Giao dịch thua lỗ và bộ não của trader có mối liên kết ra sao? Đây là phát hiện của Thạc sĩ Tâm lý học Richard Friesen

Giao dịch thua lỗ và bộ não của trader có mối liên kết ra sao? Đây là phát hiện của Thạc sĩ Tâm lý học Richard Friesen

Giao dịch thua lỗ và bộ não của trader có mối liên kết ra sao? Đây là phát hiện của Thạc sĩ Tâm lý học Richard Friesen

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,308
32,464
Xin chào cả nhà!

Sau đây là bài đăng trên trang mindmusclesfortraders.com của tác giả Richard Friesen - nhà sáng tạo và phát triển quy trình đào tạo “Mind Muscles™” sáng tạo và độc quyền nhằm thay đổi tâm lý giao dịch.

Rich có bằng cử nhân khoa học xã hội về Triết học, bằng Thạc sĩ về Tâm lý học lâm sàng và tốt nghiệp Học viện Gestalt ở San Francisco cùng với chứng chỉ Thạc sĩ về Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP). Nền tảng về tâm lý học của ông là công cụ giúp ông phát triển các chương trình đào tạo “Mind Muscles™” nhằm hỗ trợ cộng đồng tài chính và doanh nghiệp, những người muốn mở rộng trò chơi tinh thần của mình để kiếm được lợi nhuận ổn định hơn.

***​

Tại sao giao dịch thua lỗ là điểm đau đầu nhất đối với trader?

Trong một cuộc khảo sát trên 1000 trader, vấn đề giải quyết các giao dịch thua lỗ luôn được đặt lên hàng đầu.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet1.png


Bạn biết không, trải nghiệm mất mát được kiểm soát bởi phần nguyên thuỷ hơn trong não của chúng ta. Bộ não của chúng ta gắn những tổn thất trong trading với cơ chế sinh tồn giống như tổ tiên chúng ta đã trải qua khi đi săn thú trên thảo nguyên.

Tôi biết điều này nghe có vẻ phi lý, nhưng phần não nguyên thuỷ hơn này được thiết kế để duy trì sự sống của chúng ta... Thật không may, nó không thể nhìn thấy 50 sắc thái màu xám... mà chỉ thấy được mỗi màu trắng và đen. Mọi mối đe doạ đều có thể đưa chúng ta vào chế độ sinh tồn, không quan trọng chúng ta có an toàn về thể chất hay không.

Bản năng sinh tồn này đã dẫn chúng ta đến những lỗi giao dịch lặp đi lặp lại. Chúng ta thức dậy vào sáng hôm sau, vỗ vào trán và tự hỏi tại sao chúng ta cứ lặp đi lặp lại một lỗi giao dịch tương tự, rồi thề rằng chúng ta sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Nhưng sau đó, chúng ta thua trong 3 giao dịch liên tiếp và chúng ta giao dịch trả thù, bỏ lỡ các setup tốt, dời điểm dừng lỗ hoặc giao dịch quá mức để kiếm lại số tiền đã đánh mất. Và mọi chuyện hiếm khi kết thúc trong tốt đẹp.

Trong phần lý trí của bộ não, tất cả chúng ta đều biết rằng mình phải "cắt lỗ và để lợi nhuận chạy". Tuy nhiên, trong lúc nóng nảy, có điều gì đó đã xảy ra. Và phần lớn thời gian, điều này thường là một thói quen xấu nào đó.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet10.png

Tuy nhiên, vấn đề này không phải là lỗi của bạn! Đó chỉ là cách bộ não của chúng ta được tổ chức để tránh nỗi đau mất mát và không muốn "trả lại những gì đã kiếm được khi đi săn". Một khi hiểu được những thiên kiến trong não mình hoạt động như thế nào, chúng ta mới có thể tạo ra một bài tập giúp xây dựng "cơ bắp cho tâm trí", phục vụ chúng ta tốt hơn!

Bằng cách nhận thức, bạn mới có thể tạo ra những hành vi mới, ngay cả những hành vi trong phần nguyên thuỷ của bộ não chúng ta, là cái mà tôi gọi là "chìa khoá vàng":
  1. Sự nhận thức
  2. Sự chấp nhận
  3. Hành động
Nhận thức đầu tiên sẽ là nhận thức về thua lỗ và bộ não của chúng ta. Để nâng cao nhận thức về cách bộ não của chúng ta nhìn nhận sự mất mát, chúng ta hãy xem cách bộ não của chúng ta xử lý sự mất mát trong chuyển động chậm (slow motion), từng bước một.

Giả sử, bạn mua tài sản của mình ở mức giá $100 và đặt dừng lỗ ở mức $96. Sau đó, giá giảm xuống còn $98. Câu hỏi đặt ra là bạn đã mất tiền thật chưa? Khi tôi hỏi câu này với các trader của mình, hầu hết mọi người sẽ nói chưa. Họ nói: "Tôi không bị lỗ cho đến khi đóng vị thế."

Bộ não của chúng ta không muốn cảm nhận tác động của sự mất mát. Nó có thể chuyển chúng ta sang trạng thái cảnh giác, chúng ta có thể trở nên lo lắng... nhưng về mặt cảm xúc, chúng ta chưa chịu bất kỳ mất mát nào vì vẫn còn hy vọng.

Được rồi, bây giờ giá giảm thêm $1 xuống còn $97. Rồi giờ chúng ta đã mất tiền thật chưa?

Hãy nhớ rằng, bộ não của chúng ta sẽ không muốn chịu bất kỳ tổn thất nào.

Giá tăng lên $1... chúng ta bắt đầu phấn khích, chúng ta tin rằng giao dịch sẽ có hiệu quả!

Giá lại tụt xuống còn $96,5.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet2.png

Bộ não của chúng ta làm gì bây giờ? Nó muốn tránh nỗi đau mất mát... nó chuyển sang nỗi sợ thua lỗ... và điều gì xảy ra tiếp theo? Bộ não sinh tồn của chúng ta quyết định dời dừng lỗ.

Chỉ cần giao dịch được mở thì vẫn có hy vọng tránh được thua lỗ!!! Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn né "stop-out" và bỏ lỡ đợt tăng giá lớn mà chúng ta biết sắp diễn ra (để rồi cảm thấy mình như một kẻ ngốc). Chúng ta dời dừng lỗ xuống bên dưới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mốc $93.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet3.png

Điều gì xảy ra tiếp theo?... Thị trường lại giảm... lần này xuống $95.

Sau đó, nó giảm nhanh xuống $93,25. Bạn biết nó sẽ bật lên từ đây, đây là một điểm mua tốt hơn so với mốc $100, nơi mà bạn đã Buy... và bạn đã đúng! Nó bật lên từ ngưỡng hỗ trợ và tăng lên mức $95.

Tiếp đến, nó lại rớt giá, test điểm dừng lỗ của bạn... Và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo mà? Giá rồi sẽ kích hoạt lệnh dừng lỗ của bạn trước một đợt tăng giá lớn... Và thế là, bạn chỉ cần... huỷ lệnh dừng lỗ, một lần nữa.

Lúc này, giá rớt xuống... liên tục và khoản lỗ sẽ lấy đi toàn bộ lợi nhuận tháng trước của bạn. Bạn cứng đơ người. Sự mất mát này càng liên quan đến sức khoẻ của bạn thì những thay đổi hoá học thần kinh diễn ra bên trong não bạn càng mạnh và bạn càng khó đưa ra quyết định hợp lý.

Rốt cuộc, bạn quyết định đóng lệnh ở mức $90. Chỉ để chứng kiến giá quay đầu và có một đợt tăng giá mạnh mẽ cho đến cuối phiên.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet4.png

Bạn vừa mất một tháng lợi nhuận và một cơ hội giao dịch tuyệt hảo!



Bây giờ, chúng ta hãy xem xét bên trong bộ não của chúng ta trong trường hợp kiếm được tiền nhé!

Chúng ta mua tài sản của mình ở mức $100 với điểm dừng lỗ đặt tại $96 và mục tiêu chốt lời đặt tại $109. Và sau đó, giá bật tăng ngay lập tức.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet5.png

Wow, chúng ta đã vào lệnh đúng thời điểm! Chúng ta đã triển khai chiến lược một cách hoàn hảo. Chúng ta rất vui mừng... giao dịch này sẽ thắng lớn!

Sau đó, giá lại tăng lên!

Và tăng lên một lần nữa! Bộ não của chúng ta hiện đang bắt đầu tưởng tượng về việc hiện thực hoá những ước mơ và hy vọng của chúng ta. Tất cả đều nằm ngoài nhận thức của chúng ta. Có thể bạn không tin, nhưng đây là điều đã xảy ra với khách hàng của tôi khi chúng tôi nhìn vào những hy vọng và ước mơ sâu xa hơn của họ:

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet6.png

  • Có được sự tôn trọng của cha
  • Giàu lên
  • Được người khác chấp nhận
  • Được vợ/ chồng chấp thuận
  • Điều này sẽ bù đắp cho giao dịch ngu ngốc mà tôi đã thực hiện ngày hôm qua
  • Tôi có thể khoe khoang với những người khác
Những liên kết này đang được hình thành trong não bộ khi giá tài sản ngày một tăng cao hơn.

Nhưng, ôi không, nó vừa bỏ lỡ mục tiêu lợi nhuận của chúng ta và rớt xuống... Chắc không sao đâu, động lượng trông có vẻ ổn.

Giá bật lên... gần tới rồi! Một xíu nữa!

OOOpsss... nó giảm rồi... và giảm nữa... Chúng ta nín thở. Thêm một cú giảm giá nữa. Phù, thôi đành đợi một đợt tăng giá khác vậy, sắp đến đích rồi!

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet7.png

Một đợt tăng giá cuối cùng nữa là được! Oh Oh... một đợt giảm mạnh...

Tệ thật! Lại một đợt tụt giá nữa!

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet8.png

Hãy tạm dừng thị trường ngay tại đây và đặt một câu hỏi:

"Trader này đã kiếm được hay mất tiền hay chưa?"

Nếu bạn chỉ xem xét lãi lỗ với các vị thế đóng thì câu trả lời là "chưa". Nếu bạn nhìn vào lãi và lỗ tính từ điểm vào lệnh đến điểm hiện tại của thị trường, thì giao dịch vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu bạn đánh giá lại vị thế này theo quan điểm của bộ não... thì trader này đã mất $5,50!

Sao có thể như thế được? Bởi vì bộ não đã tích luỹ phần lợi nhuận gần mức chốt lời. Nó không chỉ tích luỹ phần lợi nhuận, mà còn tích luỹ luôn cả phần cảm xúc của những khoản lợi nhuận đó. Vậy mà, bây giờ nó đã đánh mất rồi!

Điều này khiến trader rơi vào cảm giác thua lỗ, vừa mất tiền, vừa mất lợi ích trong tưởng tượng. Các liên kết thần kinh với nhu cầu cảm xúc của chúng ta càng mạnh thì cường độ cảm giác mất mát càng lớn.

Và chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta đóng lệnh với một khoản lợi nhuận nhỏ rồi chứng kiến thị trường bùng nổ đến mục tiêu chốt lời là $109.

giao-dich-thua-lo-va-bo-nao-cua-trader-traderviet9.png

Trong một giao dịch thua lỗ, nỗi đau mất mát thúc đẩy các quyết định của chúng ta. Chúng ta né tránh nỗi đau mất mát khi thị trường đi ngược lại chúng ta. Chúng ta cảm thấy nỗi đau mất mát và cơ hội bị bỏ lỡ sau khi thoát khỏi giao dịch.

Trong một giao dịch thắng, nỗi đau mất mát cũng thúc đẩy các quyết định của chúng ta. Chúng ta cảm thấy đau đớn vì thua lỗ ngay cả khi chúng ta đang ở trong một giao dịch thắng, bởi lẽ chúng ta cảm thấy tiếc nuối khoản lợi nhuận đáng nhẽ thuộc về mình.

Có phải mỗi tick giá là một cuộc trưng cầu dân ý về giá trị bản thân của bạn? Chúng ta càng gắn nhiều hy vọng, ước mơ và cái tôi vào các giao dịch thắng và thua thì chúng ta càng có nhiều khả năng lặp lại các mô hình giao dịch không còn phục vụ chúng ta nữa. Chúng ta càng quan tâm đến kết quả của một giao dịch thì càng có nhiều khả năng chúng ta sẽ đưa ra quyết định khiến chúng ta hối hận sau này.


Chẳng trách sao việc "cắt lỗ và để trade thắng tiếp tục chạy" lại thách thức đến vậy. Nhưng đó không phải lỗi của bạn!

Tuy nhiên, tin tốt là, với nhận thức này, những mô hình thần kinh trong não của chúng ta có thể được lập trình lại. Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tạo ra cảm giác tích cực về việc triển khai một chiến lược, chứ không phải về lãi hay lỗ. Những trader nào đo lường tỷ lệ phần trăm các giao dịch được thực hiện tốt và trau dồi kỹ năng của họ để thực hiện tốt là những trader sẽ giao dịch tốt hơn về lâu dài.

Họ không cảm thấy tự hào vì kiếm được lợi nhuận, mà họ cảm thấy tự hào vì đã hoàn thành được những giao dịch thành công, xuất phát từ tư duy của một bậc thầy trader!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 384 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 473 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,877 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,310 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 142 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 100 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên