Điểm lại dòng chảy lịch sử của GBP: Một gã khổng lồ đang bị bỏ lại phía sau!

Điểm lại dòng chảy lịch sử của GBP: Một gã khổng lồ đang bị bỏ lại phía sau!

Điểm lại dòng chảy lịch sử của GBP: Một gã khổng lồ đang bị bỏ lại phía sau!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Đồng bảng Anh là một đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng tiền chung Euro (€). GBP cũng là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. GBP đứng thứ 4 về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau USD, EUR, và JPY.

Nhân dịp GBPUSD có cú sập xuống mức giá thấp nhất mọi thời đại, chúng ta cùng tiếp tục bàn luận về mức giá của cặp tiền tệ này xem trong lịch sử nó biến động ra sao nhé!

GBP-07.png


Dưới đây là một số cột mốc đáng chú ý về tỷ giá của hai đồng tiền này tại một số thời kỳ quan trọng trong lịch sử, theo tác giả Andy Yee trên Twitter:
  • Thời kỳ đầu những năm 1800: 5.0
  • Chiến tranh Napoleonic(1): 3.62
  • Nội chiến Mỹ(2): 10
  • Thế chiến thứ nhất(3): 3.66
  • Thế chiến thứ hai(4): 3.25
  • Sự kiện phá giá đồng tiền 1949(5): 2.8
  • Khủng hoảng cán cân thanh toán(6): 2.4
  • Chiến tranh Việt Nam: 2.65
  • Khủng hoảng dầu mỏ(7): 1.58
  • Hiệp định Plaza(8): 1.05
  • Khủng hoảng ERM(9) hay Thứ Tư Đen: 2.0
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu(10): 1.35
  • Brexit(11): 1.2
  • Thời điểm hiện tại: 1.03
Có thể thấy GBPUSD dù đã có những biến động lên xuống trong suốt lịch sử nhưng tính từ thời điểm 1800 đến nay, xu hướng này là một xu hướng giảm rất rõ ràng. Mình có vẽ một biểu đồ minh hoạ để chúng ta có thể thấy rõ xu hướng này.

Screen Shot 2022-09-27 at 15.22.49.png

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/50248/

Trở lại thời điểm hiện tại, nguyên nhân của tình trạng suy giảm của GBPUSD được cho là xuất phát từ một số yếu tố sau:
  • Đồng USD liên tục mạnh lên
  • BoE cho biết Anh đã có thể rơi vào suy thoái (rất kém so với kinh tế Mỹ)
  • Lạm phát Anh quanh mức 10%
  • BoE chậm chân trong cuộc đua tăng lãi suất
  • Chính sách của chính phủ mới của Anh có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt
Để nắm rõ thêm tình hình của GBP ở hiện tại và triển vọng cho đồng tiền này anh em có thể tham khảo lại bài viết:

>> Nhìn lại cú sập của đồng bảng, vì đâu nên nỗi, triển vọng tiếp theo thế nào?

Dưới đây là một số diễn giải về các cột mốc quan trọng ở trên.

(1) Các cuộc Chiến tranh Napoléon diễn ra từ khoảng năm 1800 đến năm 1815. Chúng là sự tiếp nối của các cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp, kéo dài từ năm 1792 đến năm 1799. Các cuộc xung đột này cùng nhau đại diện cho 23 năm chiến tranh gần như không gián đoạn ở châu Âu.

(2) Nội chiến Mỹ là một cuộc nội chiến xảy ra tại Mỹ giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam, kéo dài từ 12 tháng 4 năm 1861 đến 9 tháng 4 năm 1865.

(3) Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh bắt nguồn từ Châu Âu, kéo dài từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918. Là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

(4) Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh và Phe Trục.

(5) Là sự mất giá của đồng bảng Anh vào tháng 9 năm 1949, từ 4.03 đô la xuống 2.80 đô la, là một trong những giai đoạn kịch tính nhất trong lịch sử hậu chiến của Vương Quốc Anh.

(6) Khủng hoảng Cán cân Thanh toán là một tình huống khi một quốc gia không có khả năng thanh toán ngay cả cho hàng nhập khẩu cơ bản của mình. Và nó trở nên cực kỳ khó khăn để đáp ứng các nghĩa vụ nợ nước ngoài của mình. Cuộc khủng hoảng như vậy thường là kết quả của sự mất cân đối kinh tế vĩ mô mạnh mẽ như thâm hụt tài khoản vãng lai và tài khóa cao. Khủng hoảng Cán cân thanh toán cũng được xem là cuộc khủng hoảng tiền tệ.

(7) Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 hay cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên bắt đầu vào tháng 10 năm 1973 khi các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập, dẫn đầu là Ả Rập Xê-út, tuyên bố cấm vận dầu mỏ. Lệnh cấm vận nhằm vào các quốc gia đã ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur.

(8) Hiệp định Plaza là một thỏa thuận chung được ký vào ngày 22 tháng 9 năm 1985, tại Khách sạn Plaza ở Thành phố New York, giữa Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhằm giảm giá đồng đô la Mỹ trước đồng franc Pháp, Mark Đức, yên Nhật và bảng Anh bằng cách can thiệp vào thị trường tiền tệ. Đồng đô la Mỹ giảm giá đáng kể từ thời điểm đạt được thỏa thuận cho đến khi nó được thay thế bởi Hiệp ước Louvre vào năm 1987.

(9) Thứ Tư Đen (hay cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh năm 1992) xảy ra vào ngày 16 tháng 9 năm 1992 khi Chính phủ Vương quốc Anh buộc phải rút đồng bảng Anh khỏi Cơ chế Tỷ giá hối đoái Châu Âu (ERM), sau một nỗ lực thất bại trong việc giữ tỷ giá hối đoái của họ trên giới hạn thấp hơn mức cần thiết. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu.

(10) Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (GFC), là một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trên toàn thế giới xảy ra vào đầu thế kỷ 21. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái (1929). Các tổ chức tài chính trên toàn thế giới bị thiệt hại nghiêm trọng, đạt đến đỉnh điểm với sự phá sản của Lehman Brothers vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, và một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế sau đó.

(11) Brexit ám chỉ việc Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu vào lúc 23:00 GMT ngày 31 tháng 1 năm 2020. Sau Brexit, luật của EU và Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu không còn có quyền ưu tiên đối với luật của Anh, ngoại trừ một số lĩnh vực được chọn liên quan đến Bắc Ireland. Theo các điều khoản của thỏa thuận rút khỏi Brexit, Bắc Ireland tiếp tục tham gia Thị trường chung châu Âu liên quan đến hàng hóa, và là thành viên trên thực tế của Liên minh thuế quan EU.
Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm: Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên