Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới

Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới

Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới
Tranh thủ lúc BTC đang sml, ae ai ăn được chắc cũng té rồi, ai không ăn được thì cũng vào đọc giải trí cho đỡ sầu nhé =))
Phần III: Cách sử dụng các thành phần ichimoku

Lưu ý: Ở phần này, người viết sẽ đưa ra cách sử dụng riêng biệt cho từng thành phần. Người đọc sau khi đọc-hiểu và sử dụng để giao dịch, sẽ phải chủ động kết hợp các cách dùng riêng biệt lại với nhau để có kết quả giao dịch tốt nhất. Các cách dùng được đề cập ở đây có thể sẽ thiếu sót, vì người viết quên - không biết tới - hoặc người viết thấy rằng không cần thiết đề cập tới ở tài liệu này. Những gì quan trọng sẽ được thể hiện bằng hình ảnh hoặc trong các video đính kèm.
1, Tenkan và cách dùng.

- Giá vượt đường TenKan: Đây là tín hiệu sớm nhất trong ichimoku, cho thấy độ mạnh của xu hướng hiện tại bắt đầu giảm. Và khi Giá vượt Tenkan, có thể là 1 tín hiệu tốt để bạn thoát vị thế (nếu bạn đang nắm giữ vị thế). Đây không phải tín hiệu để bạn vào 1 vị thế mới.
upload_2021-9-20_20-6-46.png


- Tenkan cắt Kijun: có thể xem đây là tín hiệu để vào 1 vị thế mới. Tuy nhiên tín hiệu này vẫn là quá sớm để gọi là tín hiệu an toàn. Vào vị thế ở đây, có thể xem là hành vi bắt đỉnh, bắt đáy.
upload_2021-9-20_20-12-0.png


Thật sự thì mình rất ít khi dùng Tenkan vào giao dịch, gần như luôn ẩn đường Tenkan trên biểu đồ.
2, Kijun và cách dùng.

- Tenkan cắt Kijun: sau khi Tenkan cắt Kijun, lúc này ta sẽ có một thứ tự các đường được sắp xếp lần lượt trên (hoặc dưới) gồm Đường giá, Tenkan, Kijun. Việc 3 đường này sắp xếp theo thứ tự cũng có thể xem là 1 tín hiệu ủng hộ cho 1 vị thế mới, an toàn hơn việc entry ngay khi Tenkan vừa cắt Kijun
upload_2021-9-20_20-17-36.png


- Kijun được đồng thời xem là cản cứng và cản động cho đường giá. Khi kijun phẳng - được xem là cản cứng, khi kijun dốc – được xem là cản động. Giá được xem là vượt kijun (break) chỉ khi giá break ngay vị trí kijun phẳng. Và có thể entry tại đây.
- Nếu so sánh với các đường MA, thì Kijun cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ tính toán hơn. MA chỉ là đường trung bình được làm mượt, nghĩa là nó chỉ là cản động (cản mềm) đơn thuần.
upload_2021-9-20_20-20-38.png


- Kijun có xu hướng hút giá tại các đoạn kijun phẳng, đồng thời giá không đi ngược kijun.
upload_2021-9-20_20-23-27.png


upload_2021-9-20_20-22-57.png


- Dựa vào việc tư duy về cách kijun được hình thành, trader hoàn toàn có thể dự đoán kijun và đường giá trong giai đoạn tiếp theo (khoảng từ 3-10 phiên giao dịch). Việc tư duy này khó có thể giải thích bằng lời văn hoặc hình ảnh, nên sẽ được giải thích cụ thể ở video.
 

Đính kèm

  • upload_2021-9-20_20-11-21.png
    upload_2021-9-20_20-11-21.png
    77.7 KB · Xem: 10
Mình thì đang dùng Ichimoku để giao dịch chứng khoán, mục tiêu là trung hạn, ở mức cơ bản thôi, nhưng mình thấy Ichimoku là một hệ thống toàn diện, có thể dùng nó để giao dịch theo xu hướng rất tốt, chỉ là chúng ta không kiên nhẫn chờ đợi thôi. Với tính chu kỳ của các đường cũng rất hay. Như với Ichimoku thì hiện giờ là mình sẽ không đưa ra các quyết định giao dịch. Vì sao:
- Kijun chưa hướng lên
- Chikou chưa tự do do còn giao cắt nhiều với giá và mây ( rõ ràng thôi, vùng cản ở trên còn nhiều mà )
- Mây tương lai đi ngang chứ không hướng lên.( Cũng dễ hiểu, giá trung bình 52 tuần cũng đang ở mức cân bằng thôi )

Như anh em thấy, ở đây nếu là tái tích lũy thì giá sẽ còn kéo đi ngang, trước khi bứt những vùng cản, còn nếu yếu đang phân phối, giá sẽ lọt xuống vùng cân bằng và kích thích lực bán. Còn hiện giờ, giá chưa hề có tín hiêu hấp dẫn lực cầu, cũng không có nhiều lực cung, nó đang cân bằng, nó giúp mình tránh việc đưa ra những quyết định giao dịch nhiễu vào lúc này. Mình là một thằng đầu cơ, và có tài khoản đầu cơ, mình chỉ mua mạnh khi thị trường có xu hướng. Còn đầu tư thì mình có tài khoản riêng rồi, đầu cơ là đầu cơ, đầu tư là đầu tư, không phải ai cứ thấy tín hiệu là mua cũng là đầu cơ. Jesse Livermoore cũng nói, bạn không thể đầu cơ mỗi ngày mà đúng không.

View attachment 238222
Nói ngắn gọn là sử dụng ichmoku sẽ có điểm ra vào rõ ràng. Chỉ cần tuân thủ kỷ luật thì sẽ không bị fomo hay "entry nhầm chỗ". Luyện tính kiên nhẫn với ichimoku là rất tốt luôn.
 
3, Chikou Span và cách dùng.

- Chikou Span nằm trên giá cho thấy xu thế tăng, nằm dưới giá cho thấy xu thế giảm. Lý thuyết này có thể được tìm thấy nhiều trên internet. Đây là một trong 4 điều kiện cần để mình entry một vị thế bất kỳ.
upload_2021-9-21_20-32-52.png


- Chikou Span nằm xa đường giá hiện tại, giá có thể điều chỉnh (lý thuyết này hơi mơ hồ). Trong 4 cách dùng của đường Chikou, thì cách thứ hai này mình gần như không dùng tới.
upload_2021-9-21_20-33-1.png


- Chikou Span chính là đường giá hiện tại lùi về 26 phiên
=> Cản của Chikou Span cũng chính là cản của Giá hiện tại. Lý thuyết này cực kỳ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong 4 cách dùng đường Chikou. Nếu đánh giá việc Đường giá gặp cản khiến cho giá không tăng là 5 điểm. Đường trễ gặp cản khiến giá không tăng là 5 điểm. Thì việc cả Đường giá - Đường trễ đồng thời gặp cản sẽ là 20 điểm.
upload_2021-9-21_20-33-9.png


- Chikou Span thể hiện lượng cung cầu giữa hiện tại và quá khứ
=> Lượng cung-cầu của 26 phiên trước và hiện tại là như nhau. Lý thuyết này mang tính tương đối. Dùng để dự đoán thời gian di chuyển của đường giá. Với quan điểm "Thời gian quyết định mọi thứ" thì đây là một trong những lý thuyết giúp mình "hẹn giờ báo thức dậy đặt lệnh" mà không phải canh chart hay order lệnh (các yếu tố còn lại là Kijun, Span A, Span B, nguyên tắc thời gian).
upload_2021-9-21_20-34-2.png
 
Các bác đọc xong nếu có gì thắc mắc thì comment cho xôm nhé. Tham gia bình luận để đẩy thread lên cho em có động lực viết bài với ạ, nhỡ đâu có ae đang cần tìm hiểu món này thì sao. Hihi.
Đẩy lên nào, món này là món yêu thích của mình á, nhưng mình dùng để phân tích cái nhìn toàn cảnh chứ không dùng để trade, pp phân tích mình học theo Kênh youtube của của Forex Kei, nhưng chỉ xem các bài phân tích free chứ không học lớp KTS. Ủng hộ bạn viết sách tiếp :)
 
Đẩy lên nào, món này là món yêu thích của mình á, nhưng mình dùng để phân tích cái nhìn toàn cảnh chứ không dùng để trade, pp phân tích mình học theo Kênh youtube của của Forex Kei, nhưng chỉ xem các bài phân tích free chứ không học lớp KTS. Ủng hộ bạn viết sách tiếp :)
Dùng để trade hay để phân tích xu hướng lớn cũng đều được. Nhiều người nói "ichimoku chỉ nên dùng với khung lớn, h4, D1 vì khung nhỏ bị nhiễu bla bla". Mình thấy sai hoàn toàn. Vì trước đây ichimoku thường dùng trong thị trường chứng khoán. Mà ck thì chỉ xem khung H4, D1 trở lên. Còn nếu dùng trong Crypto thì với mức biến động mạnh, dùng trade khung nhỏ vẫn vô tư
 
Dùng để trade hay để phân tích xu hướng lớn cũng đều được. Nhiều người nói "ichimoku chỉ nên dùng với khung lớn, h4, D1 vì khung nhỏ bị nhiễu bla bla". Mình thấy sai hoàn toàn. Vì trước đây ichimoku thường dùng trong thị trường chứng khoán. Mà ck thì chỉ xem khung H4, D1 trở lên. Còn nếu dùng trong Crypto thì với mức biến động mạnh, dùng trade khung nhỏ vẫn vô tư
Tám một chút về giao cắt tenkan kijun trong phân tích xu hướng. Theo mình xem Kei phân tích, khi giá di chuyển bên trên đám mây lúc tenkan cắt xuống kijun là chu kỳ tăng giá đã kết thúc. Sau khi giao cắt này phát sinh trader sẽ phải đặt ra 3 kịch bản là tiếp diễn tăng, đi ngang, đảo chiều giảm. Sau khi có được kịch bản trader phải truy tìm manh mối từ hành động giá, chu kỳ thời gian, động lượng tại các khung thời gian khác nhau để xác định xác suất của các kịch bản và cách ứng phó với từng kịch bản, có thể nói giao cắt này là yếu tố kích hoạt trader vào việc sau quá trình chờ đợi. Cuối tuần Kei sẽ xem chart tuần để xác định các cặp có kịch bản tốt trong tuần tới, rồi trong tuần thì xem chart D để xác định các cặp có thể trade theo kịch bản tuần, sau đó sẽ xuống các khung nhỏ để tìm manh mối, đến lúc này thì ngoài ichi Kei sẽ dùng thêm rất nhiều kỹ thuật để thu thập tối đa thông tin nhằm tăng xác suất cho cú trade.Vài dòng chém gió của mình, cảm ơn bạn đã đọc.
 
Tám một chút về giao cắt tenkan kijun trong phân tích xu hướng. Theo mình xem Kei phân tích, khi giá di chuyển bên trên đám mây lúc tenkan cắt xuống kijun là chu kỳ tăng giá đã kết thúc. Sau khi giao cắt này phát sinh trader sẽ phải đặt ra 3 kịch bản là tiếp diễn tăng, đi ngang, đảo chiều giảm. Sau khi có được kịch bản trader phải truy tìm manh mối từ hành động giá, chu kỳ thời gian, động lượng tại các khung thời gian khác nhau để xác định xác suất của các kịch bản và cách ứng phó với từng kịch bản, có thể nói giao cắt này là yếu tố kích hoạt trader vào việc sau quá trình chờ đợi. Cuối tuần Kei sẽ xem chart tuần để xác định các cặp có kịch bản tốt trong tuần tới, rồi trong tuần thì xem chart D để xác định các cặp có thể trade theo kịch bản tuần, sau đó sẽ xuống các khung nhỏ để tìm manh mối, đến lúc này thì ngoài ichi Kei sẽ dùng thêm rất nhiều kỹ thuật để thu thập tối đa thông tin nhằm tăng xác suất cho cú trade.Vài dòng chém gió của mình, cảm ơn bạn đã đọc.
Tks bạn đã tham gia ủn bài lên :D
Đầu tiên, phải nói rằng mình sử dụng ichimoku theo cách hoàn toàn khác mọi người. Mình chỉ sử dụng duy nhất khung M15 để trade. Và hiện mình chỉ trade btc. Cách dùng ichi của mình cảm thấy không cần thiết phải dùng đến khung H1. Quan điểm của mình dùng toàn bộ yếu tố thời gian theo lý thuyết ichimoku rồi. Nên việc sử dụng đa khung chỉ làm tăng thêm kháng cựhỗ trợ mà thôi. Mình cũng không hay ham lệnh dài. Mà vào các lệnh ngắn, ở khung nhỏ rồi té nhanh vẫn thích hơn. Mình không thích để tiền trên market quá lâu (ăn nhanh rồi té).
Quay lại với nội dung bạn đang nhắc tới. Theo mình thì việc tenkan cắt kijun là 1 dấu hiệu để entry sớm. Như trong bài viết của mình. Nhưng vẫn cần xét vị trí về đường giá, tenkan, kijun và.thêm nhiều yếu tố khác nữa. Có thể do bạn Kei kia không sử dụng nhiều yếu tố như mình, thay vào đó sử dụng đa khung để phân tích. Miễn sao cách nào cho ra lợi nhuận thì ta dùng.
 
4, Senkou Span A, Senkou Span B, mây Kumo và 08 cách dùng.

- Giá trên mây cho thấy xu hướng tăng – Giá dưới mây cho thấy xu hướng giảm – Giá trong mây cho thấy thị trường sideway
upload_2021-9-23_17-6-3.png

- Span B phẳng (mây phẳng) sẽ tạo những mức giá cản mạnh.
upload_2021-9-23_17-6-13.png

- Giá có xu hướng bị hút về vùng mây mỏng, mây lõm.
- Giá có xu hướng lọt qua các eo mây, khe mây.
upload_2021-9-23_17-6-24.png

- Giá cũng có xu hướng tạo đỉnh/đáy tại eo mây hoặc giữa 2 eo mây.
upload_2021-9-23_17-18-29.png

- Trước thời điểm span A, span B đảo chiều, giá sẽ có biến động mạnh hoặc đi theo span A, B
upload_2021-9-23_17-30-58.png

- Mây dạng chậu được xem là mây ủng hộ xu hướng. Thường xuất hiện ở đầu chu kỳ sóng. Và cho thấy xu hướng mạnh sắp diễn ra.
upload_2021-9-23_17-31-8.png

- Mây dạng xoắn cảnh báo thị trường sideway.
upload_2021-9-23_17-31-16.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 510 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,017 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 707 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,479 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 382 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 2,098 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên