Hãy LUÔN kiểm tra 3 điều kiện này trước khi tăng khối lượng giao dịch

Hãy LUÔN kiểm tra 3 điều kiện này trước khi tăng khối lượng giao dịch

Hãy LUÔN kiểm tra 3 điều kiện này trước khi tăng khối lượng giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,406
29,064
Jordan F là một trader chuyên nghiệp với hơn 7 năm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên thì để có được thành công như hiện tại thì anh đã phải trả qua rất nhiều thất bại, góp nhặt từng bài học để bản thân có được kinh nghiệm giao dịch trên trên thị trường.

Jordan đã từng cháy một tài khoản 5000$ chỉ vì một lỗi giao dịch rất cơ bản đó là anh đã gia tăng khối lượng giao dịch lên quá nhanh khiến cho tài khoản này ra đi một cách chóng vánh.

Tuy nhiên thì sau lần đó, Jordan đã nhận thấy được một bài học cực kỳ quan trọng trong việc quản lý vốn đó là việc gia tăng khối lượng giao dịch không phải là việc thích làm là làm. Cũng không phải là vì đang có lợi nhuận mà gia tăng khối lượng một cách tùy ý.

Việc gia tăng khối lượng ảnh hưởng cực kỳ lớn đến chiến lược quản lý vốn, vậy nên một trader chuyên nghiệp người ta sẽ có những nguyên tắc riêng trong việc gia tăng khối lượng giao dịch.

upload_2023-7-7_12-1-21.png

Và dưới đây chính là 3 nguyên tắc của Jordan F. Đây cũng được coi như là 3 dấu hiệu giúp anh nhận biết được khi nào thì nên gia tăng khối lượng với tư cách là một nhà giao dịch.

Nguyên tắc đầu tiên: Chỉ gia tăng khối lượng giao dịch khi tài khoản đã có sự tăng trưởng


Khi tài khoản của bạn có sự tăng trưởng nhất định rồi thì việc gia tăng khối lượng có thể cân nhắc thực hiện. Nhưng không phải bạn muốn tăng lên bao nhiêu thì tăng mà cần có nguyên tắc cụ thể.

Và ở đây, việc gia tăng khối lượng cần phải đảm bảo rủi ro nằm trong giới hạn kiểm soát của bạn. Hay nói cách khác đó là việc gia tăng khối lượng không ảnh hưởng đến quản lý rủi ro.

Khi gia tăng khối lượng lên thì bạn cũng phải tính toán số tiền mà bạn chấp nhận mạo hiểm cho một giao dịch, và luôn phải đảm bảo rằng số tiền đó nằm trong giới hạn chấp nhận của bạn.

upload_2023-7-7_12-2-24.png

Ví dụ như, nếu bạn đang chấp nhận mạo hiểm 1% cho tài khoản 10.000$, tức là 100$ cho mỗi giao dịch mà bạn thực hiện.

Nếu như sau đó tài khoản của bạn tăng trưởng lên 15.000$, thì bạn có thể chấp nhận mạo hiểm 150$ cho mỗi giao dịch, vẫn là mức mạo hiểm 1% vốn cho mỗi giao dịch mà bạn thực hiện.

Như vậy bạn vẫn có thể gia tăng khối lượng giao dịch ở mức phù hợp mà không ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro của mình.

Nếu việc gia tăng khối lượng mà không màng đến quản lý rủi ro thì nó sẽ rất nguye hiểm, vì nếu như khối lượng tăng một cách nhanh chóng hoặc đột ngột có thể khiến tâm lý bạn thay đổi gần như ngay lập tức. Một khi bạn giao dịch thua lỗ thì nó có thể chính là thời điểm tài khoản của bạn sẽ gặp phải thua lỗ nặng nề và triền miên.



Nguyên tắc số 2: Gia tăng khối lượng giao dịch sau khi đạt được lợi nhuận nhất quán


Sự nhất quán trong giao dịch thể hiện một điều, đó là bạn đã là một trader thành thục. Bạn thành thục trong kỹ năng phân tích, thành thục trong việc xác định thiết lập chất lượng cũng như lợi thế giao dịch, thành thục trong việc vận hành hệ thống, quản lý vốn cũng như việc ổn định tâm lý giao dịch của bản thân.

Có được sự nhất quán chính là khi bạn có được lợi nhuận ổn định, công thêm việc thành thạo trong quản lý rủi ro, nên gia tăng khối lượng trong điều kiện này chính là an toàn và tốt nhất cho bạn.

upload_2023-7-7_12-5-41.png

Nếu bạn tự ý tăng khối lượng giao dịch chỉ vì bạn có được vài lệnh có lợi nhuận thì thật sự đúng là thảm họa. Vì kết quả giao dịch của vài lệnh đó không nói lên điều gì cả. Một khi thua lỗ xảy ra thì bạn sẽ khó có thể gánh được tổn thất.

Vậy nên, hãy đảm bảo rằng bạn đã có được lợi thế giao dịch nhất quán và quản lý rủi ro tốt trước khí chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn trong giao dịch nhé.



Nguyên tắc số 3: Chỉ gia tăng khối lượng khi không bị cảm xúc chi phối


Nếu gia tăng khối lượng trong khi tâm lý bạn bất ổn, cảm xúc của bạn tăng cao thì đây là một điều tối kỵ.

Giao dịch là trò chơi của cảm xúc, mà bạn thì đang dùng chính tiền của bản thân để giao dịch. Một khi bị cảm xúc chi phối thì đừng nói chi đến việc gia tăng khối lượng, cho dù giao dịch như bình thường khả năng thua lỗ cũng đã vô cùng cao rồi.

upload_2023-7-7_12-6-21.png

Vậy nên đừng bao giờ gia tăng khối lượng trong khi tâm lý bất ổn. Nó không chỉ gây thêm áp lực tâm lý, khiến bạn căng thẳng và lo lắng hơn trong quá trình giao dịch, mà một khi thua lỗ thì đó có thể là một chuỗi thua lỗ kéo dài. Hệ lụy sau đó khó mà tưởng tượng được.

Nói tóm lại


Nếu bạn muốn gia tăng khối lượng giao dịch thì cần phải đảm bảo được 3 điều này:
  • Đầu tiên đó là tài khoản của bạn đã có sự tăng trưởng nhất định và khi gia tăng khối lượng cần đảm bảo được rủi ro luôn nằm trong giới hạn kiểm soát của bạn.
  • Thứ hai đó là chỉ nên gia tăng khối lượng khi bạn đã có lợi nhuận ổn định và giao dịch với lợi thế một cách nhất quán.
  • Cuối cùng đó là đảm bảo được tâm lý ổn định thì mới gia tăng khối lượng.
Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 46 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295,942 Xem / 1,400 Trả lời
  • Pon911 trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 3,801 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 310 Xem / 11 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,688 Xem / 280 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên