Cách đọc Báo Cáo Tài Chính của huyền thoại chứng khoán Benjamin Graham

Cách đọc Báo Cáo Tài Chính của huyền thoại chứng khoán Benjamin Graham

Cách đọc Báo Cáo Tài Chính của huyền thoại chứng khoán Benjamin Graham

Cọp ăn chay

Active Member
477
953
Xin chào anh em, hôm bữa vô tình thấy một bài viết về cụ Ben Graham trên diễn đàn, tự nhiên mình cũng bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tập tành trong thị trường tái chánh, lãnh vực của mình học đầu tiên là chứng khoán (tất nhiên rồi vì mê buffet mà :D), mặc dù giờ chủ yếu của mình là forex nhưng cảm xúc khi mình xem lại những huyền thoại về chứng khoán vẫn y như lúc ban đầu và ben graham, walter schloss là những tượng đài trong lòng mình, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến anh em góc nhìn báo cáo tài chánh của cụ ben graham, hàng cổ điển nhưng theo quan điểm cá nhân của mình nó vẫn hiệu quả, đầu tiên hãy điểm sơ bộ qua về phương pháp này

Benjamin Graham là người sáng lập ra trường phái đầu tư giá trị dựa trên việc xác định giá trị nội tại của các công ty thông qua báo cáo tài chính. Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng thành Ben Graham nổi tiếng không phải vì kiến thức hay là những phi vụ đầu tư của ông mà là nhờ sự thành công của lứa học trò sau này. Tranh luận về vấn đề này một chút, đầu tiên là chúng ta hãy quay về những năm thập niên 1920 và 1930, khi đó thị trường chứng khoán giống như những buổi nghi thức tế lễ không hơn không kém, nhà đầu thời đó phần lớn đều rất mê muội và nghĩ rằng chứng khoán là một cái gì đó thuộc về siêu nhiên.

Nhưng Ben Graham đã đập tan những mơ hồ mê tín đó bằng một phương pháp rất khoa học bằng cách đọc các báo cáo tài chính và nhìn thẳng vào sự thật của các công ty. Thời đó học thuyết của ông chỉ vừa được định hình và căn bản vẫn chưa có ai hoàn thiện được nó, ông phải vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu và vừa trải nghiệm đầu tư để có thể hoàn thiện nó, nhưng yếu tố đó đã kìm hãm rất nhiều trong sự nghiệp đầu tư của ông, nên suốt cuộc đời ông chỉ duy nhất thương vụ ông bỏ 25% vốn của mình vào công ty GEICO, 8 năm sau lợi nhuận của ông là 1635%, từ đó ông nghỉ luôn không đầu tư không phân tích và cũng không kinh doanh gì nữa mà chỉ tập trung vào giảng dạy. Chỉ sau này người hoàn thiện được học thuyết của ông đó chính là cụ Warrent Buffett mà ngày nay chúng ta đều biết tới.



Ngày nay hầu hết các anh em đều học theo Warrent Buffet, cũng dễ hiểu vì muốn thành công phải học theo người thành công, đó là chân lý, nhưng hãy dành chút ít thời gian nhìn sâu vào vấn đề một tí và làm một phép so sánh, thế giới đầu tư của Warrent Buffet rất khác biệt so với anh em chúng ta ngay tại đây, vì hầu hết các thương vụ của ông đều tính từ trăm triệu và tỷ đôla và quan trọng nhứt ông đang sống ở một nơi có thể gọi là thánh địa của tài chánh không thua phố Wall là phố Mahathan, nếu làm một phép so sánh đơn giản thì chúng ta đang đá banh ở giải ao làng, vỉa hè còn cụ Buffet đang chơi ở giải ngoại hạng anh :eek:, vì thế chúng ta phải liệu cơm gắp mắm phương pháp của cụ Graham sẽ phù hợp hơn với chúng ta vì căn bản ngay từ đầu, cụ thiết kế ra phương pháp này là dành cho nhà đầu tư cá nhân với kim chỉ nam là không để mất tiền

Và đây là Case Study thực tế của cụ Graham mình đã dịch và chép ra bằng tay bảng BCTC của tập đoàn thép Bethlehem

upload_2023-11-14_18-10-23.jpeg


upload_2023-11-14_18-10-30.jpeg



Và dưới đây là những chỉ số để đánh giá tình hình doanh nghiệp theo góc nhìn của ông

a/ Biên lợi nhuận

Chúng ta lấy mục (4) chia cho (1)

= 27,271,108 : 294, 278, 287 = 9.2%

Chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Trong trường hợp này 9.2% có nghĩa là cứ mỗi một đô la bán được công ty sẽ có 0.092 cent giữ lại sau khi trừ đi các chi phí của hệ thống sản xuất, chỉ số này càng cao càng tốt, vì sau khi trừ thuế, cổ tức, lãi trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi..v..v thì nếu doanh nghiệp giữ lại càng nhiều thì lượng tiền mặt tái đầu tư càng mạnh. Biên lợi nhuận nên duy trì > 30%

b/ Thu nhập trên vốn đầu tư

Tổng thu nhập có sẵn này dùng cho việc chi trả lãi suất trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường .

Ta lấy: (5) : (20 + 21 + 22 + 23+ 24)

= 29,862,801 : 602,809,449 = 4.95%

Có nghĩa là vào năm 1928 kiếm được 4.95% trên tổng số tiền đầu tư vào việc kinh doanh, tỷ suất trung bình của 25 công ty thép là 6%, vì thế đây là một tỷ suất yếu

c/ Thu nhập trên lãi phải trả

Ta lấy mục (5) : (6)

29,862,801 : 11,276,879 = 2.65

Ở mặt bằng chung riêng về lĩnh vực công nghiệp Graham đề nghị trung bình nên ít nhất là 2.5 lần và 3 lần đối với trái phiếu công nghiệp cao cấp.

d/ Tỷ lệ lãi và thu nhập cổ tức cổ phiếu ưu đãi

(5) : (6 + 8) = 29,862,801 : (11,276,879 + 6,842,500) = 1.65

Graham tin rằng lãi suất cộng với cổ tức nên là 4 lần cho cổ phiếu ưu đãi ngành công nghiệp

e/ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu phổ thông (không tính cổ phiếu ưu đãi)

ta lấy mục (9) : (23) = 11,743,422 : 180,000,000 = 6.52$/ cổ phiếu

f/ Khấu hao trên chi phí nhà máy

ta lấy (3) : (16) = 13,658,355 : 654, 731,533 = 2.09%

Có nghĩa rằng trung bình vòng đời của các thiết bị trong mục tài sản (ngoại trừ bất động sản là mãi mãi) là 50 năm. Tỷ lệ 2.09% tương đối thấp so với trung bình của 13 công ty là 2.7% vào năm 1928.

g/ Khấu hao trên tỷ lệ doanh thu

Chúng ta lấy: (3) : (1) = 13,658,355 : 294,778,287 = 4.63%

h/ số tiền thặng dư trên thu nhập phải trả cổ tức

Chúng ta lấy: (10) : (7) = 9,943,422 : 18,585,922 = 53.5%

Việc tính toán này nên thực hiện hàng năm, nó sẽ cho chúng ta biết rằng công ty giữ lại bao nhiêu tiền để tái đầu tư, graham đề nghị nên chỉ dao động 30% - 40%.

i/ Vòng quay hàng tồn kho

Chúng ta lấy (1) : (14) = 294,778,287 : 61,539,137 = 4.7 lần

Đây là một tỷ lệ tốt, vòng quay hàng tồn kho rất quan trọng bởi vì nó cho chúng ta biết công ty mất bao lâu để xử lý hàng tồn kho trong năm, Graham đề nghị nên > 2

j/ số ngày phải thu khách hàng

Chúng ta dùng: (13) : (1)/365 = 41,951,654 : 294,778,287/365 = 52 ngày

Điều này có nghĩa là trung bình trong năm đó công ty nhận được dư nợ phải thu lên đến 52 ngày. Một con số đáng kinh ngạc, cái tỷ lệ này thường dùng để xác định chính sách tín dụng của công ty

k/ tỷ lệ vốn hóa

Chúng ta lấy : (20+21) : (20 + 21 + 22 + 23 + 24) =

207,886,797 : 602,809,449 = 34.4%

l/ Tỷ lệ tài sản trên nợ

Chúng ta lấy: (15) : (19) = 168,932,293 : 33,472,945 = 5.04

Một tỉ lệ rất tuyệt vời chứng tỏ công ty này rất ít nợ, Graham đặt ra nguyên tắc ít nhất phải > 2 lần

m/ Chỉ số thanh toán nhanh

(15 - 14) : (19) = 107,393,156 : 33,472,945= 3.2

Điều này có nghĩa là mổi cứ 1$ nợ sẽ có 3.2$ tài sản. Đây là một tỷ lệ rất tốt

n/ Giá trị sổ sách

Chúng ta lấy : (23 + 24) : 23 = 294,992,652 : 1,800,000 = 164$

Chúng ta lấy giá này so sánh với giá hiện tại của cổ phiếu, graham đề nghị nên mua cổ phiếu có giá thị trường = 2/3 giá trị sổ sách

o/ Chỉ số PE

Như nhiều bạn đã biết, graham khuyến nghị mua những cổ phiếu nào có pe < 15

Mình đã trình bày xong cách xem BCTC dưới góc nhìn của cụ Graham, bài viết sau mình sẽ làm một Case Study thực tế cổ phiếu của việt nam cho anh em, hẹn gặp lại
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 504 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 19 Trả lời
  • Lê Phạm Hoàn trong Hội Trader giao dịch Quỹ 247 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162,647 Xem / 416 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 296,748 Xem / 1,401 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 1 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 44 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên