Sau khi phá vỡ hỗ trợ của mô hình thì thị trường có khả năng sẽ tiếp diễn xu hướng giảm.

Như hình bên dưới là mô hình cờ giảm:

upload_2023-6-24_18-10-4.png

Nói đơn giản như sau: Xu hướng giảm -> tích lũy -> phá vỡ hỗ trợ vùng tích lũy = hình thành đáy mới.

Mô hình cờ tăng của chúng ta sẽ ngược lại, nó xuất hiện trong điều kiện thị trường có xu hướng tăng. Khi thị trường chững lại và tích lũy thành một vùng giá đi ngang hẹp và sau đó phá vỡ kháng cự của mô hình thì thị trường có khả năng sẽ tiếp diễn xu hướng tăng.

Các bạn nhìn hình bên dưới là mô hình cờ tăng:

upload_2023-6-24_18-10-53.png



6. Đỉnh đáy cao hơn/Đỉnh đáy thấp hơn


Dựa vào đỉnh đáy là cách thức cơ bản nhất để xác định cấu trúc của thị trường.

Nếu thị trường có xu hướng tăng thì chúng ta sẽ thấy giá hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (hay còn gọi là Higher High) và đáy sau cao hơn đáy trước (hay còn gọi là Higher Low).

Như hình bên dưới là cấu trúc thị trường tăng giá:

upload_2023-6-24_18-11-23.png

Tương tự cấu trúc giảm giá sẽ ngược lại, thị trường sẽ hình thành đỉnh thấp hơn (Lower High) và đáy thấp hơn (Lower Low).

Trên đây là những khái niệm kỹ thuật cơ bản nhất mà chúng ta cần nắm trước khi giao dịch. Ít nhiều trong số này chúng ta sẽ dùng để phân tích thị trường hoặc để tìm cơ hội vào lệnh.

Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: Twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 111 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 4 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,706 Xem / 89 Trả lời
  • khapham1010 trong Sách Trading - Tài liệu Trading 125,417 Xem / 610 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 524 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,565 Xem / 506 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên