Góc nhìn Liên thị trường 09/01 - Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế. USD tiếp tục giảm mạnh?

Góc nhìn Liên thị trường 09/01 - Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế. USD tiếp tục giảm mạnh?

Góc nhìn Liên thị trường 09/01 - Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế. USD tiếp tục giảm mạnh?

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Đồng USD đã bất ngờ đảo chiều giảm mạnh đảo ngược xu hướng trong phiên báo cáo lao động được công bố. Có thể với áp lực bán hiện tại USD sẽ còn giảm mạnh trong tuần này.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 6/1 đi lên mạnh mẽ sau khi các báo cáo kinh tế tháng 12 cho thấy dấu hiệu lạm phát đang giảm, đồng nghĩa với việc các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có tác dụng như mong muốn.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bật tăng 700 điểm, tương đương 2,13%, và kết phiên ở gần 33.631 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng xấp xỉ 87 điểm, tức 2,28%, và dừng ở 3.895 điểm.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 264 điểm, ứng với 2,6%, và đóng cửa ở 10.569 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất của Nasdaq kể từ hôm 29/12 và của Dow Jones và S&P 500 kể từ ngày 30/11. Tất cả 30 cổ phiếu thành viên của Dow Jones đều đi lên.

Báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 12 cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 223.000 việc làm, cao hơn mức 200.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo nhưng là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020 đến nay.

Trong khi đó, tiền lương tăng 0,3%, chậm hơn mức 0,4% dự báo. Việc tiền lương tăng chậm sẽ giúp giảm bớt áp lực lên mặt bằng giá cả nói chung, hạ nhiệt lạm phát.

1.png

Dữ liệu khảo sát ngày 6/1 cho thấy, lĩnh vực dịch vụ -vốn được coi là mảng “thống trị” nền kinh tế Mỹ- đã suy giảm trong tháng 12/2022, lần đầu tiên sau hơn hai năm, khi hoạt động kinh doanh sụt giảm.

Cụ thể, chỉ số dịch vụ của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) đã giảm xuống 49,6%, dưới ngưỡng quan trọng 50% - mức phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, gây ngạc nhiên cho các nhà kinh tế. Đáng chú ý, chỉ số hoạt động kinh doanh và chỉ số đơn đặt hàng mới đều lao dốc.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm 2/3 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã đứng vững bất chấp chiến dịch tăng lãi suất quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm hạ nhiệt nhu cầu và kiềm chế lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, lãi suất quá cao hiện nay dường như đang bắt đầu gây “khó chịu” cho ngành dịch vụ tại Mỹ.

2.png

Theo Bloomberg, thị trường tin rằng việc các điều kiện tài chính nới lỏng là dấu hiệu cho thấy chiến dịch tăng lãi suất của Fed đã phát huy tác dụng và lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, Fed lại không nghĩ như vậy.

Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp, xuống còn 9,2% trong tháng 12/2022.

Mức lạm phát trên thấp hơn con số 10,1% trong tháng 11. Trước đó, lạm phát ghi nhận trong tháng 10 là 10,6%, cao gấp 5 lần so với mục tiêu lạm phát mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra.

Trong tháng 12, chi phí năng lượng đã tăng 25,7%, so với mức tăng 34,9% trong tháng 11. Giá đồ uống và thực phẩm cũng tăng.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi tháng trước cam kết sẽ kiềm chế lạm phát, đồng thời cảnh báo Eurozone sẽ phải đối mặt với khả năng tăng lãi suất trong năm 2023 dù hy vọng rằng giá tiêu dùng đã đạt đỉnh.

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Với diễn biến bất ngờ vào cuối tuần qua khi USD đảo chiều giảm thì các cặp tiền, Vàng và các sản phẩm khác đều đã đảo chiều khiến cho các phân tích của chúng ta có phần thay đổi. Đà giảm của chứng khoán đã thay đổi ngay khi chỉ số SPX đại diện chứng khoán đã tăng lên lại ngưỡng gần 3900 điểm là mức kháng cự nhạy cảm. Trong trường hợp giá vượt qua mốc này thì sẽ có thể thị trường chứng khoán sẽ phục hồi.

Về lý thuyết đã phân tích thị trường chứng khoán rất khó có thể đảo chiều tăng trong dài hạn khi dòng tiền không còn rẻ với mức lãi suất càng tăng cao hiện tại. Do đó trong năm nay có thể đà tăng của thị trường chứng khoán sẽ không giữ được mà những nhịp điều chỉnh ngắn hạn hiện tại sẽ chỉ mang tính xu hướng dòng tiền trong ngắn hạn.

3.png


Đồ thị hiện tại cho thấy sự đảo chiều giảm mạnh của lợi suất trái phiếu các kỳ hạn có thể thấy thị trường đã bắt đầu thay đổi quan điểm chuyển từ lo ngại lạm phát cao sang lo ngại suy thoái vì hiện tại tình hình lạm phát đã hạ nhiệt, không còn những đợt tăng mạnh và với dấu hiệu tạo đỉnh của lạm phát thì có thể thấy trong thời điểm này giới đầu tư đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tác động của lãi suất cao lên toàn bộ nền kinh tế và khi số liệu thu nhập bình quân giảm thì có thể thấy về cơ bản sức mua của người dân sẽ giảm xuống nhưng đồng nghĩa với đó là các lo ngại suy giảm sức mua toàn cầu và đó là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến suy thoái sẽ âm ỷ. Hiện các thông tin cho biết rất nhiều doanh nghiệp đã sa thải nhân viên, các đợt sa thải với quy mô lớn.

Vậy có thể dễ dàng đánh giá trong những tháng tới hoặc có thể trong cả năm nay thị trường sẽ tương đối ảm đạm.
4.png


Đồ thị thể hiện tương đối rõ ràng xu hướng giảm mạnh của lợi suất trái phiếu ở tất cả các kỳ hạn, mặc dù sắp đến kỳ họp FED tăng lãi suất tiếp theo nhưng có thể giới đầu tư đã không còn quan tâm nhiều đến việc FED tăng lãi suất mà thay vào đó là các mối lo lãi suất cao sẽ tạo ra những hệ lụy trực tiếp đến tình hình kinh tế tổng thể. Nhiều lao động mất việc hơn đồng nghĩa với năng suất lao động sẽ giảm và chi tiêu cho các hoạt động sẽ giảm xuống.

Việc lợi suất trái phiếu ngắn hạn cũng giảm cho thấy được việc hiện tại FED tăng thêm 2-3 lần 25 điểm cơ bản nữa cũng có thể không mang lại nhiều tác động đến mặt tâm lý thị trường bởi mức lãi suất hiện tại cũng có thể tác động xấu đến sức khỏe kinh tế và với những phát biểu sẽ kéo dài lãi suất cao hiện tại thì vấn đề giới đầu tư lo ngại nằm ở việc hậu quả của chính sách lãi suất cao sẽ khiến nền kinh tế suy thoái nhanh hay sẽ cầm chừng được để có thể đạt được mục tiêu hạ cánh mềm. Tức lạm phát sẽ từ từ giảm xuống mức 2% mục tiêu và nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm ở mức không gây ra suy thoái kéo dài, suy thoái sẽ chỉ mang tính cục bộ.

Về mặt phân tích kỹ thuật chỉ số DXY hiện tại đang bước vào đợt giảm mạnh, với nến ngày thứ 6 vừa rồi giảm về lại mức đáy thấp nhất của tháng thì chúng ta cũng cần phải lưu tâm. Có thể đợt giảm tiếp theo sẽ xuống mức 100 điểm.

Về nến tháng hiện tại thì áp lực bán có lẽ là sẽ còn mạnh, khi thị trường đã không còn dành sự quan tâm đến tình hình tăng lãi suất nhiều thì động lực hỗ trợ USD tăng sẽ tạm thời không còn mạnh. Mà khi thị trường chuyển dịch sang các mối lo ngại suy thoái kinh tế thì USD sẽ giảm đầu tiên kéo theo hệ lụy các quốc gia khác xuất khẩu vào Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn và gián tiếp khiến cho các nền kinh tế trên rơi vào khủng hoảng.

Nhìn chung chúng ta đã dần hiểu ra được Mỹ là quốc gia xuất khẩu lạm phát như thế nào. Về lý thuyết khi USD bước vào xu hướng giảm thì đó là dấu hiệu cho thấy đồng USD đã không còn sức hấp dẫn để nắm giữ như tài sản an toàn.

Nhìn chung với biểu đồ hiện tại có thể hôm nay USD sẽ vẫn bước vào xu hướng giảm.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng tăng với vàng giao ngay tăng 2,6 USD lên mức 1.868,3 USD/ ounce.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Kitco, với những giá mà kim loại quý thể hiện trong quý cuối cùng của năm 2022, các nhà đầu tư kỳ vọng vàng sẽ là tài sản hoạt động tốt nhất trong năm mới.

Nhìn sang năm mới, các nhà phân tích dự báo vàng sẽ hoạt động tốt khi thị trường bắt đầu định giá Fed sẽ xoay trục chính sách tiền tệ. Capital Economics dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2023. Kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ Paul Ashworth của Capital Economics nói rằng, mặc dù nền kinh tế dường như đã đứng vững trong quý 4, nhưng một cuộc suy thoái đang diễn ra, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lạm phát hơn nữa. “Cuối cùng, mặc dù Fed tiếp tục quan điểm diều hâu, nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trở lại vào cuối năm 2023", ông cho biết.

5.png


Về phân tích kỹ thuật hiện giá Vàng đã đảo chiều tăng vượt qua đỉnh cũ 1860, có thể xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn đẩy vàng tăng lại vùng 1900$/oz trong thời gian sớm.

Tuy nhiên, khi chúng ta đã không có được vị thế tốt thì rất khó để giữ lệnh. Hiện tại giá Vàng ở mức này sẽ thiên về xu hướng tăng hơn. Khuyến nghị hiện tại các chiến lược sell đã dừng lỗ, các chiến lược tạm thời sẽ theo dõi giá điều chỉnh về mức hỗ trợ tốt hơn.

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Tuần vừa qua là tuần đầu năm yếu nhất của giá dầu trong nhiều thập kỷ. Cả hai mặt hàng dầu chuẩn Brent và WTI đều “trượt” sâu tới gần 9% xuống dưới mức 80 USD/thùng. Giá dầu Brent đóng cửa giao dịch trong tuần ở mức 78,57 USD/thùng; giá dầu WTI đóng cửa ở mức 73,77 USD/thùng.

Sự “lao dốc không phanh” của giá dầu là bởi nhu cầu yếu do hiệu quả kinh tế chậm chạp trên khắp châu Âu, châu Á và Mỹ, cùng với việc các ca nhiễm Covid-19 vẫn không ngừng gia tăng ở Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này đang gỡ bỏ những hạn chế dịch, mở cửa biên giới từ 8-1.

Trong một diễn biến khác, khi mà thế giới lo ngại Nga sẽ cắt giảm sản lượng sau khi G7 áp giá trần lên mặt hàng dầu xuất khẩu của Nga và các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga vẫn còn có hiệu lực, Libya cho biết sẽ tăng sản lượng dầu lên 2 triệu thùng/ngày trong vòng 3 năm. Trong cuộc phỏng vấn với Al-Jazeera Mubasher, Bộ trưởng Dầu mỏ Libya Mohamed Aoun tiết lộ Libya dự định nâng sản lượng dầu lên 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và tăng quy mô lên 2 triệu thùng/ngày trong vòng 3 năm.

6.png


Phân tích kỹ thuật giá Dầu đã giảm mạnh về mức dưới 80$/thùng như các nhận định trước đó. Có thể bước vào năm nay giá Dầu sẽ khó có thể khởi sắc hơn mà với nhu cầu suy giảm toàn cầu thì giá sẽ có thể được giao dịch dưới mức 70$/thùng trong thời gian dài.

Hiện tại hôm nay được dự báo giá vẫn có thể còn giảm nhưng khả năng đi ngang sẽ cao hơn. Tin tức tác động hiện cũng không nhiều vì đã phản ứng vào giá trước đó.

Dự báo giá Dầu có thể sẽ lên lại mức 80$/thùng và đi ngang vùng 78-80$/thùng.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Báo cáo việc làm, dữ liệu sản xuất vẫn mạnh mẽ, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục nóng. Bất cứ khi nào nước Mỹ báo cáo rằng nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, Phố Wall lại trở nên hoảng loạn.
Vậy tại sao tin tốt lại bị Phố Wall coi là tin xấu?
CNN dẫn lời ông John Leer, nhà kinh tế trưởng tại Morning Consult, giải thích: “Khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt trên mặt trận việc làm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chịu thêm áp lực phải tăng lãi suất”.
Các báo cáo kinh tế mạnh mẽ đồng nghĩa với việc các đợt tăng lãi suất lịch sử của Fed có thể không mang lại tác dụng như mong đợi, và Thống đốc Jerome Powell cùng các đồng nghiệp có thể sẽ phải thắt chặt lâu hơn nhằm làm chậm nền kinh tế và hạ nhiệt lạm phát. Lãi suất tăng là tin xấu đối với chứng khoán, bởi chúng ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Phố Wall đặc biệt nhạy cảm với số liệu việc làm tích cực. Nền kinh tế Mỹ năm 2021 đã tạo ra 4,5 triệu việc làm, nhiều thứ hai trong lịch sử, cùng với đó là 10 triệu việc làm đang tuyển dụng.
Điều đáng lo ngại nhất với thị trường là số liệu việc làm mạnh mẽ (tốt cho nền kinh tế thực) sẽ tạo ra nhiều lạm phát hơn (không tốt cho Phố Wall). Kịch bản hoàn hảo cho các nhà đầu tư là một thị trường việc làm mạnh mẽ và đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ví dụ, vào tháng 12/2022, Mỹ vẫn có thêm 223.000 việc làm mới, nhưng là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ 12/2020. Tiền lương trong tháng 12 tăng 4,6% theo cơ sở hàng năm, chậm nhất kể từ 8/2020.
Những thông tin trên không tốt với nền kinh tế, nhưng Phố Wall lại cho rằng chúng là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Fed có thể bắt đầu mang lại kết quả.
“Tăng trưởng tiền lương đang khá mạnh, và có lo ngại rằng tăng trưởng tiền lương cuối cùng sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn”, ông Leer nói với CNN. “Vì vậy, Fed muốn tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu đối với người lao động và làm tiền lương [thực tế] đi xuống, khiến lạm phát giảm theo”.
Fed vừa phải cân bằng giữa việc kìm hãm lạm phát, đồng thời không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Một số thông tin kinh tế có thể vừa mang ý nghĩa tích cực với người này, nhưng lại là tin xấu với người khác.
Theo CNN, một loạt khó khăn như COVID, xung đột Ukraine, tình trạng thiếu lao động và chuỗi cung ứng hỗn loạn,… làm nhiều quan điểm thông thường về kinh tế lung lay. Lịch sử cũng khó có khả năng soi đường, chỉ lối để vượt qua những khủng hoảng này, và cũng sẽ chẳng có giải pháp dễ dàng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 126 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 500 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 67 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,713 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,306 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 412 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên