Có nên dời stoploss về điểm hòa vốn? Đâu là thời điểm thích hợp để hành động?

Có nên dời stoploss về điểm hòa vốn? Đâu là thời điểm thích hợp để hành động?

Có nên dời stoploss về điểm hòa vốn? Đâu là thời điểm thích hợp để hành động?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,304
32,458
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của tác giả Hugh Kimura trên trang web tradingheroes.com nhé mọi người...

***

Câu hỏi về thời điểm thích hợp để dời stoploss lên điểm hoà vốn có thể là một câu hỏi khó trả lời.

Nếu dời stoploss của bạn quá sớm, bạn sẽ bỏ lỡ lợi nhuận mà bạn đã làm việc chăm chỉ vì nó; còn nếu dời stoploss của bạn quá muộn, bạn có thể mất tiền một cách không cần thiết.

Có rất nhiều ý kiến về thời điểm bạn nên dời điểm dừng lỗ của mình. Một số người nói rằng bạn không bao giờ nên dời điểm dừng lỗ của mình. Những người khác thì cho rằng có rất nhiều vùng màu xám.

Tôi thì đồng ý với luồng ý kiến thứ hai.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu khi nào bạn nên dời stoploss và khi nào thì nên để yên. Hãy nhớ rằng, giải pháp tốt nhất sẽ khác nhau đối với mỗi người, nên bạn cần phải hiểu đâu là điều phù hợp với bản thân mình.

Cùng bắt đầu thôi!

Lợi ích của di chuyển lệnh dừng lỗ của bạn


Khi bạn dời stoploss đến điểm hoà vốn, bạn còn làm được nhiều điều hơn ngoài việc đảm bảo không bị lỗ quá nhiều trong giao dịch. Bạn sẽ khiến số "vốn tinh thần" của mình nhẹ nhõm hơn để tìm kiếm cơ hội khác.

Nếu được sử dụng đúng cách thì việc di chuyển điểm dừng lỗ của bạn có thể là một điều tuyệt vời.

Doi-stoploss-ve-diem-hoa-von-TraderViet1.jpg


Nhưng tất nhiên, điều gì cũng có cái giá của nó...

Những mối nguy đến từ việc dời stoploss


Mặt trái của việc dời stoploss quá sớm đó là điểm dừng lỗ của bạn có thể bị dính, sau đó giá lại di chuyển theo hướng có lợi cho bạn. Điều này đã bao giờ xảy ra với bạn chưa?

Sự thật là nó đã xảy ra với tất cả chúng ta!

... Và tất cả chúng ta dường như cảm thấy rằng, thị trường "biết" được chúng ta đã dời stoploss của mình. Tất nhiên, điều này nghe thật nực cười, nhưng nếu bạn đã trade đủ lâu, thỉnh thoảng, nó sẽ có vẻ như vậy.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, khi bị "stop out" quá sớm, bạn sẽ tước đi cơ hội của những trade thắng và chúng sẽ không thể bù đắp cho những trade thua.

Vậy, như thế nào mới được?

Trước khi đào sâu vào vấn đề đó, chúng ta hãy cùng xem xét cơ chế của việc dời stoploss đã nhé!

Các loại lệnh trailing stoploss khác nhau?


Doi-stoploss-ve-diem-hoa-von-TraderViet3.png


Khi bạn dời stoploss của mình để hoà vốn, về cơ bạn là bạn đang "trailing" lệnh dừng lỗ của mình.

Có 2 loại lệnh điều kiện trailing stoploss. Chúng ta sẽ xem xét từng loại để các bạn hiểu hơn về sự lựa chọn của mình.

Lệnh trailing stoploss tự động


Kiểu đầu tiên, kiểu mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi nói đến lệnh trailing stoploss, là một lệnh dừng lỗ trailing tự động.

Đây là khi bạn đặt một điểm dừng lỗ cách điểm vào lệnh X pips. Sau đó, nền tảng giao dịch của bạn sẽ tự động dời stoploss của bạn, khi giá di chuyển có lợi cho bạn.

Tôi chắc chắn rằng có một số trader sử dụng kiểu lệnh dừng lỗ này một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, tôi không khuyên bạn nên dùng kiểu lệnh dừng lỗ này.

Nguyên nhân là do bạn không thể tác động được. Cho nên chúng ta sẽ đến với loại trailing stoploss thứ hai...

Lệnh trailing stoploss thủ công


Thay vì để nền tảng giao dịch xác định điểm dừng lỗ của bạn, tôi tin rằng việc tự mình vạch ra điểm dừng lỗ sẽ hữu ích hơn nhiều. Bạn luôn kiểm soát và không bị "stop out" bởi các chuyển động ngẫu nhiên.

Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Làm thế nào bạn tìm thấy sự cân bằng giữa việc dời stoploss quá sớm và bảo vệ bản thân khỏi thua lỗ?

Cách tìm ra điều phù hợp nhất với bạn


Bạn có thể không thích điều này.

Nhưng "bí quyết" ở đây là thực hiện rất nhiều thử nghiệm. Vâng, điều này có nghĩa là bạn thực sự phải lao vào công việc. Bạn phải thực hiện cả việc backtesting lẫn forward testing.

Những người có thiện chí trên Internet sẽ khuyên bạn nên làm điều này, điều nọ, nhưng trong thực tế, bạn cần phải tự tìm ra đâu là điều phù hợp với mình nhất.

Việc dời stoploss sang điểm hoà vốn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý giao dịch và phương pháp vào/thoát lệnh của bạn.

Đây là một vài thứ đáng xem xét...

Những sai lầm phổ biến nhất


Doi-stoploss-ve-diem-hoa-von-TraderViet2.jpg


Cũng như biển cả, thị trường có lúc lên lúc xuống. Vì vậy, tốt nhất là không nên dời stoploss của bạn quá sớm.

Dưới đây là một kịch bản phổ biến, đặc biệt là đối với những trader mới bắt đầu...

Bạn vào lệnh và ngay lập tức, giao dịch có lợi nhuận. Vì bạn đã thua lỗ trong 3 trade vừa rồi, nên bạn quyết định sẽ đảm bảo mình không được thua ở trade này nữa.

Vậy, bạn nghĩ bạn đang làm điều đúng đắn và bạn dời stoploss lên điểm hoà vốn. Đến lúc ăn mừng rồi!

Và ngay sau bạn định tận hưởng thì... bạn dính stoploss!

Sau đó, giao dịch lại chạy 500 pips theo hướng dự đoán ban đầu của bạn.

Chính điều này sẽ khiến bạn mất đi sự tự tin trong các giao dịch trong tương lai.

Thay vì thế, hãy...

Có một mục tiêu quan trọng trước khi dời stoploss của bạn


Doi-stoploss-ve-diem-hoa-von-TraderViet4.jpg


Theo kinh nghiệm của tôi, việc dời stoploss chỉ có ý nghĩa khi bạn có nhiều không gian để làm việc đó. Vì khi đạt đến điểm này, bạn sẽ không mất tiền chỉ vì một sự kiện tin tức bất ngờ hoặc một cái gì đó.

"Nhiều không gian" sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi trader, nên tôi sẽ không đưa ra các quy tắc cứng nhắc cho bạn. Đối với một số người, đó có thể là khoảng cách 50 pips so với điểm entry. Hay trong các trường hợp khác, 300 pips mục tiêu có thể là thời điểm thích hợp để hành động.

Tất cả lại quay về câu chuyện thử qua các chiến lược khác nhau...

Kiểm tra các ngưỡng giá khác nhau


Bạn có thể chọn dời stoploss khi bạn có một số pip lợi nhuận. Một cách khác, bạn có thể dời stoploss khi bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của mình, giống như tôi thường làm.

Một số trader sẽ trailing stoploss trên đỉnh/đáy của 3 cây nến gần nhất, hoặc có thể trên điểm kháng cự/ hỗ trợ vừa rồi.

Không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải dời đến điểm hoà vốn đâu!

Hãy nhớ rằng, trong lúc thử nghiệm, không có câu trả lời nào là sai. Vì bạn không sử dụng tiền thật, nên hãy cứ thử nghiệm mọi thứ và bất cứ thứ gì.

Dữ liệu sẽ cho bạn biết làm thế nào để tiến lên phía trước.

Điều gì xảy ra trong thử nghiệm, có thể chỉ tồn tại trong thử nghiệm


Một điều quan trọng cần lưu ý về việc thử nghiệm, đó là vì bạn không mạo hiểm tiền thật, nên tâm lý có thể không giống với khi trade real.

Cho nên, ngay cả khi bạn tìm thấy thứ gì đó phù hợp với mình trong quá trình thử nghiệm, bạn không nên ôm nó lao vào thế giới trade real. Hãy giao dịch các vị thế nhỏ hơn, cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái rằng chiến lược của bạn sẽ phù hợp với bạn.

Nếu nó không hoạt động, hãy thử sang một ý tưởng khác. Đừng bỏ cuộc!

Tại sao bạn có thể muốn nhiều hơn điểm hoà vốn?


Doi-stoploss-ve-diem-hoa-von-TraderViet5.png


Trên thực tế, nếu bạn dời stoploss đến điểm hoà vốn, bạn thường sẽ bị lỗ một chút. Điều này là do tác động của trượt giá (slippage) và đáo hạn hợp đồng CFD (rollover).

Vậy tại sao phải là một kẻ thua cuộc sau cùng? Tại sao không đặt stoploss của bạn +5 pips và kiếm một ít tiền từ các giao dịch "hoà vốn" của bạn?

Đó là những gì tôi làm và tôi biết một vài trader khác cùng làm điều tương tự. Vâng, đó không phải là một số tiền lớn, nhưng xét về mặt tích cực, nó có thể mang lại cho bạn sự tự tin khi biết rằng kiểu gì thì bạn cũng không bị mất vốn của mình.

Lời kết


Chốt lại, bạn cần phải có một kế hoạch dời stoploss và kiên trì với nó. Thậm chí, bạn cũng không nhất thiết phải dời đến mốc hoà vốn mà có thể lên thêm chút nữa.

Nếu bạn luôn tỉnh táo, giữ một tinh thần cởi mở và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ tìm ra những gì phù hợp với bản ngã của mình sớm thôi!

Giờ thì bắt tay vào thử nghiệm một số ý tưởng ngay và luôn nhé!

Nguồn: tradingheroes
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Lúc trước có bạn ví dùng tralling stop như cầm con trym trong lòng bàn tay nếu cầm quá lỏng thì nó bay mất còn cầm quá chặt thì nó sẽ chết ngạt.
Giờ nghĩ lại bạn ấy nói chí lý quá.
 
Mấu chốt vấn đề là bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao phải dời SL? dời đến đâu và lý do dời đến đó là gì?. Chúng ta thường có suy nghĩ cứ dời đến điểm hòa vốn như vậy ko thắng cùng lắm thì hòa, đằng sau cái ý nghĩ này nó không có gì để chứng mình nó là suy nghĩ tối ưu cả, tại sao không có suy nghĩ dời SL để nếu không thắng nhiều cũng thắng ít, Lý do là chúng ta ko có kế hoạch để đối phó đối khi giá di chuyển không theo các kịch bản mình mong muốn.
 
- Nếu giá chạy được 1R thì đặt SL về entry, tâm lý sẽ thoải mái vì có 1 kèo hòa đến thắng
- Hoặc SL dưới 1 swing low mới khi buy hoặc trên 1 swing high mới khi sell
 
bạn có thể dời stoploss khi bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của mình, giống như tôi thường làm.

Vậy, với @Le Hue Truong thì mục tiêu lợi nhuận đầu tiên là ntn. Là con số cố định 1R, 1,5R, 2R, hay là có tín hiệu đảo chiều (như Sao hôm với lệnh buy chẳng hạn). Và khi đạt mục tiêu lợi nhuận đầu tiên, thì bán bớt vị thế 50% hay ntn?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,631 Xem / 1,105 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 383 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 764 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 628 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên