Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 4 - Hồi 1: Thiết lập biểu đồ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 4 - Hồi 1: Thiết lập biểu đồ

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 4 - Hồi 1: Thiết lập biểu đồ

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,397
29,052
Như vậy là chúng ta kết thúc phần 3, các mô hình cơ bản nhất để có thể xác định các thiết lập giao dịch và trong đó anh em cũng thấy được mô hình quan trọng nhất mà các bạn cần nắm đó là mô hình chu kỳ 3 ngày và mô hình W/M là những mô hình được nhiều trader sử dụn nhất để giao dịch.

Bây giờ chúng ta chuyển qua phần tiếp theo đó là thiết lập biểu đồ. Chúng ta cần giao dịch khung thời gian nào cũng như là dùng chỉ báo hay công cụ nào trong hệ thống này. Phần này thì khá nhanh thôi nhé anh em.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể đọc lại ở link bên dưới nhé:



Hệ thống này phần lớn là không sử dụng chỉ báo, chỉ trong một vài trường hợp thì chúng ta vẫn cần thêm xác nhận của chỉ báo, bao gồm một vài chỉ báo bên dưới đây:
  1. Mô hình nến
  2. EMA 5/13/50/200
  3. Chỉ báo xác định phiên giao dịch (Colour-code Session)
  4. Chỉ báo xác định đỉnh/đáy của ngày trước đó
  5. Pivot Points
  6. TDI
  7. MM Level Count
Những chỉ báo này chủ yếu giúp cho anh em trader phân tích thị trường dễ dàng hơn.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng chỉ báo nhé.

1. Mô hình nến


Đây là phần đầu tiên và cũng có lẽ là phần quan trọng nhất cần hiểu về nến và hành động giá đó là trong điều kiện thị trường không phù hợp thì những mô hình nến này gần như không có ý nghĩa và giá trị giao dịch nào cho anh em trader cả.

Ví dụ như một mô hình búa xuất hiện ở giữa xu hướng thì tương đối vô nghĩa, nhưng nếu nó xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của ngày trước đó thì lại có ý nghĩa giao dịch hơn cho trader.

Một điều quan trọng nữa đó là mô hình nến chỉ được xác nhận khi có nến đóng cửa. Cụm từ “Ở phần sau của giờ giao dịch” đề cập đến hành vi của nến nhằm cung cấp ý nghĩa thực sự của chúng trong phần cuối của chu kỳ.

Đây là một đặc tính được MM kiểm soát và đặc biệt đáng chú ý trong các biểu đồ ngày và 4 giờ. Ở những khu vực mà họ có ý định thuyết phục các nhà giao dịch nhỏ lẻ rằng sẽ có sự tiếp diễn trong xu hướng thì việc để một nến xanh hoặc đỏ với thân nến lớn cho đến những khoảnh khắc cuối cùng khi nó được kéo ngược trở lại để lộ ra một bóng nến hoặc một vài hình dáng tương tự khác.

Các mô hình nến hữu ích nhất cho chúng ta trong điều kiện này đó là:


  • Nến có đuôi nến
Nến này có thể bao gồm các nến tăng hoặc giảm một cách đột biến, các nến có đuôi nến dài hoặc nến có lớn rất lớn trong biểu đồ M15. Những nến này được thiết kế để khiến các trader nhỏ lẻ trở nên phấn khích và giao dịch theo cảm xúc, khiến bạn tham gia giao dịch. tuy nhiên thì giá đã bị kéo ngược trở lại trước khí nó đóng cửa và những nhà giao dịch tham gia vào sự phấn khích sau đó đều bị mắc kẹt.

Những nến này thường được thấy nhiều nhất ở cấp độ 1 của một thiết lập đảo chiều nhưng điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là giá hầu như sẽ luôn sẽ được kéo trở lại rất nhanh sau đó.

Một vị trí khác mà những nến này thường xuất hiện đó là ở cấp độ 3 của chu kỳ 3 ngày.
  • Nến Spinning Tops, nến Hammer, nến Inverted Hammer, nến Doji
  • Nến Evening Star và Morning Star
Nến Evening Star và Morning Star thường được mô tả là những nến thể hiện sự thiếu quyết đoán của MM. Trong bối cảnh này thì chúng được coi như là một phần mở rộng của sự hình thành mô hình RRT. Chỉ đơn giản là biến nó thành mô hình RRT trong khung 45 phút thay vì RRT ở khung 30 phút. Vì vậy đây không phải là sự thiếu quyết đoán MM, họ biết chính xác họ đi đâu.
  • Mô hình RRT (Rail Road Track)
RRT thường lừa những nhà giao dịch đi theo hướng của nến đầu tiên nhưng nó nhanh chóng bị dội ngược lại ở nến tiếp theo. Chúng thực sự là một trườn hợp đặc biệt của mô hình M hoặc W. Mô hình đơn giản là xảy ra nhanh chóng hơn nên nó được nén thành RRT.

Sự nén mô hình này có thể được quan sát thấy khi các mô hình M/W trên khung M15 được quan sát trên khung H1 hoặc H4.






  • Mô hình kiểm tra đỉnh
Mô hình kiểm tra đỉnh xảy ra ở mức cao nhất của ngày trước đó.

Ví dụ như xu hướng hiện tại đang tăng nhưng khi giá tiếp cận đến đỉnh cao nhất của ngày trước đó thì mô hình đảo chiều xuất hiện. bất kỳ mô hình nến nào cũng có thể xảy ra trong vùng này và tất cả đều có ý nghĩa tương tự là bạn nên thay đổi xu hướng và giao dịch ngược lại với xu hướng kỹ thuật trước đó.

Nếu như mô hình này kiểm tra vùng đỉnh trước đó 2 lần nhưng trong đó bạn thấy giá thất bại khi đóng cửa lên trên mức cao nhất của đỉnh đầu tiên thì bạn không cần phải đợi mức dừng lỗ của mình bị kích hoạt mà thay cào đó bạn có thể thoát lệnh và chờ cơ hội khác chắc ăn hơn.

Bạn có thể xác định mức đóng cửa ngay bên dưới mức đỉnh trước đó và không cần phải đợi giá quay đầu giảm và xác nhận sự đảo chiều, nói cách khác bạn thực hiện giao dịch với kỳ vọng đảo chiều thời điểm này. Điều này sẽ tạo ra điểm dừng lỗ nhỏ đáng kể và mức chốt lời lớn hơn khi giá quay trở lại theo hướng đã định.
  • Mô hình kiẻm tra đáy
Mô hình này thì ngược lại với mô hình kiểm tra đỉnh, hành động giá giảm xuống và khi tiếp cận đến đáy trước đó thì có những thay đổi hành động giá xung quanh vùng đáy này.

Không nên sử dụng những nến có sự tăng vọt một cách đột ngột để làm điểm vào lệnh. Bạn sẽ thường xuyên quan sát thấy một nến tăng hoặc giảm đột biến một cách rất nhanh chóng theo tin tức và sau đó thì nó đi theo chiều ngược lại một cách nhanh chóng.

Khi các nến này được sử dụng trong thị trường trực tiếp thì các điểm vào lệnh sẽ được đẩy ra các điểm bên ngoài của đợt tăng hoặc giảm mạnh để đảm bảo rằng các nhà giao dịch nhỏ lẻ được khớp lệnh ở những điểm bất lợi nhất có thể và sau đó thì họ đẩy giá nhanh chóng khiến những nhà giao dịch nhỏ lẻ này bị dừng lỗ. Nến tin tức thực sự không khác gì hơn là một phương tiện để các tổ chức lớn như ngân hàng, nhà môi giới hoặc đại lý lấy tiền của các trader nhỏ lẻ.



2. Các đường EMA


Đường trung bình động nếu được sử dụng đúng cách (tức là trong bối cảnh phương pháp của nhà tạp lập thị trường) thì nó có thể giúp trader:
  • Nắm được hướng đi của thị trường
  • Nắm được động lượng của thị trường
  • Xác định được điểm vào lệnh và thoát lệnh
  • Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ động
  • Xác định được mục tiêu chốt lời
Đường trung bình EMA hoặc đường WMA có áp dụng các trọng số giảm theo cấp số nhân. Trọng số của các điểm dữ liệu cũ giảm theo cấp số nhanh khiến cho những quan sát trong thời gian gần trở nên quan trọng hơn nhiều trong khi vẫn không loại bỏ hoàn toàn những quan sát cũ.

Các đường EMA cụ thể được sử dụng trong các biểu đồ của Mauro là các đường EMA 5, 13, 50 và 200:
  • Sự giao nhau của EMA có thể đưa ra những yếu tố kích hoạt cho điểm vào lệnh hoặc xác nhận xác yếu tố kích hoạt cho điểm vào lệnh khi được xem trong bối cảnh phù hợp
  • Trong đó đường EMA 5 và EMA 13 là các đường tín hiệu
  • Đường EMA 50 là đường cân bằng và thể hiện được xu hướng trong ngày cho chúng ta
  • Đường EMA 200 là đường trung bình giúp trader xác định xu hướng dài hạn của thị trường
Lưu ý rằng đường EMA 200 đại diện cho đường EMA 50 trên khung thời gian cao hơn tiếp theo, vì vậy, nếu như bạn đang sử dụng biểu đồ 15 phút thì EMA 200 thể hiện xu hướng hiện tại trên biểu đồ hàng giờ và bằng cách này bạn có thể thấy được xu hướng hàng giờ trên biểu đồ M15.

upload_2023-10-9_11-8-23.png



Các đường EMA 50 và 200 được các tổ chức sử dụng rất phổ biến và thậm chí còn được báo cáo trong các thông báo công khai. Sự giao cắt cảu các đường EMA này có thể được sử dụng làm tín hiệu mua bán hiệu quả cho các nhà giao dịch.

Bối cảnh của EMA rất quan trọng, nếu như bạn đang ở cấp độ 3 thì EMA gần như chắc chắn sẽ đi sai hướng tuy nhiên khi sự đảo chiều xảy ra thì sự giao cắt của EMA sẽ theo sau tín hiệu này và điều này sẽ cung cấp sự xác nhận về xu hướng cho chúng ta.

Ngoài ra, khi đường EMA trải rộng ra và cấp độ 3 có thể được xác định, rấy có thể xu hướng sẽ sẵn sàng đảo chiều. Đường EMA sẽ đi theo hành động giá chứ không phải dẫn đầu xu hướng.

Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận và hiểu được rằng không có chỉ báo nào có khả năng xác định khi nào nên thực hiện giao dịch. Nắm được mô hình và đếm được chu kỳ vẫn là những điểm quan trọng nhất mà bạn phải nắm được.

Trên thực tế nhiều người sử dụng phương pháp này họ không dùng các chỉ báo, việc đếm được chu kỳ và nắm được các mô hình là trọng tâm và đủ để giúp họ giao dịch thành công.

Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại một ngoại lệ đó là nếu như bạn gặp khó khăn trong việc đếm chu kỳ trên biểu đồ giá vì nó quá nhiễu thì việc sử dụng EMA có chu kỳ nhanh như EMA 5 thì có thể giúp các bạn nhanh chóng xác định được các mô hình khá rõ ràng hơn.

Phần tới chúng ta sẽ nói tiếp những công cụ còn lại nhé. Mời anh em tham khảo.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 264 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 549 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 313 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 595 Xem / 14 Trả lời
  • DungMaximus trong Quyền chọn Nhị phân - Binary Options 12,924 Xem / 37 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên