"Cột mốc Kuroda" là gì và tại sao cột mốc này có thể bị "thổi bay" mặc dù đã tồn tại trong vòng 7 năm?

"Cột mốc Kuroda" là gì và tại sao cột mốc này có thể bị "thổi bay" mặc dù đã tồn tại trong vòng 7 năm?

"Cột mốc Kuroda" là gì và tại sao cột mốc này có thể bị "thổi bay" mặc dù đã tồn tại trong vòng 7 năm?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,876
84,500
Hello anh em,

Trong khi tìm hiểu một số về lịch sử của thị trường tiền tệ (Forex) thì mình có tình cờ đọc được một khái niệm khá thú vị về một vùng giá được đặt tên là "Cột mốc Kuroda".

Vậy "Cột mốc Kuroda" là gì? Và tại sao nó lại có thể bị "thổi bay" chỉ trong 7 năm tồn tại? Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện sau nhé!

Chuyện kể rằng, xưa ơi là xưa, vào năm 2015, khi đồng JPY suy yếu quá mức khiến cho USD/JPY cán mốc 125, gây bất lợi đến nhập khẩu Dầu thô của Nhật Bản, Thống đốc BoJ - ông Haruhiko Kuroda đã phải đăng đàn và bình luận rằng "đồng JPY không có khả năng suy yếu thêm nữa vì nó đã quá yếu rồi". Sau lần đăng đàn này thì USDJPY đã giảm 1 mạch từ mốc 125 về tầm đâu đó 99 chỉ trong vòng 1 năm. Hành động đó của BOJ đã được xem là một cách can thiệp vào tỷ giá hối đoái bằng "thông tin" (đưa ra các phát biểu nhằm điều chỉnh tỷ giá), giúp bảo vệ tỷ giá USDJPY khỏi việc vượt qua mốc 125. Chính vì thế cột mốc 1$ đổi 125¥ được gọi là "Cột mốc Kuroda".

Thiết kế chưa có tên.png


Vậy tại sao "Cột mốc Kuroda" có thể bị thổi bay trong năm 2022 - sau khi hình thành được 7 năm?

Câu trả lời ở đây là "Thời thế"!

Trong một bài phát biểu tại quốc hội sau khi đồng yên phá vỡ mốc 122 so với đồng đô la lần đầu tiên trong hơn sáu năm, ông Kuroda vẫn giữ quan điểm của mình rằng, đồng nội tệ yếu của Nhật Bản là tích cực cho nền kinh tế nói chung và lập trường của ông rằng BOJ phải tiếp tục kích thích.

Ông cũng cho biết rằng: “Tôi nghĩ rằng việc BOJ hướng tới mục tiêu lạm phát ổn định, bền vững và duy trì nới lỏng định lượng như hiện tại là điều phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch”.

Nói tóm lại, với việc Fed đang khá diều hâu, có khả năng tăng lãi suất thêm 0.5% trong những cuộc họp tới, trong khi BoJ tiếp tục duy trì các chiến lược nới lỏng định lượng có thể sẽ hỗ trợ cho cặp tỷ giá phá vỡ "Cột mốc Kuroda" trong những tháng tới!

upload_2022-3-31_16-23-26.png


Như trên đồ thị anh em có thể thấy, tỷ giá USDJPY sau khi chạm vào "cột mốc Kuroda" thì gần như giảm ngay lập tức và mức giá 125 của USDJPY cũng là 1 mốc "cản" khá cứng, khi 3 đỉnh đã được tạo ra ở đây. Tuy nhiên, các đỉnh cao thường được sinh ra để bị chinh phục. Nếu USDJPY có thể tích lũy đủ lực để vượt qua, chúng ta sẽ có thể chứng khiến một đỉnh cao mới của cặp tỷ giá này!

Chúc anh em giao dịch an toàn!
Mạc An​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 414 Xem / 16 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,804 Xem / 24 Trả lời
  • finfin trong Sách Trading - Sách Đầu Tư Tài Chính 66,796 Xem / 9 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 157 Xem / 1 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,196 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên