Điểm nóng forex tuần 08-12/5: Tâm điểm lạm phát Mỹ trở lại!

Điểm nóng forex tuần 08-12/5: Tâm điểm lạm phát Mỹ trở lại!

Điểm nóng forex tuần 08-12/5: Tâm điểm lạm phát Mỹ trở lại!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,844
Một đợt tăng lãi suất bất ngờ của RBA mà ít người dự đoán trước đã khiến có tổng cộng ba NHTW tăng lãi suất 25bps trong tuần qua. ECB vẫn để ngỏ cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo, trong khi các nhà giao dịch tiếp tục chối bỏ việc ông Jerome Powell từ chối cắt giảm lãi suất sau đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vừa qua. Trong khi đó, những lo ngại mới về tình trạng vỡ nợ của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực lại một lần nữa khiến thị trường lo lắng - và đây là hai chủ đề chính mà các nhà giao dịch nên theo dõi cẩn thận, vì khả năng tác động mạnh đến tâm lý rủi ro toàn cầu.

Sau những điều đó, trong tuần mới này các nhà giao dịch đang tập trung sang dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ, các số liệu thương mại và khoản vay chính từ Trung Quốc và cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh. Sẽ có thể tiếp tục là một tuần giao dịch thú vị phía trước.

Các diễn biến đáng chú ý trong tuần qua:

  • Lo ngại về nợ công của Mỹ đã khiến khoản hoán đổi rủi ro tín dụng 1 năm đối với nợ của chính phủ Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục, vượt xa mức đỉnh năm 2008
  • Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại quanh 2070 vào Thứ năm nhưng sau đó mau chóng đảo chiều
  • RBA đã gây bất ngờ với việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, Thống đốc Lowe sau đó nói rằng lạm phát vẫn “quá cao”. Họ cũng lưu ý rằng gia tăng dân số có thể làm tăng nhu cầu trong nước và lạm phát dịch vụ có thể tăng cao hơn
  • Số liệu việc làm mạnh mẽ từ New Zealand đã gây áp lực buộc RBNZ có thể phải tăng ít nhất 25 bp nữa tại cuộc họp ngày 24 tháng 5
  • ECB đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 3,75%, với bình luận từ Chủ tịch ECB rằng đây là một “quyết định gần như đồng thuận” và nhiều khả năng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất khác
  • Fed đã tăng 25 bp lên 5,25%, Chủ tịch Powell đã đẩy lùi kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong năm nay nhưng thị trường vẫn định giá chúng
  • Dữ liệu nonfarm của Mỹ tiếp tục mạnh hơn kỳ vọng 253k vs. 181k
  • PMI của Trung Quốc (các cuộc khảo sát chính thức và tư nhân) hầu hết đều gây thất vọng và gợi ý rằng đà phục hồi sau khi tái mở cửa nền kinh tế đã mất đà


Các sự kiện đáng chú ý trong tuần mới

Trần nợ của Mỹ và khủng hoảng ngân hàng


Những chủ đề không mong muốn này tiếp tục nuôi dưỡng tâm lý lo ngại trong giới đầu tư toàn cầu. Với thông tin rằng ngày càng nhiều ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ đang xem xét 'các lựa chọn chiến lược' để bán bớt hoặc hạn chế tốc độ rút tiền gửi, các Giám đốc điều hành thì yêu cầu các động thái phòng hộ nhiều hơn để bảo vệ các khoản tiền gửi, do đó không có gì ngạc nhiên khi thấy các ngân hàng khu vực đang dẫn đầu xu hướng giảm trên thị trường chứng khoán trong tuần qua.

Screen Shot 2023-05-08 at 12.06.41.png

Thêm vào những lo ngại đó là việc Mỹ có thể vỡ nợ nếu như Quốc hội Mỹ không thông qua được trần nợ mới hoặc đình chỉ trần nợ cũ, điều này đã được phản ánh trong các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng kỳ hạn 1 năm của nợ chính phủ Hoa Kỳ khi nó đạt mức cao kỷ lục, vượt xa mức đỉnh năm 2008. Vì vậy, các nhà phân tích tại forex.com cho rằng những chủ đề này sẽ không sớm biến mất và nó vẫn là một động lực quan trọng dẫn dắt thị trường trong những ngày tới.

Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ


Điều duy nhất thực sự thay đổi tại cuộc họp vừa qua là việc Fed xác nhận một cách rõ rằng về việc tạm dừng thắt chặt chính sách (dự kiến). Ngoài ra, Chủ tịch FED cũng đã đẩy lùi các kỳ vọng về việc sớm hạ lãi suất, trong khi thị trường vẫn giữ các định giá này.

Và với cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu mà FED đang áp dụng, dữ liệu lạm phát trong tuần này có thể sẽ là một nhân tố thúc đẩy quan trọng của đồng USD nói riêng và thị trường nói chung, đặc biệt nếu lạm phát vẫn ở mức cao. Dù bằng cách nào, lạm phát của Hoa Kỳ sẽ vẫn là một điểm dữ liệu quan trọng đối với các nhà giao dịch trong nhiều tháng tới vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến kỳ vọng về các hành động trong tương lai của Fed.

1.png

Dữ liệu lạm phát của Mỹ theo thời gian



[B]Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc[/B]


Mục tiêu GDP năm 2023 của Trung Quốc quanh mức 5% đã bị nghi ngờ và những cuộc thảo luận rằng việc tái mở cửa của Trung Quốc đã không mang lại tác động tích cực như kỳ vọng đang ngày càng nhiều hơn.

Dữ liệu chính thức từ NBS (Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc) cho thấy PMI đã tạo đỉnh trong Q1, điều này gây ra những lo ngại về sự tăng trưởng yếu trong Q2 trở đi. Các nhà đầu tư có thể sẽ muốn tốc độ tăng trưởng cho vay mới vẫn ổn định (mặc dù nó đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 4) để tin rằng nhu cầu trong nước có thể bù đắp cho sự tăng trưởng chậm lại.

Dữ liệu cán cân thương mại vào thứ Hai cũng sẽ cho thấy rằng liệu sự gia tăng xuất khẩu có thể được duy trì để hỗ trợ tăng trưởng hay không, điều mà nhiều người vẫn nghi ngờ.

2.png
Các con số PMI của Trung Quốc

[B]Cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh[/B]


BOE dự kiến sẽ nâng lãi suất chuẩn thêm 25bps, lên mức 4,75%. Trước đó họ đã tăng lãi suất vào tháng 3 với tỷ lệ tán thành là 7-2, và Thống đốc Bailey cảnh báo rằng ông không chắc đó sẽ là tỷ lệ lãi suất cao nhất. Goldman Sachs cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất đỉnh của BoE lên 5%, ngụ ý rằng sẽ còn một đợt tăng lãi suất khác. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ các phiếu bầu của MPC để xem liệu có ít hơn 7 phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất hay không, vì điều đó cho thấy niềm tin vào các đợt tăng giá trong tương lai đang bị lung lay.

Tuần trước, chúng ta đã nghe quan chức Broadbent của BoE bình luận rằng có những dấu hiệu cho thấy áp lực giá cả đang giảm bớt, Vương quốc Anh đang trải qua hiệu ứng lạm phát vòng hai nhưng không phải là vòng xoáy tiền lương – giá cả, và ngay cả khi họ bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn khoảng 6 tháng thì điều đó cũng chỉ giảm được khoảng 0,5% so với mức lãi suất đỉnh dự kiến.

Screen Shot 2023-05-08 at 12.01.20.png
Thay đổi lãi suất của BoE và lạm phát theo thời gian



Dữ liệu về ngân sách của Úc


Thủ tướng Úc gần đây đã nói rằng giảm lạm phát là mục tiêu chính trong ngân sách của nước này. Thủ quỹ Chalmer phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là cố gắng giảm bớt chi phí sinh hoạt trong khi kiềm chế lạm phát.

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm và giá cả hàng hóa cao hơn đã giúp cải thiện tình hình ngân sách của Úc trong năm qua và số liệu tháng 3 cũng đã cho thấy thặng dư tiền mặt, mặc dù Goldman Sachs và nhiều ngân hàng khác đã dự đoán về khả năng khoản thặng dư này sẽ tồn tại trong thời gian ngắn.

Có khả năng chúng ta sẽ thấy chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt có mục tiêu như giảm giá năng lượng, tăng lợi ích cho những người trên 55 tuổi và cha mẹ đơn thân được đưa ra, đồng thời với đó là những manh mối về các thay đổi chính sách dài hạn.

Nhìn chung, những trader giao dịch AUD nên chú ý đến sự kiện này.

Lịch kinh tế cụ thể trong tuần mới:
  • Thứ hai: Pháp và Anh nghỉ lễ
  • Thứ tư: Lạm phát CPI Mỹ
  • Thứ năm: BoE họp lãi suất, Lạm phát PPI Mỹ, Dữ liệu thất nghiệp hàng tuần Mỹ
  • THứ sáu: Kỳ vọng lạm phát New Zealand, GDP Anh, Tâm lý người tiêu dùng Mỹ
Tham khảo: Forex.com

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 442 Xem / 22 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 310 Xem / 18 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 157 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 237,557 Xem / 1,066 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên