Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 35: Giao dịch với khoảng nhảy giá (gap)

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 35: Giao dịch với khoảng nhảy giá (gap)

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 35: Giao dịch với khoảng nhảy giá (gap)

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,153
29,853
Bài học số 35: Giao dịch với khoảng nhảy giá (gap)
-----​

Giá thường di chuyển lên và xuống để điều chỉnh thông tin mới cùng với cung và cầu trong một thị trường có thanh khoản tôt. Các nhà đầu tư tập trung vào thông tin cơ bản với hy vọng rằng giá cổ phiếu cuối cùng sẽ hội tụ theo ước tính của họ về “giá trị hợp lý” nhưng trong ngắn hạn, cung và cầu quyết định giá tài sản chứ không phải các nguyên tắc cơ bản. Như Benjamin Graham đã nói:

“Trong ngắn hạn, thị trường là một cỗ máy bỏ phiếu, nhưng trong dài hạn, thị trường là một cỗ máy cân đo.”

Sự khác biệt ở đây là rất quan trọng. Các nguyên tắc cơ bản ảnh hưởng đến cung và cầu, nhưng giá phản ánh người mua và người bán trong một cuộc đấu giá đang diễn ra và có thể sai lệch đáng kể so với những gì bạn hoặc tôi nghĩ về các nguyên tắc cơ bản. Đó là lý do tại sao cổ phiếu có thể tăng giá khi có tin xấu và tiền tệ có thể bị bán tháo khi có tin tốt.

Trong khi thị trường có xu hướng là một chuỗi giá tăng và giảm liên tục, đôi khi có những chuyển động không liên tục, trong đó thông tin mới đưa giá từ một vị trí này nhảy đến một vị trí khác mà thiếu đi sự liên tục. Những khoảng trống này có thể hữu ích để xác định cơ hội giao dịch và cũng rất nguy hiểm nếu bạn không hiểu nó chính xác.

Thị trường cổ phiếu thường xuất hiện các khoảng nhảy giá (gap) nhiều hơn bởi nó không được giao dịch liên tục như thị trường tiền tệ.

Vào năm 2000, có một ví dụ đặc biệt nghiêm trọng về nguy cơ nhảy giá khi một thông cáo báo chí đưa ra nói rằng thu nhập của Emulex sẽ bị thiếu hụt một cách đáng kể. Vào thời điểm đó, tôi làm việc trong một văn phòng giao dịch trong ngày và nhiều người xung quanh tôi đã bán cổ phiếu khi có tin tức. Giá lúc đó khoảng 50 đô la trước khi tin tức được đưa ra, họ đã bán ở mức 30 đô la hoặc hơn và nó sớm được giao dịch ở mức 25 đô la.

Hai người đã bán khống full margin (ví dụ, họ có 100.000 đô la trong tài khoản và bán khống số cổ phiếu trị giá 200.000 đô la). Sau đó các cổ phiếu đã bị tạm dừng giao dịch. Khoảng 2 giờ sau, NASDAQ thông báo rằng thông cáo báo chí là giả mạo. Cổ phiếu mở cửa trở lại ở mức 62 đô la và cả hai nhà giao dịch đều bị cháy tài khoản.

Đây là ví dụ cho thấy tại sao gap lại nguy hiểm, và chúng ta phải cẩn trọng với đòn bẩy, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Screen Shot 2023-06-30 at 15.20.35.png
Chứng khoán Emulex, hàng ngày từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2000



Giao dịch với khoảng nhảy giá (gap)


Khoảng nhảy giá (gap) là một cách đơn giản để thấy rằng thị trường đang ở trạng thái cân bằng và sau đó di chuyển ngay lập tức sang trạng thái cân bằng mới. Có rất nhiều thông tin ở đó. Yếu tố chính mà tôi dùng với gap đó chính là hỗ trợkháng cự. Có những câu nói như “những khoảng gap luôn được lấp đầy” nhưng chúng không đúng về mặt thực tế. Đôi khi những khoảng trống được lấp; đôi khi là không. Giao dịch với kỳ vọng rằng mọi khoảng trống sẽ được lấp đầy là công thức khiến nhiều người mất tài khoản.

Tôi không nghĩ rằng luôn có một cách có hệ thống để giao dịch khoảng trống. Chỉ cần sử dụng một trong hai bên của khoảng trống làm hỗ trợkháng cự để thực hiện các ý tưởng giao dịch mà bạn đã thích.

Giả sử tôi cược rằng Carvana sẽ giảm giá. Tôi nghĩ rằng họ sắp phá sản, tôi đã xem xét quan điểm này trong vài tháng qua. Điều đầu tiên tôi sẽ làm là tìm kiếm các mức thoái lui trong xu hướng giảm kiểm tra đáy của một khoảng trống trước đó.

Đây là biểu đồ:

1.png
Biểu đồ hàng giờ của Carvana

Các vùng được đánh dấu là các khoảng nhảy giá xuống (gap down). Lưu ý rằng nhiều khoảng gap trong số đó đã chứng kiến giá tăng trở lại, nhưng không vượt qua nó một cách đáng kể. Các đường màu đỏ là ví dụ tốt nhất, trong đó khoảng trống giá đã được lấp một cách chuẩn xác, các đường màu đen chứng kiến một đợt phục hồi đến đáy của khoảng gap trong khi các đường màu xanh đã tiến rất gần khoảng gap trước khi giảm trở lại.

Chiến lược đơn giản là xác định khoảng trống, tham gia giao dịch khi giá tiếp cận khoảng trống, với điểm dừng ở phía bên kia.

Đây là một sơ đồ đơn giản hơn để giải thích rõ ràng ý tưởng này:

Screen Shot 2023-06-30 at 15.21.01.png

Giá nhảy gap xuống từ 19 đến 15 và hiện đang giao dịch ở mức 7. Tôi không thích tỷ lệ RR ở đây, nó quá tệ. Vì vậy, tôi sẽ đợi cổ phiếu bật lên khoảng gap. Tôi sẽ bán ở mức 14 đô la với điểm dừng lỗ ở mức 21 đô la. Bán khi giá tiếp cận khoảng gap, với mức dừng lỗ ở phía bên kia, áp dụng ngược lại cho trường hợp gặp gap tăng.

Điểm hấp dẫn của kiểu giao dịch này là bạn đang đi theo xu hướng, động lượng chính!



Chính xác thì điều gì xảy ra xung quanh những khoảng nhảy giá (gap)?


Trước đây tôi đã viết về việc tôi thích các thiết lập kỹ thuật có logic cơ bản dựa trên cấu trúc thị trường và tâm lý người tham gia như thế nào. Ý chính là những thứ siêu phức tạp như công cụ ‘quạt Gann’ có xu hướng dựa nhiều hơn vào toán học hoặc nhận dạng mẫu trong khi những thứ đơn giản như đường ngang chỉ phản ánh cung và cầu, cũng như động lực mua bán trên thị trường.

Ví dụ, nếu bạn đã từng là nhà tạo lập thị trường, bạn sẽ biết rằng hỗ trợ - kháng cự thực chất chỉ là các sản phẩm phụ của các dòng lệnh lớn. Nếu EURUSD tiếp tục thoát khỏi mức 1,0250, thì điều đó có thể đơn giản như “Trung Quốc đang đặt giá mua vào 4 tỷ euro ở mức 1,0250”.

Khoảng nhảy giá (gap) cũng phản ánh một tâm lý cụ thể trên thị trường vì chúng khiến các nhà giao dịch bị mắc kẹt. Bản chất của con người là neo vào các mức giá trước đó, mặc dù điều đó hoàn toàn phi lý.

Khi một cổ phiếu hoặc tài sản có gap, những người đặt cược sai sẽ bị mắc kẹt và chỉ đơn giản là cầu nguyện cho thứ đó quay trở lại vị trí trước khi có khoảng trống. Nếu bạn đang mua cổ phiếu Nike và nó đóng cửa ở mức 99 đô la vào ngày hôm qua, sau đó giá mở cửa còn 93 đô la vào ngày mở cửa vì bất cứ lý do gì… Những nhà giao dịch phi lý trí (tức là phần lớn) sẽ tìm cách thoát khỏi vị thế mua khi giá tiếp cận 99 đô la. Khi đó họ trở thành người bán ở mức 99 đô la vì đó là nơi họ cảm thấy nhẹ nhõm khi hòa vốn.

Giao dịch ngược với khoảng nhảy giá


Một chiến lược tiềm năng khác xung quanh các khoảng nhảy giá (gap) là đánh cược ngược lại với chúng gần như ngay lập tức một điểm dừng lỗ chặt chẽ. Ý tưởng ngầm ở đây là ‘bàn tay vô hình của thị trường’ đã không tìm thấy mức giá phù hợp ngay lập tức và điều đó có nghĩa là nó sẽ đảo ngược lại hoặc tiếp tục nới rộng ra. Điều này thường đòi hỏi bạn phải có một số hiểu biết về câu chuyện thị trường hiện tại, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế.

Những khoảng trống ngày Chủ nhật trên thị trường tiền tệ (đặc biệt là những khoảng trống liên quan đến lo ngại rủi ro) nổi tiếng bởi sự đảo chiều về mức trung bình. Bên dưới là biểu đồ P&L (lãi lỗ) của chiến lược giao dịch ngược lại với khoảng gap từ 0,5% trở lên trên USDJPY vào mỗi cuối tuần.

Screen Shot 2023-06-30 at 15.21.09.png
P&L giảm dần chênh lệch vào mỗi Chủ nhật bằng USDJPY kể từ năm 2003

Hoặc chúng ta có khoảng nhảy giá (gap) sau cảnh báo về thu nhập của Nike:

Screen Shot 2023-06-30 at 15.21.23.png

Bạn có thể đã mua ở mức mở 83,19 đô la với mức dừng lỗ 1 đô la và kiếm được 9 đô la trong vài tuần.

Cần lưu ý rằng để thực hành chiến lược này, bạn cần có hiểu biết về tầm quan trọng của tin tức, và liệu thị trường có đang định giá chính xác tin tức đó hay không, trước khi bạn giao dịch khoảng nhảy giá (gap) đó.



Phần kết luận


Các khoảng nhảy giá (gap) rất hữu ích vì chúng cho bạn thấy nơi giá vượt khỏi trạng thái cân bằng và sau đó tìm thấy vị trí mới. Có nhiều cách khác nhau để giao dịch khoảng trống giá. Bạn có thể sử dụng chúng làm hỗ trợkháng cự, bạn có thể đi theo chúng, bạn có thể đi ngược lại với chúng, hay bạn có thể dùng chúng làm mục tiêu và điểm kích hoạt…

Nhưng điểm quan trọng nhất là bạn cần phải dùng các khoảng nhảy giá (gap) để tạo lợi thế giao dịch cho bản thân, bạn phải nắm được xác suất và hiểu chiến lược giao dịch khoảng nhảy giá (gap) mình đang sử dụng thay vì đi theo các lời khuyên sáo rỗng như “mọi khoảng gap đều được lấp”…

Cảm ơn bạn đã đọc bài,

Brent Donnelly,

Nguồn: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 325 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 448 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,434 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 177 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 100 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên