Khung thời gian nào sẽ tốt nhất cho các mô hình nến Nhật? Tư duy và cách vận dụng hiệu quả

Khung thời gian nào sẽ tốt nhất cho các mô hình nến Nhật? Tư duy và cách vận dụng hiệu quả

Khung thời gian nào sẽ tốt nhất cho các mô hình nến Nhật? Tư duy và cách vận dụng hiệu quả

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,826
Bài viết này được viết bởi Arthur Hill ( CMT), ông là Senior Technical Analyst trên Stockchart.com. Bài viết bàn luận về tư duy và cách vận dụng các mô hình nến trong giao dịch, hy vọng anh em sẽ tìm được những kiến thức bổ ích trong bài.

Các trader phương Tây chỉ thích dùng mô hình nến Nhật trên khung thời gian lớn, thường là daily hoặc weekly, phần vì họ giao dịch có xu hướng giao dịch trung-dài hạn, phần vì các mô hình nến trên những khung này có độ tin cậy cao hơn.

Nếu xét trên khung thời gian daily, hầu hết các mô hình nến Nhật đều có thời gian hình thành từ 1-3 ngày, điều này khiến chúng trở thành các mô hình nến ngắn hạn chỉ có giá trị trong 1-2 tuần. Lấy ví dụ các mô hình nến như hammershooting star chỉ cần 1 ngày để hoàn tất, các mô hình như engulfing hay dark cloud cover thì mất 2 ngày, mô hình morning star và evening star thì mất 3 ngày.

9.png

Mô hình nến engulfing (nhấn chìm)

4.png

Mô hình nến morning star và evening star
Hãy lưu ý là các mô hình nến này đang cố gắng đảo chiều xu hương hiện tại, thông thường là một xu hướng ngắn hạn, có “độ tuổi” khoảng vài tuần. Những mô hình nến tăng thường hình thành trong một xu hướng giảm ngắn hạn và ngược lại. ĐỪNG kỳ vọng chúng sẽ làm thay đổi một xu hướng dài hạn (tức giao dịch ngược xu hướng chính). Ngoài ra cũng cần nói thêm, các mô hình nến này cũng thường thiết lập nên vùng kháng cự/ hỗ trợ hoặc báo hiệu sự bắt đầu của một đợt hồi giá/bật lại.

Ngoài những lưu ý trên, Arthur cũng hướng dẫn cho chúng ta cách kết hợp các mô hình nến với các công cụ khác nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, cụ thể:

Các trader nên tìm kiếm các mô hình nến tăng khi bắt gặp một xu hướng trung hạn đang lên và một xu hướng ngắn hạn đang đi xuống, tức đang xuất hiện một đợt pullback trong xu hướng chính.

5.png

Nhìn vào ví dụ trên, chúng ta thấy giá đang nằm trên đường trung bình động 3 tháng (SMA70) tức biểu thị một xu hướng tăng – đây là xu hướng trung hạn; trong khi với đường trung bình động 1 tháng (SMA23) thì giá lại đang nằm phía dưới tức đang biểu thị một xu hướng giảm – đây là xu hướng ngắn hạn.

Tiếp đến mô hình nến bullish engulfing (nhấn chìm tăng) đã xuất hiện kèm với sự gia tăng mạnh mẽ trong khối lượng giao dịch (đây là dấu hiệu rất tốt cho thấy sự hào hứng của phe mua), vài ngày sau đó, mức kháng cự đã bị phá và giá đã tăng rất mạnh.

Chúng ta có thể thấy không có gì quá phức tạp trong cách tư duy và vận dụng các công cụ phân tích kỹ thuật này, trong trading, thông thường những thứ tối giản lại mang đến hiệu quả cao nhất!

Chúc anh em thành công!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,752 Xem / 1,106 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 836 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,526 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 581 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,909 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,363 Xem / 279 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên