Các nguyên tắc cơ bản không quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng cảm xúc – chỉ có các biểu đồ mới quan trọng.

Các nguyên tắc cơ bản không quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng cảm xúc – chỉ có các biểu đồ mới quan trọng.

Các nguyên tắc cơ bản không quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng cảm xúc – chỉ có các biểu đồ mới quan trọng.

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,872
84,482
Hello anh em,

Đây là 1 series có tên là "The Traders Journey" của "Tensile trader" (nhà giao dịch bền bỉ) - Gatis Roze. Series này sẽ nêu lên những luận điểm và hướng dẫn anh em tham gia quá trình đầu tư, giao dịch để từ đó đạt được sự thịnh vượng của chính bản thân mình. Series này không chỉ là về đầu tư, giao dịch, mà còn bàn về tài chính cá nhân, chia thành 6 bậc chính: Quản lý tiền, Đầu tư, bàn về bản thân nhà giao dịch, phân tích thị trường, Lộ trình đầu tư/giao dịch, Theo dõi danh mục,... Hy vọng sẽ tạo thêm hứng thú cho anh em và hỗ trợ anh em trong quá trình đầu tư/giao dịch của mình.

Series này được tổng hợp từ các bài blog cá nhân của tác giả Gatis Roze nên có thể có những nội dung hơi trùng lắp, nhưng có gì mình sẽ điều chỉnh sau, và series này sẽ được đăng mỗi buổi trưa trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

Vì tựa hơi dài nên mình không đặt tựa chính. Đây là bài 120 thuộc series "Nhật ký của một nhà giao dịch bền bỉ"

-------​

Lịch sử rất quan trọng, bởi vì mọi thứ diễn ra trong tương lai đều là bản sao của chính nó. John Kenneth Galbraith trong bộ phim tài liệu của PBS - The Crash of 1929 đã từng nói rằng: “Cứ sau 30 năm hoặc lâu hơn, chúng ta có thể đoán trước được rằng thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh lớn, bởi vì đó dường như là khoảng thời gian mà mỗi thế hệ cần để quên đi những bài học của thế hệ trước”.

Trải qua nhiều thập kỷ giao dịch, tôi là người có được những trải nghiệm sâu sắc nhất về cách mà lịch sử được lặp lại. Tôi tiếp thu kinh tế học và lịch sử thị trường của những năm 1920 từ việc đọc sách. Tôi trưởng thành vào cuối những năm 1980, khi Nhật Bản được cho là cường quốc kinh tế toàn cầu mới với những bước tiến không thể ngăn cản. Tôi đã trải qua thời kỳ bùng nổ công nghệ và viễn thông vào cuối những năm 1990 với cuộc cách mạng được cho là đã thay đổi các quy tắc kinh tế, cho phép tăng trưởng nhanh chóng. Một bài học quan trọng được rút ra là: Các nguyên tắc cơ bản không quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng cảm xúc – chỉ có các biểu đồ mới quan trọng.

crash_of_1929.jpeg


Khi con lắc dao động giữa hai thái cực sợ hãi và tham lam, biểu đồ sẽ giúp chúng ta nắm bắt và định lượng chính xác tâm lý chung của hàng triệu nhà đầu tư. Với biểu đồ trước mắt, tôi thấy đám đông người mua kẻ bán xô đẩy nhau trên chiến trường giá cả, nơi mà các mức đỉnh/đáy trong ngày đại diện cho ranh giới của trận chiến ngày hôm đó, cho thấy sự chiến thắng hay thất bại của một trong hai phe tham chiến. Tại một số ngày nhất định, chiến trường sẽ rất hẹp, đi kèm với khối lượng thấp thể hiện sự cân bằng giữa những người tham gia thị trường.

Tôi phải thừa nhận một thực tế rằng, những cảm xúc cơ bản của con người không bao giờ thay đổi – cho dù tôi đang nghiên cứu về vụ sụp đổ năm 1929 hay vụ vỡ bong bóng nhà đất 2008. Có thể những người tham gia thị trường là khác nhau, nhưng cảm giác hưng phấn và tham lam của các nhà đầu tư vẫn sẽ trở thành con mồi cho sự cám dỗ của suy nghĩ “kiếm tiền dễ dàng” hoặc các kế hoạch “làm giàu nhanh chóng”, ngay cả khi họ biết rằng sự bùng nổ luôn là khởi đầu của sự phá sản, lặp đi lặp lại theo chu kỳ hàng trăm năm.

Như Jesse Livermore đã nói, “Mọi cổ phiếu đều có tính cách giống như con người. Nó có cá tính, một cá tính riêng biệt. Nó có thể hung hăng, dè dặt, quá khích, căng thẳng, bất thường, nhàm chán, mạnh mẽ, lý trí, có thể đoán trước, không thể đoán trước. Tôi nghiên cứu cổ phiếu như nghiên cứu con người; sau một thời gian, phản ứng của chúng đối với một số bối cảnh nhất định là có thể đoán trước được”.

Hãy thử thuê bộ phim The Crash of 1929 của Netflix, bộ phim tài liệu dài 60 phút của PBS được thực hiện vào năm 2009. Hãy xem biểu cảm của những người tham gia thị trường khi theo dõi biểu đồ giá và khối lượng & liên kết cảm xúc thực của những người này với biểu đồ giá và khối lượng giao dịch của ngày hôm đó. Bài học mà tôi đã học được là: Hãy xem xét kỹ các biểu đồ giá, khối lượng hàng ngày và thực sự suy nghĩ về cảm xúc của những người tham gia thị trường hôm đó - những người đang đặt cược đồng tiền mồ hôi xương máu của họ vào thị trường. Nếu bạn có thể hiểu được những thứ đang diễn ra, thì bạn đang nắm giữ chiếc chìa khóa mở khóa những thông tin ẩn giấu bên trong biểu đồ của mình.

Giao dịch tốt; kỷ luật tốt!
- Gatis Roze, MBA, CMT
- Grayson Roze​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 11 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295,896 Xem / 1,398 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,652 Xem / 280 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,837 Xem / 507 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 647 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên