Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 1: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 1: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 1: Các mô hình được MM sử dụng để bẫy trader nhỏ lẻ

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Phần trước chúng ta có nói về vai trò và công cụ của nhà tạo lập thị trường. Phần này chúng ta bắt đầu đi vào nhận biết những mô hình thể hiện được sự có mặt của MM trên thị trường. Những mô hình này cũng là mô hình cơ sở để chúng ta nhận biết thiết lập và lên chiến lược giao dịch.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:



Phần này sẽ nói về các mô hình mà chúng ta sẽ sử dụng để nhận biết được sự có mặt của nhà tạo lập thị trường và tận dụng chúng để lên kế hoạch giao dịch.

Các mô hình chính được sử dụng trong hệ thống MMM


Các mô hình mà chúng ta sẽ cần phải chú ý tới bao gồm:
  • Săn dừng lỗ vùng giá phiên Á
  • Mô hình M và W
  • Bẫy khối lượng
  • Cơ chế bẫy khối lượng ở mô hình Nêm
  • Các đỉnh đáy có hiệu lực
  • Các vùng hỗ trợ kháng cự thất bại
  • Mô hình The Half Batman (Một nửa người dơi)
  • Biến động giá hàng tuần
  • Chu kỳ 3 ngày
Sau khi tìm hiểu hết những mô hình này chúng ta sẽ nói đến các động thái giá có thể xảy ra trong ngày và học đếm.

Học đếm ở đây chính là đếm chu kỳ 3 ngày và đếm thêm chu kỳ trong ngày.

Phần này của chúng ta có thể sẽ phải chia ra làm khá nhiều bài viết nhé. Bây giờ chúng ta đi vào nội dung chi tiết từng mô hình.

Săn dừng lỗ vùng giá phiên Á (The Asian Range Stophunt)


Trong quá trình săn điểm dừng lỗ, thông thường người ta kỳ vọng rằng sự đảo chiều sẽ xảy ra ở đâu đó cao hơn phạm vi của phiên Á từ 25 đến 50 pip.

Chúng ta sẽ kỳ vọng rằng để đạt được đến đó giá có thể cần một hành trình gồm 3 lần đẩy giá hoặc nến. Tuy nhiên thì mọi chuyện không đơn giản như vậy, 3 lần đẩy giá hoặc nến này có thể xảy ra với kích thước tăng giảm khác nhau.

Điều quan trọng cần nhớ là khi đánh giá chuyển động khi nó thoát khỏi phạm vi của phiên Á và không chỉ là mong đợi một chuyển động thẳng của 3 nến đâu nhé.

Ví dụ, lần đẩy đầu tiên có thể là 25 pip và tại thời điểm này giá có thể bị giữ lại trong 3 hoặc 4 nến mất cả giờ đồng hồ. Sau đó giá được đẩy lên 20 pip nữa tạo nên mức đẩy tổng cộng 45 pip từ đỉnh của phạm vi phiên Á và cuối cùng là thêm 5-7 pip nữa.



Tác động của mỗi động thái đẩy giá này như sau:
  1. Các nhà giao dịch phạm vi nắm giữ các vị thế bán ở đỉnh của phạm vi phiên Á sẽ có điểm dừng lỗ đâu đó trong khoảng từ 25 pip đến 50 pip từ điểm vào lệnh. Do đó lần đẩy giá đầu tiên sẽ loại bỏ các điểm dừng lỗ đầu tiên của những trader này.
  2. Đồng thời chuyển động đi lên đầu tiên này cũng sẽ bắt đầu lôi kéo các nhà giao dịch mua lên trên cơ sở giao dịch phá vỡ. Điều này được thể hiện rõ nhất khi tiếp theo thị trường đi vào giai đoạn tích lũy sau đợt đẩy giá đầu tiên và các nhà giao dịch mong đợi sự tiếp diễn phát triển sau khi tiếp tục phá vỡ khỏi vùng giá tích lũy này.
  3. Và giai đoạn phá vỡ tiếp theo được thể hiện bởi một cú đẩy giá 20 pip. Cú đẩy giá này chính là cú đẩy giá thứ 2, nó vẫn tiếp tục hấp dẫn những nhà giao dịch vào vị thế mua vì giá đã thể hiện những đợt tăng liên tục trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
  4. Cú đẩy thứ 3 chính là 5-7 pip cuối cùng là về việc thực hiện quét những lệnh dừng lỗ cuối cùng trong số 50 pip từ những người giao dịch trong phạm vi của phiên Á. Động thái cuối cùng này hầu như chỉ là một cú chạm được xác định bởi đuôi nến. Lý do cho điều này cũng là do MM sẽ phải tốn tiền để dịch chuyển thị trường và đây là một lựa chọn đỡ tốn kém hơn của MM.
Các bạn nhìn hình bên dưới là hình mô phòng của 3 cú đẩy giá được nhắc đến ở trên, lưu ý cú đẩy đầu tiên, giá có thể được giữ trong 3-4 nến:

upload_2023-9-13_11-14-31.png

Và hình bên dưới là biến thể của mô hình này:

upload_2023-9-13_11-14-46.png

Đôi khi không nhất thiết cú đẩy đầu tiên và thứ 2 phải là 25 pip và 20 pip, nó cũng có thể là 10 pip và 35 pip nhé. Như hình trên đã thể hiện.

Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ thực tế của mô hình quét dừng lỗ vùng giá phiên Á:

upload_2023-9-13_11-15-5.png

Ta thấy giá được đẩy lên 44 pip trong động thái quét dừng lỗ này với vùng giá phiên Á của chúng ta là 37 pip.

Đây là mô hình đầu tiên mà các bạn cần nắm để lên kế hoạch giao dịch. Mô hình này chúng ta sẽ còn gặp lại trong thiết lập giao dịch ở phần tới của hệ thống này nhé.

Tiếp theo chúng ta chuyển qua mô hình M-W.






Mô hình M-W


Đây là mô hình không còn quá xa lạ với anh em trader nữa, nó có thể là mô hình 2 đỉnh 2 đáy hoặc mô hình 1-2-3, đều là những mô hình đảo chiều nổi tiếng.

Mô hình M-W là mô hình được xác định thường xuyên và đây là mô hình để giao dịch đảo chiều rất tốt.

Hình ảnh bên dưới đây sẽ cho thấy lý do các nhà tạo lập thị trường sử dụng mô hình này để di chuyển thị trường. Và nó cũng có giá trị khi xác nhận lại cho mô hình này bởi mô hình RRT sẽ xảy ra nhanh hơn và có cùng mức độ hiệu quả.

Thời gian giữa 2 đỉnh của mô hình M hoặc 2 đáy của mô hình W thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 30 phút đến 90 phút (mặc dù đôi khi bạn sẽ thấy lâu hơn).

Tốc độ nhanh nhất xảy ra khi mô hình này được xác định bởi mô hình RRT (Rail Road Track – Mô hình đường ray xe lửa). Nói cách khác, nếu giá tăng trong 15 phút thì sau đó nó cũng kéo theo một động thái giảm 15 phút.

Khoảng thời gian này cũng có thể dài hơn, được MM sử dụng để dần dần tích lũy vị thế của những nhà giao dịch bị lôi kéo vào thị trường, phần lớn những trader này thực hiện giao dịch theo xu hướng được phân tích bởi kỹ thuật.

Các bạn nhìn hình bên dưới là mô hình M:

upload_2023-9-13_11-16-2.png

  1. Trader được đưa vào vị thế mua trong vùng giá này
  2. Một vài trader vào vị thế bán trong vùng giá này
  3. Một vài trader vào lệnh bán trước đó sẽ bị dừng lỗ ở đây và cũng có một vài trader vào lệnh mua mới ở vùng này
  4. Một vài trader mua trước đó sẽ bị dừng lỗ ở đây
Hình bên dưới là mô hình M trong thị trường thực tế:

upload_2023-9-13_11-16-38.png

Và thực tế không phải lúc nào mô hình này cũng rõ ràng cả:

upload_2023-9-13_11-16-55.png
Hết phần 3

Chúng ta tìm hiểu xong 2 mô hình đầu tiên. Phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 3 mô hình tiếp theo trong số những mô hình cần phải nắm trong hệ thống MMM.

Mời anh em tham khảo nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 193 Xem / 3 Trả lời
  • black trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 9,831 Xem / 18 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,613 Xem / 23 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,980 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,113 Xem / 40 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 213 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,543 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 514 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên