Chi tiết về HĐTL Lúa Mì trên thị trường hàng hóa phái sinh

Chi tiết về HĐTL Lúa Mì trên thị trường hàng hóa phái sinh

Chi tiết về HĐTL Lúa Mì trên thị trường hàng hóa phái sinh
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----

Cùng với gạo và bắp thì lúa mì chính là loại cây lương thực được trồng nhiều nhất trên thế giới. Lúa mì hay còn được gọi là lúa miến, tiểu mạch, đây là loại thực phẩm quan trọng cho loài người. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao lúa mì là loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh, lên men sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học. Cùng với những giá trị về kinh tế và dinh dưỡng mà lúa mì mang lại hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại lương thực này cũng như tiềm năng của nó trên thị trường giao dịch hàng hoá nhé.

Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh Lúa mì


Nơi trồng trọt


Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á được trồng khoảng năm 3000 TCN, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha.

Ngày nay, lúa mì được trồng khắp nơi trên thế giới, trong đó ở Mỹ lúa mì trồng hầu hết ở 42 tiểu bang.

Lúa mì có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có hàm lượng chất dinh dưỡng, điều kiện trồng khác nhau, bao gồm:
  • Lúa mì mùa đông cứng: Được trồng ở các bang Đồng bằng như Colorado, Kansas, Nebraska, Oklahoma, Texas. Kansas cho đến nay là vùng có sản lượng trồng lúa mì lớn nhất. Lúa mì mùa đông cứng có hàm lượng protein cao, chủ yếu được sử dụng làm bánh mì, bột làm bánh.
  • Lúa mì mùa đông đỏ mềm: Hàm lượng protein thấp hơn lúa mì mùa đông cứng, được trồng ở các bang miền Trung và miền Nam nước mỹ. Đây là loại lúa mì lớn thứ hai về sản lượng. Được sử dụng chủ yếu trong sản xuất bánh quy và bánh ngọt.
  • Lúa mì trắng: Được trồng chủ yếu ở Tây Bắc và xuất khẩu ra ngoài bờ biển Thái Bình Dương.
  • Lúa mì mùa xuân cứng: Đây là loại lúa mì có hàm lượng protein cao nhất, được sử dụng để làm các loại bánh mì.
  • Lúa mì durum: Đây là loại lúa mì trồng đại trà hiện nay. Đây là loại lúa mì được phát triển thông qua chọn lọc nhân tạo từ lúa mì emmer thuần hoá được trồng ở Trung Âu và Cận Đông vào khoảng 7.000 TCN.
>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/61724/

Sản lượng


Như đã nói ở trên, lúa mì là loại lương thực được trồng nhiều nhất trên thế giới chỉ sau lúa gạo và bắp.

Top 10 quốc gia sản xuất lúa mì lớn nhất trên thế giới:
  1. Trung Quốc. Tổng sản lượng: 125,6 triệu tấn/năm
  2. Ấn Độ. Tổng sản lượng: 94,3 triệu tấn/năm
  3. Mỹ. Tổng sản lượng: 61,6 triệu tấn/năm
  4. Pháp. Tổng sản lượng: 40 triệu tấn/năm
  5. Nga. Tổng sản lượng: 37,8 triệu tấn/năm
  6. Australia. Tổng sản lượng: 30 triệu tấn/năm
  7. Canada. Tổng sản lượng: 27,1 triệu tấn/năm
  8. Pakistan. Tổng sản lượng: 23,6 triệu tấn/năm
  9. Đức. Tổng sản lượng: 22,5 triệu tấn/năm
  10. Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng sản lương: 20,3 triệu tấn/năm

Khả năng thu hoạch


Tuỳ vào khu vực địa hình cùng với điều kiện thời tiết, khí hậu mà lúa mì sẽ được trồng và thu hoạch vào những tháng khác nhau. Vào mùa đông lúa mì ở trạng thái ngủ đông dưới tuyết, thông thường vào khoảng từ 110 ngày đến 130 ngày từ khi gieo trồng cho đến thu hoạch phụ thuộc vào những điều kiện nói trên.

Dưới đây là thời gian thu hoạch lúa mì của một số nước:

upload_2022-4-13_15-29-49.png

Thời gian thu hoạch lúa mì của một số nước

Ứng dụng


Giá trị dinh dưỡng mà lúa mì mang lại vô cùng cao. 100 gram lúa mì mùa đông đỏ cứng chứa khoảng 12,6gr protein, 1,5gr chất béo, 71gr carbohydrate, 12,2gr xơ tiêu hoá và 3,2 mg sắt. Ngoài ra lúa mì chứa rất nhiều chất khoáng, vitamin và chất béo.

Lúa mì được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại bánh mì cao cấp với bột lúa mì có hàm lượng protein cao, làm bánh quy, hoặc thức ăn gia súc,..

Ngoài là thực phẩm, cung cấp lương thực cho mọi người thì lúa mì còn được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác như là:
  • Ngành công nghiệp dược phẩm sử dụng gluten trong lúa mì để sản xuất viên nang.
  • Ngành công nghiệp giấy: Phủ lên các sản phẩm giấy
  • Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp sử dụng mầm lúa mì (giàu vitamin E) để sản xuất xà phòng và kem
  • Lúa mì còn đóng một vai trò nhỏ trong việc sản xuất ethanol sinh học.
  • 72% là chiết xuất từ lúa mì khi chế biến, 28% còn lại được sử dụng sản xuất chăn nuôi
upload_2022-4-13_15-30-18.png

Các sản phẩm được sản xuất từ lúa mì

Tình hình xuất nhập khẩu


Theo báo cáo của USDA, các thị trường tiêu thụ lúa mì nhiều nhất là Bắc Phi với 27,88 triệu tấm, tiếp theo là các nước Đông Nam Á với 25,82 triệu tấn, Trung Đông với 16,36 triệu tấn, Brazil với 6,9 triệu tấn, Bangladesh với 6,1 triệu tấn, Nhật Bản với 5,54 triệu tấn, sau cùng là Nigeria với 4,7 triệu tấn. Hầu hết những quốc gia này không thể sản xuất lúa mì hoặc chỉ sản xuất được với số lượng ít nên tiêu thụ chủ yếu là nhập khẩu.

USDA dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu 2019/2020 sẽ đạt 753,76 triệu tấn, tăng 17,2 triệu tấn tương đương 2,3%.

Cũng theo USDA dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu năm 2019/2020 đạt 179 triệu tấn, tăng 6,64 triệu tấn tương đương 3,8%.

Do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng cao, dự báo sản lượng sản xuất lúa mì sẽ ngày càng tăng.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60984/

Hợp đồng tương lai lúa mì là gì?


Mối quan hệ giữa giá lúa mì và giá hợp đồng tương lai lúa mì trên sàn giao dịch


Hợp đồng tương lai lúa mì là tại đó nông dân sẽ giao dịch một một khối lượng lúa mì nhất định với một mức giá được xác định trước, việc vận chuyển hàng hoá sẽ được thực hiện ở một thời điểm trong tương lai.

Chúng ta thường ít nghe thấy cùng một sản phẩm nhưng lại có hai giá khác nhau. Tuy nhiên, trong giao dịch phái sinh hàng hoá thì đấy là điều bình thường, hai giá chính là giá giao ngay với giá kỳ hạn tiêu chuẩn.

Sự khác biệt giữa giá giao ngay với giá kỳ hạn tiêu chuẩn gọi là Basis. Những nguyên nhân có thể gây ra sự khác biệt giữa hai giá này là do chi phí vận chuyển, kho bãi, biến động cung-cầu trong ngắn hạn cộng với những tác động về giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu nhu cầu quá lớn còn nguồn cung lại quá nhỏ, giá giao ngay có thể tăng lên cao hơn so với giá kỳ hạn tiêu chuẩn làm Basis mạnh lên.

Mặt khác, nếu nhu cầu trên thị trường yếu ớt còn nguồn cung thì vẫn dồi dào, giá giao ngay có thể giảm so với giá kỳ hạn, làm Basis yếu đi.

Những yếu tố trên có thể làm cho giá lúa mì thô bị ảnh hưởng. Đều đó sẽ kéo theo sự ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch hàng hoá phái sinh lúa mì.

Chức năng của Hợp đồng tương lai Lúa mì


Đối với nông dân


  • Các NĐT cụ thể là nông dân tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh lúa mình để có thể giảm thiểu rủi ro bất ổn về giá cả cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất.
  • Đảm bảo hơn về đầu ra cho lúa mì, hạn chế thấp nhất mức rủi ro về giá, tránh tình trạng mất giá, ép giá, mất mùa cho nông dân.

Đối với NĐT thực hiện giao dịch


  • Các NĐT có thể chọn các hợp đồng tương lai, kết hợp với chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở/đóng vị thế phù hợp trên một khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn giá trị hợp đồng.
  • Đa dạng hoá các danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho cái NĐT cũ.

Chi tiết hợp đồng tương lai lúa mì


upload_2022-4-13_15-31-23.png

Chi tiết hợp đồng tương lai lúa mì

Có nên đầu tư giao dịch hàng hoá lúa mì?


Lúa mì là nguồn cung quan trọng và hầu như không thể thiếu trong đời sống của con người. Có thể nói giá trị của nó chỉ có thể tăng chứ không hề giảm.

Giao dịch hàng hoá phái sinh được các chuyên gia đánh giá sẽ là một nguồn sáng mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho cả người mua và người bán cùng với tính thanh khoản cao.

Ngày 24/6/2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức bổ sung thêm hợp đồng tương lai lúa mì Kansas (KWE). Tương tự với Lúa mì Chicago (ZWA), Lúa mì Kansas được đánh giá là một trong những sản phẩm có tính thanh khoản cao, là mặt hàng tiềm năng và thu hút nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Việc bổ sung thêm sản phẩm có thể chứng minh được “sức hút” của nhóm sản phẩm này đối với các nhà đầu tư. Mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư chấp nhận thử thách.

Qua những phân tích trên, các nhà đầu tư cũng có câu trả lời cho riêng mình. Việc đầu tư phải kết hợp với cả quá trình học hỏi và tự cập nhật kiến thức cho chính mình. Việc lựa chọn hàng hoá đầu tư cũng vô cùng quan trọng, hãy tìm hiểu kỹ về nó, bao gồm những thông tin liên quan, những yếu tố tác động về giá để có một cái nhìn cụ thể hơn, thực hiện đầu tư giao dịch phái sinh hàng hoá tạo lợi nhuận cao nhé.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 427 Xem / 24 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 292 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 66 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 163,646 Xem / 417 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 69,908 Xem / 108 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên