Lạm phát cao và thắt chặt chính sách từ FED - Cơ hội hay thách thức cho giá vàng?

Lạm phát cao và thắt chặt chính sách từ FED - Cơ hội hay thách thức cho giá vàng?

Lạm phát cao và thắt chặt chính sách từ FED - Cơ hội hay thách thức cho giá vàng?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Lạm phát sẽ không sớm kết thúc mà còn có khả năng tiếp tục ở mức cao, vậy trong môi trường đó, liệu vàng có thể tận dụng được lợi thế hay sẽ lại phục thuộc vào những bước đi của FED?

Lạm phát chỉ mới bắt đầu?


Chúng ta có thể thấy rằng giá cả đã tăng vọt thời gian gần đây, trong năm 2021, nước Mỹ đã kết thúc năm với tỷ lệ CPI hàng năm ở mức gây sốc là 7.1%, con số cao nhất kể từ giữa năm 1982, như những gì biểu đồ bên dưới cho thấy:

Screen Shot 2022-02-22 at 14.01.58.png

Cả lạm phát chung và lạm phát lõi đều đang tăng vọt

Bây giờ, câu hỏi quan trọng là “lạm phát có thể tăng cao đến đâu hoặc nó có thể kéo dài đến mức nào?” Các dự báo đang đồng thuận rằng lạm phát sẽ tạo đỉnh trong năm nay và bắt đầu hạ nhiệt sau đó nhưng sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Tác giả đồng tình với nhận định này.

Chúng ta cùng nhìn ở góc độ kinh tế học một chút, và như mọi khi, đó vẫn là vấn đề cung - cầu. Về mặt này, cả tăng trưởng cung tiền và những tiến triển trong việc tăng tiết kiệm cá nhân đều ngụ ý rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt!

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này qua biểu đồ bên dưới. Có thể thấy lượng cung tiền M2 đã đạt đỉnh vào tháng 2 năm ngoái, vậy giả sử tăng trưởng cung tiền và mức tăng của lạm phát có độ trễ là 1 năm, tỷ lệ lạm phát sẽ đạt đỉnh đầu đó trong Q1 năm nay.

Screen Shot 2022-02-22 at 14.07.29.png

Tình hình cung tiền M2 và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62777/

Tuy nhiên cần lưu ý rằng tốc độ tăng cung tiền vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch, nó ổn định ở mức khoảng 13%, gấp đôi mức đã thấy vào cuối năm 2019. Và như chúng ta đã biết, mục tiêu lạm phát của FED là quanh ngưỡng 2%, và họ không thể kiềm chế nó nếu không hạn chế tăng trưởng cung tiền.

Biểu đồ trên cũng cho thấy tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đã trở lại mức trước đại dịch là 7-8%. Nó có nghĩa là phần lớn nhu cầu bị dồn nén trước đó đã được giải toả, và điều này có thể giúp giảm áp lực lạm phát trong tương lai. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản "tiết kiệm" đều đã được đưa vào thị trường. Do đó, chi tiêu tiêu dùng cá nhân có thể sẽ tăng cao trong một thời gian, góp phần thúc đẩy lạm phát.

Xét về phía cung, mặc dù một số “nút thắt” đã được giảm bớt, nhưng sự gián đoạn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Sự lây lan của biến thể Omicron và tình trạng đóng cửa nhiều vùng ở Trung Quốc có thể kéo dài sự mất cân bằng giữa nhu cầu bùng nổ và nguồn cung hạn chế. Các nguyên nhân khác gây ra lạm phát cao là giá sản xuất tăng, giá nhà và giá thuê nhà tăng, kỳ vọng lạm phát sẽ tăng mạnh (xem biểu đồ bên dưới), và tình trạng thiếu lao động kết hợp với tăng trưởng tiền lương nhanh.

Screen Shot 2022-02-22 at 14.16.34.png

Kỳ vọng lạm phát 5 và 10 năm

Điểm mấu chốt là tất cả những điều được xem xét - đặc biệt là mức cầu cao, các vấn đề về nguồn cung chưa được xử lý và cú sốc giá cả ngắn hạn làm thay đổi kỳ vọng lạm phát dài hạn - tác giả kỳ vọng sẽ có một năm lạm phát ở mức cao khác, nhưng có lẽ là không cao như năm 2021. Sau khi đạt đỉnh trong một trong vài tháng tới, tỷ lệ lạm phát có thể giảm bớt, vào khoảng 4% vào tháng 12 nếu may mắn. Quan trọng là lợi suất trái phiếu ở mức vừa phải cũng gợi ý rằng lạm phát sẽ giảm nhẹ vào cuối 2022.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62698/

Ảnh hưởng đến thị trường vàng có thể như thế nào?


Chúng ta đã bàn xong lạm phát, bây giờ là lúc nói đến những tác động lên thị trường vàng. Và..có tin không tốt cho phe bò! Vàng hưởng lợi từ lạm phát là điều dễ hiểu, nhưng như biểu đồ bên dưới chúng ta có thể thấy, đỉnh cao của giá vàng trong lịch sử trùng khớp với đỉnh lạm phát phát. Như hồi năm 1980, lạm phát đạt đỉnh và vàng cũng kết thúc đợt tăng giá ấn tượng và đi vào một xu hướng giảm kéo dài hàng chục năm. Mức đỉnh hồi 2011 của giá vàng cũng xảy ra cùng với đỉnh lạm phát cục bộ thời điểm ấy. Điều này gợi ý rằng nếu lạm phát hiện tại đang đi đến đỉnh thì giá vàng cũng có thể tương tự.
Screen Shot 2022-02-22 at 14.33.58.png

Diễn biến giá vàng và lạm phát trong quá khứ

Một đồng USD mạnh sẽ không giúp ích cho vàng. Ngoại lệ duy nhất là mức lạm phát tạo đỉnh hồi 2005, khi vàng không tạo đỉnh mà tiếp tục đà tăng giá. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra một phần nhờ vào sự sụt giảm của USD, một điều mà có vẻ khó lặp lại trong môi trường vĩ mô hiện tại, trong đó FED đang là NHTW diều hâu hơn hẳn ECB và các NHTW lớn khác.

Mức lạm phát thấp hơn có thể khiến FED ít hung hăng hơn, và điều này có thể hỗ trợ cho giá vàng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên nhớ rằng FED sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình bất kể tỷ lệ lạm phát. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi 2008-2009, lạm phát đã ở mức vừa phải, nhưng FED vẫn thắt chặt chính sách. Do đó, vàng có thể sẽ trải qua một giai đoạn tồi tệ nếu lạm phát đạt đỉnh.

Tham khảo: Investing
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên