Điểm nóng forex tuần 27-31/7: Tiềm ẩn các nhân tố khiến thị trường bùng nổ...

Điểm nóng forex tuần 27-31/7: Tiềm ẩn các nhân tố khiến thị trường bùng nổ...

Điểm nóng forex tuần 27-31/7: Tiềm ẩn các nhân tố khiến thị trường bùng nổ...

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,185
29,906
Ngay khi mở phiên đầu tuần mới chúng ta đã thấy giá vàng tiếp nối đà tăng của tuần trước và tiếp cận mốc cao nhất mọi thời đại được thiết lập hồi năm 2011 – quanh vùng 1917 – báo hiệu một tuần giao dịch sôi động phía trước, vậy chúng ta cần chú ý các điểm nóng nào trong tuần? Mời anh em cùng cập nhật ngay sau đây!

Tranh luận về kích thích kinh tế tại Hoa Kỳ


Chương trình kích thích cho khoảng 32 triệu người Mỹ đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp bổ sung ở mức 600 USD/tuần sẽ hết hạn vào cuối tháng 7 này.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin hôm Thứ bảy nói rằng chính quyền Trump sẽ kéo dài sự hỗ trợ cho nhóm người thất nghiệp đến cuối năm nay, mặc dù mức độ có thể giảm xuống.

Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ đã cố gắng đưa ra một thỏa thuận về vòng cứu trợ tiếp theo và đảng Cộng hòa dự kiến sẽ công bố các biện pháp được đề xuất vào đầu tuần này, sau đó nó sẽ được tranh luận. Tuy nhiên, không rõ liệu có thể đạt được thỏa thuận trước khi gói trợ cấp hiện tại hết hạn hay không, nó có nghĩa là thời điểm phía trước vẫn còn rất khó khăn.

Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ


FED có thể sẽ không có những hành động chính sách trong cuộc họp ngày 28-29/7 này sau khi đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và cam kết mua tài sản tài chính ở mức không giới hạn. Các quan chức có khả năng lặp lại định hướng chính sách rằng lãi suất sẽ vẫn ở gần mức 0 cho đến khi nền kinh tế trở lại mức bình thường.

Các nhà hoạch định chính sách của FED đã trở nên bi quan hơn về triển vọng kinh tế trong những tuần gần đây, với một số cảnh báo rằng những cải thiện trong dữ liệu kinh tế như số lượng việc làm gia tăng có thể “chỉ là thoáng qua” khi dịch bệnh đang hoành hành trở lại.

“Đại dịch vẫn là nhân tố dẫn dắt chủ đạo trong nền kinh tế. Triển vọng kinh tế vẫn đang rất mờ nhạt và rủi ro đang nghiêng về nhược điểm”, thành viên hội đồng của FED - Lael Brainard cho biết hồi đầu tháng này.

Tăng trưởng GDP của Mỹ và EU


Thời gian gần đây, EU có vẻ đang làm rất tốt so với Mỹ, và tuần này chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận dữ liệu tăng trưởng kinh tế của cả hai khu vực để có sự so sánh. Cụ thể:

Đối với Mỹ:

Bộ Thương mại dự kiến công bố GDP Q2 vào Thứ năm, các nhà phân tích dự báo mức giảm 34% hàng năm – một mức giảm lịch sử.

Sự phục hồi kinh tế cũng đang bị đe dọa bởi #coronavirus khi nó một lần nữa bùng phát và khiến một số chính quyền của các bang miền Nam và Tây phải tái đóng cửa các doanh nghiệp/ tạm hoãn quá trình mở cửa.

Ngay cả khi FED duy trì lập trường chính sách cực kỳ lỏng lẻo và Chính phủ Mỹ cung cấp hỗ trợ tài chính nhiều hơn, việc giãn cách xã hội đang diễn ra vẫn có khả năng giữ GDP thấp hơn nhiều so với thời kỳ tiền dịch bệnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong những năm tới.

Ngoài ra, mặc dù dữ liệu vào Thứ hai dự kiến sẽ thấy một sự gia tăng khác trong các đơn đặt hàng lâu bền, nhưng số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu vào Thứ năm dự kiến sẽ vẫn tăng.

Đối với khu vực eurozone:

Số liệu từ Đức vào Thứ năm và khu vực đồng euro vào Thứ sáu sẽ cho thấy mức độ thu hẹp của nền kinh tế trong Q2. Nền kinh tế Đức – nền kinh tế lớn nhất EU – dự kiến sẽ giảm 9% trong khi toàn EU dự kiến giảm 11.2%.

Tuy nhiên, đồng euro đã đạt mức cao nhất trong 21 tháng, trên 1.16 USD vào cuối tuần trước nhờ vào việc Liên minh gác lại sự khác biệt và đồng ý một quỹ phục hồi COVID-19. Tín hiệu về sự đoàn kết này, kết hợp với kích thích tiền tệ và ngân sách khiến nhiều dự đoán cho rằng EURUSD có thể leo lên mức 1.2.

Sự lạc quan này cũng có thể loại bỏ dữ liệu GDP ảm đạm.

Về khả năng biến động của các đồng tiền, mời anh em tham khảo view của các nhà phân tích tại ING:

Đối với USD:

Nhân tố dẫn dắt chính gồm:
  • Cẳng thẳng chính trị Mỹ-Trung tác động vào tâm lý rủi ro chung của thị trường;
  • Tranh luận về gói kích thích mới;
  • Họp chính sách FOMC;
  • GDP Q2;
Dự đoán chỉ số Dollar:

6.png


Đối với EUR:

Nhân tố dẫn dắt chính gồm:
  • GDP Q2;
  • Dữ liệu Ifo của Đức;
  • Dữ liệu lạm phát (ảnh hưởng có thể hạn chế);
Dự đoán tỷ giá EUR:

7.png


Đối với JPY:

Nhân tố dẫn dắt chính gồm: Căng thẳng Mỹ-Trung, nếu nó tiếp tục phát triển theo hướng đáng lo ngại - và đặc biệt là về tình hình thương chiến – JPY sẽ là đồng tiền hưởng lợi chính trong ngắn hạn;

Dự đoán tỷ giá JPY:

8.png


Đối với GBP:

Không có nhân tố dẫn dắt rõ ràng.

Dự đoán tỷ giá GBP:

9.png


Đối với AUD:

Là đồng tiền dễ bị điều chỉnh nhất trong tuần tới bởi:
  • RBA đã không còn “thoải mái” với sức mạnh của AUD;
  • AUD tương quan rất cao với CNH;
  • Và tình hình dịch bệnh đang xấu đi ở Úc;
Dự đoán tỷ giá AUD:

10.png


Đối với CAD:

Nhân tố dẫn dắt chính gồm:
  • GDP tháng 5;
  • Biến động giá dầu do căng thẳng chính trị - thương mại;
  • Tuy nhiên, nhược điểm là tương đối hạn chế;
Dự đoán tỷ giá CAD:

12.png


Trên đây là các thông tin giúp anh em chuẩn bị chu đáo cho tuần mới, chúc anh em thắng lợi!

Tham khảo: Reuters, ING

Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 9 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 239,838 Xem / 1,071 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 299,826 Xem / 1,411 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 862 Xem / 53 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 466 Xem / 25 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên