Góc nhìn Liên thị trường 07/02 - Thị trường đang thận trọng sau báo cáo lao động, chờ đợi số liệu lạm phát

Góc nhìn Liên thị trường 07/02 - Thị trường đang thận trọng sau báo cáo lao động, chờ đợi số liệu lạm phát

Góc nhìn Liên thị trường 07/02 - Thị trường đang thận trọng sau báo cáo lao động, chờ đợi số liệu lạm phát

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Thị trường hiện tại mặc dù đã trải qua được xu hướng phục hồi tăng ấn tượng của USD, tuy nhiên tâm lý thận trọng đã trở lại trước khi số liệu lạm phát trong tháng này được công bố. Có thể lạm phát sẽ tiếp tục giảm và đồng nghĩa USD có thể có sự chững lại.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/2 đồng loạt giảm điểm khi nhà đầu tư ngày càng thận trọng với sự đi lên của lợi suất trái phiếu. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite dẫn đầu đà giảm của thị trường.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc mất hơn 240 điểm nhưng khi đóng cửa chỉ còn giảm 35 điểm, tương đương 0,1%, và dừng ở 33.891 điểm.

S&P 500 giảm 0,61% xuống còn 4.111 điểm. Nasdaq Composite sa sút nhiều nhất khi mất 1% và kết phiên ở 11.887 điểm.

Theo CNBC, nhà đầu tư đang chốt lời một phần sau khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong tháng đầu năm 2023. S&P 500 hiện nay vẫn cao hơn 7% so với cuối 2022, trong khi Nasdaq đã đi lên 5 tuần liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 11/2021.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng trong phiên 6/2, kỳ hạn 10 năm thêm gần 11 điểm cơ bản (bps) lên 3,64%, kỳ hạn 2 năm thêm khoảng 18 bps lên 4,48%. Chỉ số ICE U.S. Dollar Index đo lường sức mạnh của USD trên thị trường quốc tế tăng 0,76% và góp phần khiến các chỉ số chứng khoán thêm tiêu cực.

Nhà đầu tư cũng sẽ chú ý tới phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell vào ngày 7/2 tại Câu lạ bộ Kinh tế Washington. Tuần trước, bình luận về thiểu phát của ông Powell đã giúp nhà đầu tư thêm hứng khởi và đẩy thị trường chứng khoán đi lên.

Sự phục hồi diễn ra sớm hơn dự kiến vì virus lây lan nhanh hơn. Từ khi Trung Quốc đột ngột từ bỏ chính sách Zero COVID, các ca nhiễm có vẻ đã tăng nhanh đáng kể. Các chuyên gia dịch tễ nhà nước ước tính ít nhất 80% dân số Trung Quốc đã mắc COVID-19. Theo số liệu chính thức, số bệnh nhân nội trú của bệnh viện đã đạt đỉnh vào ngày 5/1.

Một chỉ số về ngành dịch vụ đã tăng từ 41,6 điểm vào tháng 12 lên 54,4 điểm trong tháng 1, mức tăng lớn thứ hai trong lịch sử. Hai nhà kinh tế Xiaoqing Pi và Helen Qiao của Bank of America quan sát thấy hoạt động trong những ngành dịch vụ bị “đại dịch vùi dập” như bán lẻ và ăn uống đã gia tăng đáng kể.

Sức mua lớn của Trung Quốc sẽ là lực lượng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm nay, đóng góp 40% cho sự mở rộng của nền kinh tế thế giới. Còn mức đóng góp của Mỹ và châu Âu cộng lại sẽ chỉ chưa đến 20%.

Nghiên cứu gần đây bởi các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã trình bày luận điểm cơ bản ngay trong tiêu đề: “Những việc xảy ra ở Trung Quốc không chỉ bó hẹp tại Trung Quốc”.

Các tác giả ước tính mỗi 1% tăng trưởng của GDP Trung Quốc sẽ giúp GDP của phần còn lại thế giới tăng khoảng 0,25% sau một hoặc hai năm.

Các tác giả không nghiên cứu hệ quả của việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế. Nhưng kết quả của họ cung cấp một số chỉ báo cho tương lai. Nếu việc mở cửa giúp nâng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc từ 3% lên 5-6% trong năm nay thì GDP của phần còn lại thế giới có thể tăng 0,5-0,75% - tương đương 400-600 tỷ USD - tính theo tỷ lệ được chuẩn hóa theo năm.

Tuy nhiên, tăng trưởng đi lên không hoàn toàn là điều tốt. Các ngân hàng trung ương vẫn muốn hạ gục lạm phát. Nếu nhu cầu từ Trung Quốc gia tăng khiến áp lực giá thêm trầm trọng, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cần phải giảm tốc nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất hoặc hoãn các đợt cắt giảm.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/52510/

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán có thể đã phản ảnh được xu hướng lãi suất hiện tại vẫn còn cao, mặc dù trước đó thị trường đánh giá FED sẽ sớm dừng quá trình tăng lãi suất nhưng hiện sau khi số liệu lao động tích cực hơn thì đã bắt đầu có những động thái cho thấy tâm lý thận trọng tạo áp lực đóng trạng thái và rút tiền mặt ra khỏi thị trường vốn nhiều hơn.

Hiện tại trên đồ thị chúng ta thấy rằng chứng khoán đã hạ nhiệt và đang quay trở lại mức hỗ trợ trước đó giá đã phá vỡ hình thành xu hướng tăng. Nhiều khả năng với kỳ vong lãi suất tiếp tục tăng hiện tại thì thị trường chứng khoán sẽ khó có thể tăng mạnh.

upload_2023-2-7_9-17-41.png


Đồ thị hiện cho thấy khả năng lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi tăng khi tình hình lãi suất tăng cao nhưng số liệu lao động cho thấy sự tích cực do đó khả năng cao FED sẽ không sớm dừng quá trình tăng lãi suất.

Trong hôm qua lợi suất trái phiếu có phần chững lại nhưng đà tăng có thể đã xác nhận, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn hạn thì đà tăng này đã được thể hiện rõ ràng sau khi vượt qua mức đỉnh cũ báo hiệu rằng trong ngắn hạn lãi suất thực tế vẫn còn tiếp tục tăng. Mặc dù FED không nêu rõ sẽ tăng thêm bao nhiêu lần nhưng với bối cảnh hiện tại có thể ít nhất 2 cuộc họp nữa FED sẽ vẫn tăng 25 điểm cơ bản.

upload_2023-2-7_9-22-24.png


Trên đồ thị chúng ta cũng thấy rõ rằng USD Index hiện tại đã có dấu hiệu đảo chiều tăng tuy nhiên mức kháng cự chúng ta đã phân tích hôm qua 103.5 hiện vẫn sẽ là mức quan trọng mà có thể sẽ có nhịp điều chỉnh giảm trước khi có tín hiệu tăng trở lại.

Trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi số liệu lạm phát nếu như vẫn đảo chiều giảm được theo kỳ vọng thể hiện được chính sách lãi suất đã bắt đầu phát huy hiệu quả thì có thể USD sẽ có nhịp giảm trở lại và trong trường hợp phá vỡ mốc 102 thì xu hướng giảm sẽ trở lại do đó chúng ta cũng không vội vàng kết luận sự đảo chiều này là dài hạn.

Khả năng hôm nay USD sẽ có nhịp giảm điều chỉnh do đó các chiến lược long USD sẽ đóng trạng thái để theo dõi diễn biến thị trường.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng nhẹ với vàng giao ngay tăng 6,7 USD lên mức 1.867,4 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.879,5 USD/ ounce, tăng 2,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Thị trường vàng thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần vẫn chịu tác động bởi các dữ liệu mới công bố và chưa tìm thấy động lực tăng giá.

Tuần trước, kim loại quý thế giới đã liên tiếp “lao dốc” do chịu áp lực chốt lời sau một loạt dữ liệu quan trọng được công bố. Chốt phiên giao dịch cuối của tuần, giá vàng giao ngay giảm 2,53%, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 10-2022, trong khi giá vàng tương lai giảm 2,75%.

Vàng lao dốc khi dữ liệu mới nhất từ Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy lĩnh vực dịch vụ vượt kỳ vọng trong tháng 1 và tăng trưởng sau khi giảm vào tháng 12. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở mức 55,2% trong tháng trước, tăng từ mức 49,2% của tháng 12 và tăng so với mức dự đoán 50,4% của các nhà kinh tế. Trong khi đó, báo cáo chỉ ra rằng áp lực lạm phát giảm nhẹ trong tháng 1, với chỉ số giá giảm xuống 67,8% từ mức 68,1% của tháng trước.

Ngoài ra, các dữ liệu cho thấy sức khỏe của thị trường lao động Mỹ vẫn tốt cũng góp phần đẩy giá vàng trượt khỏi mốc cao nhất trong 9 tháng đạt được trước đó. Trong tháng trước, số việc làm được tạo ra cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Các chuyên gia cho rằng, vàng có nguy cơ giảm sâu hơn khi dữ liệu tốt hơn buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường chính sách tích cực lâu hơn dự kiến.

Trong một kịch bản khác, nếu Fed vẫn tiếp tục lộ trình thắt chặt tích cực của mình sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Điều này sẽ giúp vàng trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Trong lịch sử, vàng đã chứng kiến lợi nhuận hai con số trong môi trường suy thoái.

Trong năm 2023, nhu cầu “khủng” từ các ngân hàng trung ương đối với kim loại quý sẽ là yếu tố thúc đẩy vàng.

Mới đây nhất, các quan chức Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã thống nhất tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản, nâng lãi suất từ 3,5% lên mức 4,0%. Tương tự, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nối tiếp động thái tăng lãi suất chính sách của Fed và BoE khi cũng đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên mức 3,5%.

Sự kiện được thị trường chờ đợi trong tuần này là sự xuất hiện của Chủ tịch Fed Powell tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington vào ngày 7-2 (giờ Mỹ) và có bài phát biểu tại đây.

upload_2023-2-7_9-31-21.png


Đồ thị thể hiện xu hướng giá Vàng hiện tại đang bước vào xu hướng giảm sau khi đã xác nhận phá vỡ 1900, tuy nhiên động lực giảm sẽ cần thêm thời gian để theo dõi khi USD và lợi suất trái phiếu đang chững lại trước phát biểu của chú tịch FED và chờ đợi số liệu lạm phát CPI.

Khả năng hôm nay Vàng sẽ có nhịp phục hồi tăng lại ngưỡng kháng cự 1890-1900 trước khi đảo chiều giảm tiếp diễn.

Vùng giá hỗ trợ 1870 hiện vẫn đang được duy trì.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/47251/

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Kết thúc phiên giao dịch biến động ngày đầu tiên của tuần giao dịch mới, giá dầu đã tăng gần 1 USD khi thị trường cân nhắc nhu cầu trở lại từ Trung Quốc trước những lo ngại về nguồn cung và lo ngại về tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế lớn hạn chế tiêu dùng.

Giá dầu Brent giao tháng 4 tăng 1,05 USD, tương đương 1,3%, lên mức 80,99 USD/thùng, sau khi giao dịch trong khoảng từ 79,10 đến 81,25 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ tăng 72 cent, tương đương 1%, lên mức 74,11 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong phiên là 74,41 USD/thùng và mức thấp nhất là 72,25 USD/thùng.

Sự quay đầu leo dốc của giá dầu được hỗ trợ bởi triển vọng phục hồi của Trung Quốc sau khi nới lỏng các hạn chế dịch Covid-19.

Theo người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), 1/2 tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay đến từ Trung Quốc, và nhu cầu nhiên liệu máy bay đang tăng ở quốc gia Đông Á này.

Trong một điễn biến khác, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ có khả năng tăng khoảng 2,2 triệu thùng vào tuần trước.

Bắt đầu từ ngày 5-2, G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia bắt đầu áp mức trần giá đối với các sản phẩm dầu của Nga. Cụ thể, mức trần giá 100 USD/thùng sẽ áp dụng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô, chủ yếu là dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu, chẳng hạn như dầu nhiên liệu và naphtha.

upload_2023-2-7_9-37-47.png


Đồ thị phân tích kỹ thuật giá Dầu hôm qua đã đảo chiều tăng lại ngưỡng 81$/thùng, tuy vậy giá vẫn đang ở dưới ngưỡng kháng cự 82$/thùng và khả năng sẽ vẫn được giao dịch ở dưới 85$/thùng khi lo ngại nhu cầu tiêu thụ sẽ suy giảm.

Hiện tại hôm nay giá vẫn đang ở dưới trendline kháng cự như trên hình do đó chưa thể khẳng định được xu hướng tăng có thể kéo dài thêm được không mà thay vào đó chúng ta sẽ cần theo dõi diễn biến hôm nay nếu vượt qua mốc 82$/thùng thì sẽ có thể thay đổi quan điểm đánh giá của thị trường hiện tại.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,507 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 389 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 905 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 314 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,766 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên