Giá Dầu thô biến động mạnh trước các tin tức chính trị giữa Iran-Mỹ, Ukraine-Nga

Giá Dầu thô biến động mạnh trước các tin tức chính trị giữa Iran-Mỹ, Ukraine-Nga

Giá Dầu thô biến động mạnh trước các tin tức chính trị giữa Iran-Mỹ, Ukraine-Nga
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----

Tính từ ngày 14/02 tuần này, giá dầu thô đã có nhiều phiên biến động trước các thông tin về đàm phán chính trị trên thị trường. Tuy đã được thông báo vào ngày 15/02 rằng Nga sẽ rút một bộ phận quân sự khỏi vùng biên giới Ukraine sau khi hoàn thành tập trận, vào ngày thứ năm 17/02, giá dầu lại được hỗ trợ mạnh nhờ tin tức lực lượng quân sự của Nga dọc theo biên giới Ukraine bị cáo buộc tăng thêm khoảng 7,000 quân. Một bằng chứng khác chứng tỏ cho việc căng thẳng giữa Nga-Ukraina vẫn đang leo thang, đi ngược lại với tuyên bố từ Moscow là quân đội Ukraine đã bắn đạn cối và lựu đạn vào 4 vị trí thuộc Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng ở miền Đông nước này, nơi đóng số lượng lớn quân từ Nga.

Cuộc đàm phán hạt nhân JCPOA tiến triển tốt đẹp hơn dự tính thị trường


Các quan chức của National Iran Oil Co thuộc sở hữu chính phủ Iran đã thông báo gặp gỡ ít nhất hai nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc để thảo luận về khả năng trở lại nguồn cung từ Iran. Hàn Quốc từng là khách hàng lớn mua dầu siêu nhẹ của Iran. Động thái này diễn ra khi nhà đàm phán hàng đầu của Iran trong các cuộc đàm phán hạt nhân cho biết trong một dòng tweet rằng họ đang tiến gần hơn bao giờ hết để đạt được một thỏa thuận hạt nhân, theo bình luận của nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu vào đầu tuần rằng một thỏa thuận đã “trong tầm ngắm”. Sau khi tin tức về cuộc đàm phán tích cực được nổ ra, thị trường dầu thô đã mở phiên với mức giảm sâu, do lo ngại về việc tăng nguồn cung trong thị trường đến từ Iran. Iran là quốc gia có mức sản lượng khí đốt xếp thứ 2 toàn cầu, và có mức trữ lượng dầu thô đứng thứ 4 toàn thế giới. Theo ước tính, sự trở lại của Iran trên thị trường xuất khẩu thế giới sẽ làm tăng nguồn cung lên thêm 500,000 thùng/ngày vào khoảng tháng 4-5, và sau đó gia tăng thêm 1.3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2022. Điều này có thể sẽ mang đến tâm lý tiêu cực mạnh trên thị trường trong ngắn hạn, do bất ngờ được gia tăng nguồn cung.

Trong quá khứ, Hàn Quốc đã nhập khẩu dầu thô tới 18.5 triệu thùng/tháng từ Iran trước khi xảy ra các lệnh trừng phạt của Mỹ vào năm 2018. Việc nhập khẩu của hàn Quốc đối với dầu thô từ Iran đã phải ngừng lại từ nửa đầu năm 2019. Tuy chưa có số liệu ghi nhận nào thêm về đơn đặt hàng mới giữa Hàn Quốc với Iran, việc các nhà chức trách Iran đã thay đổi từ thái độ không hợp tác trong cuộc họp JCPOA sang đích thân đi đến các nhà máy tại Hàn Quốc, và sau đó là Nhật Bản đã khiến thị trường có thêm cơ sở để tin rằng thoả thuận hạt nhân đang gần đi đến hồi kết, với tiến triển cực kỳ tích cực.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60580/

Sản lượng thực tế của OPEC+ thấp hơn mục tiêu đặt ra đến 900,000 thùng/ngày kể từ tháng 8


Mặt khác, cũng trong ngày 17/02, nhờ hỗ trợ từ việc gia tăng căng thẳng giữa hai nước Ukraine và Nga mà giá dầu thô đã có sự hồi phục. Nếu xét theo yếu tố cung-cầu trên thị trường, việc gia tăng của Iran tạm thời vẫn chưa khiến nguồn cung vượt qua nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu, khi mức chênh lệch cung cầu hiện tại ước tính lên đến 4-5 triệu thùng/ngày. Chưa kể, trong ngày 16/02, giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lần thứ hai kêu gọi nhóm OPEC+ thu hẹp khoảng cách ngày càng gia tăng giữa hạn ngạch tuyên bố sản xuất và nguồn cung thực tế đưa ra thị trường.

Trong nửa năm nay, OPEC + thực sự đã bổ sung khối lượng thấp hơn vào thị trường mỗi tháng so với mức tăng danh nghĩa 400,000 thùng/ngày được công bố trong mỗi cuộc họp kể từ tháng 8/2021. Ước tính trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho tháng 2 cho thấy khoảng cách giữa sản lượng OPEC+ và mức sản lượng mục tiêu đã tăng lên tới 900,000 thùng trong tháng Giêng. Các số liệu từ chính OPEC tuần trước cho thấy nước trong khối đã tăng sản lượng dầu thô lên chỉ 64,000 thùng/ ngày trong tháng 1 so với tháng 12, thấp hơn nhiều so với mức tăng sản lượng 254,000 thùng/ngày được phép theo thỏa thuận OPEC+. Theo các nguồn tin thứ cấp mà OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng của các thành viên, ngay cả nhà sản xuất hàng đầu là Ả Rập Xê Út cũng không đạt được mức tăng theo hạn ngạch 110,000 thùng/ngày. Vương quốc này đã tăng sản lượng dầu trong tháng 1 thêm 54,000 thùng/ngày và đạt 9.99 triệu thùng/ngày, thấp hơn hạn ngạch 10.122 triệu thùng/ngày cho tháng 1 theo thỏa thuận OPEC+. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út đã tự báo cáo sản lượng là 10.145 triệu thùng/ngày trong tháng 1, tăng 123,000 thùng/ ngày so với tháng 12. OPEC+ trên thực tế đã không gia tăng nguồn cung nhiều như hiệp ước đặt ra. Về cơ bản tổ chức này đang thắt chặt thị trường và làm sai lệch giả định của các nhà phân tích về mức cân bằng cung-cầu.

Nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến - tồn kho dầu thô ghi nhận mức thấp báo động


Nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu đang được ghi nhận ở mức cao, vượt qua mức trước đại dịch, trong khi tồn kho dầu thô lại chạm mốc thấp nhất trong 5 năm. Theo dữ liệu tiêu thụ xăng dầu hàng tuần từ Bloomberg, số lượng chuyến bay và số lượng hành khách cho thấy hoạt động bay đang tiếp tục phục hồi mạnh mẽ ở châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tiêu thụ xăng và dầu diesel trở lại gần mức bình thường ở các nơi trên thế giới.

Cùng lúc đó, sản lượng xăng dầu thành phẩm tại Mỹ được ghi nhận đang ở mức cao đột biến so với cùng kỳ các năm khác, trong khi tồn kho xăng lại ở mức thấp nhất trong 5 năm. Điều này thể hiện rằng nhu cầu tiêu thụ dầu thô nói chung tại Mỹ đang ở mức cao, có phần vượt mức năm 2019 nhưng vẫn còn dư địa tăng trưởng trong tương lai. Nhu cầu nhiên liệu máy bay của Hoa Kỳ đang thấp hơn 24% so với mức của năm 2019. Nền kinh tế Mỹ tuy vẫn đang tiếp tục mở cửa và dần dỡ bỏ rộng rãi các hạn chế đi lại từ chủng Omicron vừa qua, tuy nhiên ghi nhận nhu cầu cho nhiên liệu máy bay tại Mỹ vẫn tăng mạnh vượt dự đoán. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại quốc gia tiêu thụ xăng dầu hàng đầu này cũng cao hơn 0.6% so với mức trước đại dịch.

Khi ngày càng có nhiều quốc gia loại bỏ các quy tắc kiểm dịch, việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ trở nên phổ biến hơn, dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ hơn nữa cho dầu thô. Tính đến hiện tại ở Châu Âu, Pháp đang có kế hoạch bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở những không gian công cộng và Đức đang xem xét loại bỏ hầu hết các quy định đi lại về đại dịch trước ngày 20/3. Ngoài ra, Mỹ, Anh, Ý, Chile, Mexico và Brazil đều cho thấy ghi nhận số lượng xe trên.

upload_2022-2-17_17-55-40.png


upload_2022-2-17_17-55-53.png


upload_2022-2-17_17-56-20.png



Trong trung-dài hạn, dầu thô vẫn được sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản bao gồm thiếu hụt nguồn cung từ các nhà sản xuất OPEC+, nhu cầu toàn cầu vẫn đang trên đà hồi phục mạnh mẽ sau tác động từ chủng virus Omicron, và tồn kho xăng dầu trên toàn cầu đang ở mức thấp kỷ lục. Cụ thể, theo một nguồn tin trên thị trường, tồn kho xăng dầu được cất giữ trong kho chứa độc lập ở khu vực kho chứa và lọc dầu Amsterdam (ARA) của Châu Âu giảm 2.5% trong tuần trước, chạm mức thấp nhất cùng kỳ trong các năm kể từ 2008, trong khi tồn kho dầu chưng cất của Singapore cũng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm là 8.21 triệu thùng trong tuần trước (thấp hơn mức trung bình năm 2021 là 11.8 triệu thùng và thấp hơn 48.6% so với năm 2019).

Tuy nhiên, trước các rủi ro về chính trị, từ cuộc đàm phán Vienna giữa Iran-Mỹ và các nước đồng minh lẫn xung đột vũ trang giữa Nga-Ukraine, các hợp đồng tương lai dầu thô có thể trải qua biến động lớn trong ngắn hạn, ước tính +/- 10% cho biên độ giá. Đối với các nhà giao dịch ngắn hạn trong ngày, việc theo dõi sát sao các tin tức chính trị xoay quanh hai vấn đề này và quản trị rủi ro là cần thiết.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/62583/

Phân tích kỹ thuật: Hợp đồng tương lai Dầu thô WTI


upload_2022-2-17_17-58-22.png

Biểu đồ kỹ thuật dầu WTI - chart H4

Giá dầu hiện tại sau khi đã phản ứng với vùng hỗ trợ thì đang tăng lên lại hướng về vùng kháng cự 90.7-91.5. Nếu tình hình địa chính trị ổn định thì tại vùng này có thể canh tiếp tục bán xuống khi có tín hiệu đảo chiều từ hành động giá.

upload_2022-2-17_17-59-26.png

Biểu đồ kỹ thuật dầu WTI - chart M15

Zoom out ra khung thời gian nhỏ hơn thì có thể thấy được 1 vùng bán hợp lưu với volume cluster và phá gãy được đường trend tăng càng xác nhận thêm xác suất tin cậy của vùng này. Vùng này cũng trùng hợp với vùng giá canh bán ở khung đồ thị H4. Hy vọng thế giới bình yên để tài khoản chúng ta xanh khi short dầu.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068
- Ðồng thực hiện: Chuyên viên tư vấn hàng hóa [Tên: LÂM THANH TRÍ ] [Mã 00200253] - CTCP Saigon Futures​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 436 Xem / 25 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 73 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 103 Xem / 3 Trả lời
  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 329 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên