Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 26: Cách chọn khối Order Block chất lượng cao

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 26: Cách chọn khối Order Block chất lượng cao

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 26: Cách chọn khối Order Block chất lượng cao

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,398
29,053
Chắc nhiều anh em đang hóng phần kết cho series này, tuy nhiên thì mình sẽ kết phần lý thuyết cho series này trước để anh em nghiên cứu. Còn về phần các ví dụ minh họa, cách thức áp dụng các kiến thức để giao dịch thì mình sẽ vẫn còn viết tiếp để anh em hình dung rõ hơn cách thức áp dụng và giao dịch như thế nào nhé.

Bài viết hôm nay vốn dĩ nói về một chiến lược phân tích đa khung thời gian theo SMC, tuy nhiên thì chúng ta để ở phần sau nhé. Còn phần này mình muốn nói về cách thức lựa chọn khối OB phù hợp để giao dịch. Vì trên biểu đồ nhiều khi giá sẽ hình thành nhiều khối OB có hiệu lực để giao dịch, và việc của chúng ta là lựa chọn được khối OB tốt nhất để vào lệnh. Nếu chọn xa quá thì giá không về tới, gần quá thì dễ bị dừng lỗ. Vậy nên anh em có thể áp dụng kỹ thuật bên dưới đây để xác định khối OB.

Đồng thời mình sẽ đưa ra một vài tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn được khối OB chất lượng.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì xem thể xem lại ở link bên dưới:
Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 25: Cách phân tích đa khung thời gian trong SMC

Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới là khung H1 của cặp EURUSD:

upload_2022-10-26_11-39-10.png


Như vậy ở hành động giá hiện tại ta thấy thị trường đã bước qua ngày giao dịch tiếp theo, và ngày trước đó thì thị trường hình thành cho chúng ta 2 khối OB khá rõ ràng và chúng cũng gần nhau. Vậy thì chúng ta nên lựa chọn khối nào để giao dịch đây?

Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo nhé:

upload_2022-10-26_11-40-56.png


Trong trường hợp này, để có thể chọn lựa được khối OB tốt nhất để giao dịch thì chúng ta cần hiểu về khoảng trống thanh khoản (liquidity void). Anh em nào chưa nắm được khái niệm này thì có thể xem lại bài viết bên dưới nhé. Không khó để hiểu được khái niệm này:

>>> Đọc thêm về Liquidity Void: https://traderviet.org/t/70466/

Các bạn nhìn hình trên có thể thấy vùng được đánh dấu màu xanh chính là khoảng trống thanh khoản. Vậy vùng này có ý nghĩa gì?

Các khoảng trống thanh khoản cho thấy có sự mất cân bằng về cung cầu rất lớn và giá có khả năng cao sẽ trở về vùng giá này để lấp đầy nó.

Và khối OB mà chúng ta cần để giao dịch trong trường hợp này chính là khối OB gần với vùng thanh khoản nhất. Là khối OB được đánh dấu ở hình trên luôn nhé.

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, ta có đỉnh của ngày trước đó (Previous Day High – PDH) và đáy của ngày trước đó (Previous Day Low – PDL):

upload_2022-10-26_11-42-41.png


Kẻ Fibo từ đỉnh xuống đáy của ngày trước đó chúng ta sẽ xác định được vùng giá cho lệnh OTE.

Như vậy ở hình trên anh em có thể thấy được là khối OB của chúng ta năm ngay mức 70.5 và 79 của fibo, là vùng cho lệnh OTE. Và chúng ta sẽ tập trung tìm cơ hội giao dịch tại đó.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, có thể thấy khoảng trống thanh khoản được lấp đấy đồng thời giá mitigate khối OB và sau đó quay đầu giảm mạnh:

upload_2022-10-26_11-43-1.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/70596/

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng khối Order Block


Anh em có thể tập trung vào những tiêu chí sau, nó rất quan trọng trong việc giúp anh em lựa chọn ra được một khối OB xịn:
  • Một khối OB nên tạo ra sự phá vỡ cấu trúc.
  • Khi khối OB được hình thành thì tiếp theo đó nên có sự mất cân bằng (Fair Value Gap – FVG).
  • Khối OB nên nằm trong vùng Discount của cấu trúc tăng giá hoặc vùng Premium của cấu trúc giảm giá.
  • Trước khi hình thành khối OB thì giá đã quét thanh khoản của bên bán hoặc bên mua.
  • Khối OB đó không nên nằm trong vùng giá của phiên Á.
Đây là những tiêu chí anh em có thể lưu ý lại.

Dưới đây là một ví dụ về khối OB chất lượng và không chất lượng.

Các bạn nhìn biều đồ bên dưới:

upload_2022-10-26_11-59-5.png


Các bạn nhìn và phần ô vuông màu hồng, đang chỉ vào một khối OB giảm giá, và đó là một khối OB không chất lượng với nguyên do sau:
  • Trước tiên ta thấy rõ khối OB này chẳng phá vỡ cái gì cả.
  • Tiếp theo đó là nó nằm trong vùng giá của phiên Á.
  • Và cũng không có FVG kèm theo đó.
  • Và cuối cùng là khối này vẫn ở trong vùng Discount của đỉnh đáy ngày trước đó.
Bấy nhiêu là đủ để chúng ta đánh giá được khối OB này không đủ điều kiện để giao dịch. Như anh em cũng thấy được giá tiếp theo đó đã quét lên khối OB này trước khi giảm giá.

Vây khối OB chất lượng thì như thế nào, các bạn nhìn vào phần ghi chú màu xanh ở hình trên. Đó là khối OB ở đỉnh của ngày hôm trước và vì sao khối này xịn hơn khối ở dưới. Vì những lý do sau:
  • Đây là khối phá vỡ đáy gần nhất và phá vỡ với động lượng mạnh.
  • Tiếp theo, anh em để ý trước khi hình thành khối này thì giá đã quét thanh khoản 2 đỉnh trước (Equal High – EQH). Vậy nên nếu giá đụng phải khối này thì xác suất giảm sẽ cao.
  • Có FVG kèm theo.
  • Khối này hình thành ở vùng premium của ngày.
Đó là cách chúng ta đánh giá và lựa chọn khối OB.

Hết phần 26.

Cón rất nhiều thứ hay ho về SMC, nhưng có lẽ mình sẽ chỉ kết ở phần 27, và sau đó mình sẽ viết những phần lẻ ở ngoài, có thể là về chiến lược giao dịch của SMC, những kỹ thuật kết hợp đơn giản, hoặc là về những kiến thức hoặc mẹo hay để anh em bổ trợ thêm trong quá trình nghiên cứu hệ thống nhé.

Phần sau mình sẽ đưa ra một chiến lược đa khung thời gian theo SMC để anh em thấy rằng việc phân tích và giao dịch theo hệ thống này không đến nỗi phức tạp như lý thuyết mà chúng ta đọc.

Có thắc mắc gì thì anh em để lại comment giúp mình với nhé.

Nice Day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
chào chị Thuý, cho em hỏi là nhiều trường hợp khi quan sát ở khung H4 thấy xuất hiện khối OB và vùng imbalance, nhưng quát sát khung H1,M30.M15 và những khung thời gian nhỏ hơn lại không có imbalance. và ngược lại khi quát sát khung nhỏ như M5,M15 thì thấy xuất hiện imbalance nhưng khi mở khung H1, H4 thì không có imbalance. Vậy thì những trường hợp như vậy sẽ xác định khối Ob và imbalnce như thế nào cho đúng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,779 Xem / 1,106 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 860 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,535 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 609 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,924 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,377 Xem / 279 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên