[Độc quyền] Phỏng vấn Peter Brandt - Phù thủy trader 50 năm kinh nghiệm

[Độc quyền] Phỏng vấn Peter Brandt - Phù thủy trader 50 năm kinh nghiệm

[Độc quyền] Phỏng vấn Peter Brandt - Phù thủy trader 50 năm kinh nghiệm

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,311
32,469
Peter L. Brandt đã là một trader giao dịch hàng hoá và Forex chuyên nghiệp toàn thời gian trong hơn 50 năm. Ông còn làm việc với tư cách là môi giới cho cách khách hàng lớn, giao dịch bằng tài khoản của chính mình và là một trong những người tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực đầu cơ hàng hoá. Trong hành trình ấy, Brandt đã cho xuất bản một newsletter được đánh giá cao, có tên là The Factor. Ông chủ yếu dành thời gian cho việc giao dịch tại prop trading firm trên thị trường hàng hoá và Forex. Các anh em có thể theo dõi ông ấy qua tài khoản Twitter @PeterLBrandt.

Ngoài lề một tí, Peter L. Brandt còn là tác giả của cuốn ‘Diary of a Professional Commodity Trader: Lessons from 21 Weeks of Real Trading.’

>> Anh em có thể tham khảo bản tiếng Việt của cuốn sách tại đây: https://finfin.vn/products/nhat-ky-giao-dich-thuc-chien-cua-phu-thuy-thi-truong-tai-chinh

Và sau đây là đoạn Phỏng vấn phù thủy trader 50 năm kinh nghiệm Peter Brandt, độc quyền trên trang amazon.com nhé anh em!

Phong-van-Peter-Brandt-phu-thuy-trader-50-nam-kinh-nghiem-TraderViet1.jpeg

Ông cho rằng, thành công lâu dài của mình với tư cách là một nhà giao dịch là gì?


Điều trớ trêu là trên thực tế, tôi không bao giờ hoàn toàn cảm thấy mình đang giao dịch thành công, bởi vì tôi luôn hướng tới hiệu suất cao hơn mức mà tôi đang đạt được. Có thể nói, tôi là nhà phê bình tồi tệ nhất của chính mình và liên tục đặt mục tiêu cao hơn ngưỡng mình vừa chạm được. Kết quả là, tôi rất khó để kể về những “thành công” trong sự nghiệp giao dịch của mình.

Nhưng, ở mức độ thành công nhất quán trong nhiều năm qua, tôi tin rằng đó là do ba yếu tố.

Đầu tiên, tôi bị ám ảnh bởi quản lý rủi ro. Tôi dành nhiều thời gian và năng lượng tinh thần để tập trung vào các quy tắc kiểm soát rủi ro hơn là bất cứ điều gì khác. Quản lý thua lỗ và các khoảng thời gian thua lỗ là ưu tiên số một của tôi. Nếu tôi có thể "đứng nước" trong những giai đoạn khó khăn không thể tránh khỏi, thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ gặp phải cơn "thủy triều" thuận lợi.

Thứ hai, phương pháp giao dịch của tôi được thiết kế hết sức đơn giản. Kết quả là, tôi có thể biết chắc chắn nhất có thể khi nào thì có điểm vào lệnh với cách tiếp cận tuỳ ý (discretionary approach) của tôi. Nó không đồng nghĩa rằng giao dịch đó sẽ có lợi nhuận - nó chỉ có nghĩa là có một giao dịch ở đó.

Thứ ba, tôi đã cố gắng tham gia đầu cơ thị trường một cách có hệ thống, chia nhỏ quá trình giao dịch thành mọi thành phần có thể hình dung được. Bằng cách này, tôi có thể hiểu những thành phần nào của giao dịch có thể kiểm soát và đo lường được; những thành phần nào là không thể kiểm soát. Nhân tiện, việc cú trade tiếp theo hoặc loạt giao dịch tiếp theo có sinh lời hay không không phải là một yếu tố có thể kiểm soát được. Một khi trader học được điều này - họ có thể loại bỏ cái tôi ra khỏi phương trình.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/48659/

Ông nghĩ tại sao phần lớn các trader lại gặp khó khăn?


Không chỉ phần lớn các trader gặp khó khăn - mà thực tế là TẤT CẢ các trader đều gặp khó khăn, cả trader chuyên nghiệp và trader mới bắt đầu - mà cuộc đấu tranh cho mỗi nhóm là rất khác nhau.

Phong-van-Peter-Brandt-phu-thuy-trader-50-nam-kinh-nghiem-TraderViet2.png


Các cuộc đấu tranh (hoặc đúng hơn là từ “thách thức”) của trader chuyên nghiệp là giảm thiểu sự biến động của tài sản, giải quyết các khía cạnh tinh thần trong các giai đoạn drawdown và làm những gì anh/cô ấy biết mình phải làm để thành công (cuộc lội ngược dòng chống lại bản chất con người).

Ít nhất là trong vài năm, những trader mới cũng rất chật vật. Cuộc đấu tranh đến từ việc chơi một trò chơi mà không nắm rõ các quy tắc.

Cụ thể hơn, tôi nghĩ rằng hầu hết các vấn đề mà các trader mới bắt đầu gặp phải bắt nguồn từ ba yếu tố.

Đầu tiên, các trader non trẻ thường đặt ưu tiên vào việc tìm kiếm các trade thắng hơn là quản lý các trade thua. Sự khác biệt giữa hai hành động này là rất lớn. Các trader mới vào nghề mang đến cho thị trường sự thôi thúc bản ngã phải đúng trong mọi giao dịch. Điều này thường khiến họ phải tìm kiếm sự kết hợp vi diệu giữa các chỉ báo kỹ thuật để luôn đúng trong 80% thời gian.

Thứ hai, các trader mới sử dụng đòn bẩy quá mức. Trong khi các trader chuyên nghiệp hiếm khi rủi ro nhiều hơn một vài phần trăm vốn trong mỗi sự kiện giao dịch, còn các trader mới bắt đầu có thể mạo hiểm 5, 10 hoặc thậm chí 20% vốn giao dịch cho một giao dịch.

Thứ ba, hầu hết các trader mới chưa xác định được chính xác sự kiện giao dịch là gì đối với họ. Nếu định nghĩa thực tế và các thành phần của giao dịch không được hiểu rõ ràng, thì không thể phát triển tính kiên nhẫn, kỷ luật, quy trình giao dịch, số liệu hiệu suất và vòng lặp phản hồi. Quy trình chính xác mà một trader sử dụng có thể phát triển và thay đổi theo thời gian, nhưng phải có một điểm xuất phát xác định.

Thật không may, phần lớn các trader mới sẽ hết vốn giao dịch hoặc hết hy vọng trước khi họ tìm ra các quy tắc của trò chơi.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/56472/

Tại sao ông thích phân tích dựa trên giá thuần túy hơn là các chỉ báo kỹ thuật?


Tôi cực kỳ ngưỡng mộ những trader sử dụng thành công các chỉ báo kỹ thuật. Tôi biết và rất tôn trọng một số trader sử dụng nhiều indicator.

Nhưng đối với tôi, tôi không có thời gian dành cho các chỉ báo kỹ thuật vì một số lý do. Chủ yếu, vấn đề của tôi là, các indicator không hơn gì một phái sinh của giá cả. Khi tôi có thể nghiên cứu giá trực tiếp trên bar chart - và đó là giá mà tôi phải giao dịch - thì tại sao tôi lại muốn nghiên cứu phái sinh của giá? Ví dụ, tôi trade vàng - không có thị trường để giao dịch các phương pháp Stochastics hoặc chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của vàng.

Phong-van-Peter-Brandt-phu-thuy-trader-50-nam-kinh-nghiem-TraderViet3.jpeg

Thứ hai, tôi là người theo chủ nghĩa tối giản (minimalist). Tôi muốn kế hoạch giao dịch của mình càng đơn giản càng tốt. Các chỉ báo sẽ chỉ làm phức tạp kế hoạch giao dịch của tôi.

Thứ ba - và không phải là yếu tố cuối cùng, bởi vì tôi có thể tiếp tục về chủ đề này - việc dựa vào các chỉ báo kỹ thuật có thể phản tác dụng. Ví dụ, các thị trường tăng giá có lợi nhất là những thị trường vẫn quá mua một cách khó hiểu. Vì vậy, việc sử dụng RSI và Stochastics truyền thống có thể khiến trader đi sai hướng của một xu hướng giá lớn.

Một lần nữa, tôi tôn vinh những trader kiếm tiền bằng các chỉ báo kỹ thuật, nhưng theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ “ngành công nghiệp chỉ báo” là một cú lừa.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/44306/

Ông có các quy tắc nghiêm ngặt về việc chốt lỗ và lãi không?


Chắc chắn rồi! Vâng! Không có nghi ngờ gì về điều đó! Tại thời điểm tôi tham gia giao dịch, tôi biết chính xác mức giá (hoặc setup) nào sẽ dẫn đến việc giao dịch bị đóng, có lãi hay bị lỗ. Thực hiện một giao dịch mà không biết những thứ này chỉ đơn giản là hành động điên rồ.

Ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho các trader đầy khao khát?


Lời khuyên ban đầu của tôi là nói với họ rằng hãy quên ý tưởng đó đi. Tôi khuyên bạn không nên trở thành một nhà giao dịch. Trading là công việc khó khăn. Tôi khuyên họ nên giao vốn của mình cho một trader chuyên nghiệp có tiền sử drawdown cực nhỏ.

Phong-van-Peter-Brandt-phu-thuy-trader-50-nam-kinh-nghiem-TraderViet4.jpeg


Nhưng nếu đơn giản là họ không thể khuyên can được, thì lời khuyên của tôi sẽ bắt đầu với các mục sau:

1. Phải mất tối thiểu hai năm để học đủ để "da thịt trong cuộc chơi" (cụm từ do nhà đầu tư Warren Buffett nghĩ ra). Giao dịch một tài khoản mô phỏng trong thời gian chờ đợi.

2. Không nhận lời khuyên giao dịch cụ thể từ bất kỳ ai trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Đừng nhận lời khuyên chung chung về các khái niệm hoặc chủ đề giao dịch từ bất kỳ ai không thể tạo ra hồ sơ theo dõi thực tế về giao dịch thành công.

4. Phần lớn các cuốn sách và hội thảo về trading là yếu tố cản trở giao dịch thành công.

5. Không có hai trader thành công nào giao dịch theo cùng một cách - và mỗi trader thành công đều phát triển một phong cách riêng theo cá tính, khả năng chấp nhận rủi ro và bộ kỹ năng của riêng mình.

6. Thị trường là một người thầy tuyệt vời. Hãy chuẩn bị để đối mặt với những đặc điểm tính cách mà bạn không biết là mình sở hữu.

7. Đối thủ của bạn để giao dịch thành công không phải là thị trường hay các trader khác, mà là chính bạn.

8. Phải hiểu rằng, không hề tồn tại bất kỳ viên đạn ma thuật - hay chén thánh nào. Giao dịch thành công là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ.

9. Hãy có những kỳ vọng thực tế. Những trader nghĩ rằng họ có thể biến 10.000 đô la thành một triệu đô la sẽ có khả năng thất bại. Hầu hết các trader thực sự thành công hàng năm kiếm được trung bình khoảng 30% trên các quỹ độc quyền.

10. Nếu sau một hoặc hai năm, bạn thấy rằng bạn không thích hành trình này, hãy nhảy tàu ngay lập tức.

Nguồn: amazon.com
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 365 Xem / 17 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 2,448 Xem / 104 Trả lời
  • KAKALAT trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 15,705 Xem / 50 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên