Mastering the trade - John Carter (Phần 8) - Câu chuyện ngu ngốc ở Minnesota (Bản dịch tiếng Việt)

Mastering the trade - John Carter (Phần 8) - Câu chuyện ngu ngốc ở Minnesota (Bản dịch tiếng Việt)

Mastering the trade - John Carter (Phần 8) - Câu chuyện ngu ngốc ở Minnesota (Bản dịch tiếng Việt)

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
Câu chuyện ngu ngốc ở Minnesota

Tôi đã từng làm một việc ngu ngốc là ngồi xuống và nói, “Tôi đã từng kiếm được 100,000$ từ 10,000$. Bây giờ tôi sẽ từ 100,000$ này biến nó thành 1 triệu USD. Chiến thôi”. Ngay ở lần đầu tiên, thử nghiệm đã thất bại nhanh chóng, nhanh như người yêu cũ của bạn trở mặt. Chỉ cần 6 tuần để kéo tài khoản của tôi từ 100,000$ về gần 10,000$. Chắc chắn điều này làm cho đến chính tôi cũng phải ngạc nhiên, nhưng tôi nghĩ chỉ là vận đen thôi. Tôi lại xắn tay áo, tiếp tục công việc. Khoảng 1 năm sau, tôi đã nâng tài khoản lên mức 6 con số, và tôi dừng lại và lặp lại trò ngu kia. Đầu tiên, tôi rút tiền để mua tài sản thực. Sau đó, tôi quyết định biến 100,000$ thành 1 triệu đô lần nữa. Lần này sau 4 tháng, kết quả thì vẫn thế: tài khoản trở về 10,000$. Quá tam ba bận? thử lại không nhỉ?. Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi dự định kết hôn và chuẩn bị cho đám cưới. Tôi đang duy trì được mạch thắng. Tôi đã nâng số tiền còn lại trong tài khoản lên 150,000$. Tôi rút toàn bộ số tiền lãi khỏi tài khoản vào cuối tháng, tôi đã rất gần với mục tiêu nghỉ việc phân tích tài chính và trở thành full-time trader.

Lúc đó, tôi với hôn thê sống ở Austin, Texas nhưng chúng tôi lại muốn chuyển đến Hàn Quốc để dạy tiếng anh và trải nghiệm những điều mới lạ. Một thời gian sau, công ty tôi đang làm việc đề nghị thăng chức cho tôi để tôi đến làm việc ở Minneapolis vào giữa những năm 1990, trong suốt 2 mùa đông lạnh nhất của lịch sử. Tôi đã nghĩ về điều đó, và sự thông thái của tuổi trẻ đã quyết định rằng, Minnesota thì cũng giống như Hàn Quốc – lạnh. Bên ngoài căn hộ của tôi, gió lạnh đến âm 40 độ (Chắc độ F, vì Mỹ dùng độ F, đổi ra độ C thì cũng -40 luôn :D người Việt chắc không tưởng tượng được nó lạnh thế nào ), lạnh đến nỗi xe còn không nổ máy được. Bên trong nhà, là hôn thê của tôi, người còn chưa thấy tuyết bao giờ, ngồi đó, cô ấy thật đáng thương. Tôi phải bắt taxi đi làm và khi trở về thấy cô ấy trong phòng khách, che mũi và lau tường đến lần thứ 2. Đến tôi cũng hiểu cô ấy sắp phát điên. Sau đó, cô ấy ra tối hậu thư: “kiếm một căn nhà có garage mà xe của chúng tôi có thể nổ máy và, biến ngay khỏi đây”.

Vài tháng sau, đến tháng 5, khi tuyết tan, chúng tôi tìm được 1 căn nhà với hệ thống sưởi trong garage. Tôi chưa bao giờ nghe về thứ gì kiểu như thế, nhưng có vẻ như đó là việc cần làm. Tôi định rút ra 30,000$. Khoảng 1 tuần trước khi trả căn nhà đang ở, tôi ngồi và nhìn chằm chằm vào tài khoản 150,000$ của mình, và tự hỏi, nó sẽ tác động đến tôi thế nào – về mặt tâm lý – nếu tài khoản của tôi giảm xuống 120,000$. Tôi đang trade rất thuận lợi. Số tiền rút ra tôi định dùng phần lớn để mua một số đồng xu hiếm để giữ trong nhiều năm, nên tôi sẽ không còn nhiều tài sản có khả năng thanh khoản ngoài tài sản giao dịch. Tôi thích kích thước tài khoản hiện tại và tôi không muốn thay đổi nó. Tôi chỉ còn một tuần để quyết định xem phải làm gì. Cũng vì nghĩ về điều đó quá nhiều mà tôi quyết định chọn cách khác, làm một cú big trade đủ để kiếm 30,000$ nhờ đó mà tôi có thể rút số tiền đó ra mà vẫn duy trì được tài khoản 150,000$. Điều này thật hợp lý và tôi nghĩ tôi đã có một ý tưởng thiên tài. Tôi sẽ theo một setup như bình thường nhưng với khối lượng lớn hơn rất nhiều. Và tôi sẽ theo dõi nó như một con diều hâu rình mồi. Tôi lướt qua các biểu đồ và nó đây rồi. Chỉ số OEX 100 đang bật lên lần nữa sau một xu hướng giảm lớn trên đồ thị ngày.
Ngày hôm sau ở văn phòng, tôi bật laptop, pha 1 cốc coffee, và nhìn biểu đồ (Lúc này tôi đã được thăng chức và có phòng riêng, nên cũng không khó khăn gì để trade lúc làm việc). Thị trường bắt đầu phục hồi, và nó chạm đến đường xu hướng giảm lớn. Tim tôi đập nhanh. Tôi gọi cho nhà môi giới của tôi và mua bán 100 hợp đồng OEX ở giá 8$. Ngay lập tức, thị trường đi xuống, và trong 20 phút, tôi kiếm được 10,000$. Tôi nghĩ, wow, điều này diễn ra nhanh hơn cả mong ước của tôi. Tiếp theo, thị trường hồi phục yếu ớt rồi giảm tiếp xuống 7$. Tôi đã nghĩ rằng, đây là cú trade thế kỉ. Ý tôi là tôi thích nó lúc 8$. Tôi gọi cho nhà môi giới và bán thêm 100 ở 7$, nghĩa là tôi đã ném cả 150,000$ của tôi vào cú trade này.

Tôi đã bỏ qua các cuộc họp và cũng chẳng ăn trưa. Tôi không thể rời mắt khỏi màn hình. Đến cuối ngày, thị trường đã về gần mức giá thấp nhất, tôi về nhà với vị thế mở của tài khoản đang tăng hơn 12,000$. Điều này, đã gần với kế hoạch của tôi, tôi giữ lệnh đang có lãi này qua đêm. Thực ra, lúc đó tôi đã có ý nghĩ sẽ đóng lệnh khi thị trường mở cửa trở lại, chạm đến mục tiêu của tôi, và sau đó tôi sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, bật kênh CNBC, và tôi thấy một mũi tên xanh trên biểu đồ chỉ số Dow, mức tăng hơn 130 điểm. Tôi tắt tivi, lắc cái remote, rồi bật lại. Mũi tên xanh vẫn ở đó. Nhọ rồi.

Tôi cũng giao dịch đủ lâu để nhận ra vài điều. Thứ nhất tôi sẽ không kiếm được 30,000$ với giao dịch này. Thứ hai, muc tiêu chính của tôi bây giờ là hạn chế thua lỗ. Tôi biết rằng giá mở cửa này sẽ có xác xuất hồi lại ½ (khoảng 65 điểm). Tôi tính rằng nếu tôi thoát ở mức đó, tôi sẽ chỉ mất 20,000$. Tôi chạy đến văn phòng. Bật biểu đồ, nhìn đi nhìn lại, chờ đợi rồi lại chờ đợi, nhưng sự điều chỉnh không bao giờ đến. Tôi lại nhìn vào tài khoản.

Ngày tiếp theo thị trường lại có gap up và phục hồi. Hình như nó còn hồi trong 2 ngày, tôi cũng không nhớ chính xác. Tôi chỉ nhớ vào ngày trước khi tôi trả nhà, và tôi cần bán để có thể thuê căn hộ khác. Tôi còn không biết lúc đó đang giao dịch hợp đồng nào. Tôi chỉ gọi cho người môi giới và bảo họ bán. Đến lúc này, tôi mới có thể kiểm tra số dư tài khoản. Tôi nhớ rằng, tài khoản 150,000$ của tôi đã bốc hơi, chỉ còn lại hơn 8,000$. Lúc này, tôi đã làm công việc mà bất kỳ người đàn ông nào sẽ làm, đó là không nói với hôn thê của tôi. Để chắc chắn, tôi nhìn vào đồ thị thêm một chút. Có thể tôi chỉ đang mơ và tôi sẽ tỉnh lại ngay lúc này. Cuối cùng tôi cũng phải đi đến đến ngân hàng, vay tối đa số tiền có trong thẻ tín dụng. Tôi đến đại lý bất động sản và đưa tấm séc 30,000$, nhìn thấy nó, nhân viên thế chấp liền hỏi, “Chờ đã, tôi nghĩ anh thanh toán từ tài khoản đầu tư. Chúng ta cần kiểm tra xem số tiền này đến từ đâu”, tôi đã hành động vô thức “Hả, anh nói cái gì đấy? Tiền đây này, ngay trước mắt anh”. Người môi giới của tôi bắt đầu tức giận (anh ta còn chẳng biết chuyện gì đang xảy ra). Một giờ sau, họ cũng cho tôi hoàn thành các thủ tục trả nhà. Tôi hôn tạm biệt hôn thê (cô ấy cũng giống ông kia, chả hiểu chuyện gì), tôi lái xe đến sân golf 3 gậy gần đó và chơi 9 lỗ. Tôi làm đủ trò, đập phá chen lấn, trong 5 lỗ đầu tiên, đầu thì như vừa bị bắn, cảm giác thật kinh khủng. Khi tôi có thể bình tĩnh lại, tôi tự hỏi “tôi muốn điều gì?” Tôi biết tôi có thể kiếm lại số đó. Tất cả điều tôi cần làm là bán một trong những tài sản thực đang có. Nhưng tôi có muốn tiếp tục trên con đường bất định này không. Làm sao tôi có thể bỏ việc và dựa vào thu nhập từ trading nếu tôi còn phạm phải những sai lầm ngu ngốc như thế này? Tôi yêu – và vẫn yêu – việc phân tích thị trường. Tôi yêu việc đặt và quản lý các giao dịch. Đó là một thử thách về trí tuệ và cũng là thách thức về cảm xúc – không để cảm xúc truyền xuống tay, đến các ngón tay và lên trên bàn phím. Nhưng hơn hết thảy là đó là nơi chứa đựng đam mê của tôi, từ khi tôi có giao dịch đầu tiên. Tôi vẫn muốn tiếp tục, tôi quyết định rằng tôi sẽ không giao dịch cho đến khi tôi tìm ra được tôi đã làm được gì cho đến lúc này. Tôi biết tôi có thể kiếm tiền được nhờ trading – tại sao tôi lại bỏ qua nó?

Năm sau, tôi ngừng giao dịch và dành thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ, nói chuyện với các trader thành công và đọc sách. Trong thời gian này, tôi đọc cuốn The disciplined trader của Mark Douglas. Trong cuốn sách này, Mark đã giúp tôi mở mắt khi chỉ ra cách biến những căng thẳng trong giao dịch hàng ngày trở thành những thói quen giao dịch bình thường. Cuốn sách tiếp theo của Mark, Trading in the zone, cũng là cuốn sách xuất sắc (Cuốn này theo mình là một trong những sách trader phải đọc, để dịch xong sẽ tìm đọc cuốn The disciplined trader - Gin). Những cuốn sách của Mark đã tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến tôi, và chúng đều là những cuốn sách mà mọi người nên đọc. Sự hiểu biết sâu sắc của Mark, cũng giống như những điều tôi đã khám phá ra sau một thời gian dài: khi nào tôi còn tập trung vào các setup chứ không phải kết quả, thì mọi chuyện ổn. Nhưng khi tôi tập trung vào kết quả chứ không phải các setup, thì tôi sẽ thất bại. Tại sao? Một khi tôi giao dịch với tài khoản lớn, tôi bắt đầu nghĩ, “tôi muốn biến tài khoản này thành 1 triệu đô” hoặc khá hơn là “tôi chỉ cần kiếm ngay 30,000$ để trả tiền nhà” Thay vì tập trung vào các setup, tôi tập trung vào kiếm 1 triệu đô hoặc 30,000$ để thuê nhà. Điều này đã đẩy tôi vào thói quen đã làm hại tất cả các trader: đặt cược tất cả vào một giao dịch, không có stoplosss vì giao dịch này “phải thắng”, và tập trung vào kiếm 1 triệu đô thay vì kiên nhẫn đợi các setup có khả năng thắng cao hơn.

Tất cả những điều này, về lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Vâng, sẽ dễ hơn khi càu nhàu với mẹ tôi vì đã đập tôi bằng cái thìa gỗ khi tôi còn bé, nhưng dù sao thì chúng ta cũng nên tự làm mọi việc và chịu trách nhiệm về những gì đã làm.

Nếu tập trung vào kiếm tiền, trader sẽ thấy rất nhiều cơ hội – mà thực ra không tồn tại. Một khi có cảm giác này, tôi bắt đầu làm 2 việc khác nhau. Thứ nhất, tôi bắt đầu rút lợi nhuận khỏi tài khoản giao dịch vào cuối tuần. Điều này giúp tôi tập trung vào việc kiếm các khoản thu nhập nhỏ, ổn định, trái ngược với việc kiếm nhanh một khoản lớn. Sau đó, tôi đã hoàn thiện nó và giờ nó được gọi là “cash flow traing”, tôi sẽ nói ngắn gọn thêm một chút về phương pháp giao dịch đặc thù này. (Trong giao dịch có giao dịch với dòng tiền và giao dịch để làm giàu – hai điều rất khác nhau). Tôi cũng phát hiện ra rằng rút tiền là cách tuyệt vời để bảo vệ lợi nhuận – thị trường không thể lấy nó đi được nếu nó nằm ngoài thị trường. Tôi dùng số lợi nhận này cho các khoản đầu tư dài hạn như đất đai và vàng, và để ra một ít để giải trí, sau cùng thì chúng ta sống có một lần. Và một điều quan trọng tôi nhận ra từ các trader thành công là không cần ngày nào cũng phải giao dịch. Tôi đã để ý, có những ngày tôi không giao dịch không phải vì tôi không muốn và bởi vì setup tôi đang chờ đợi chưa đến.

Thứ hai, tôi bắt đầu so sách giữa rất nhiều setup tôi đang dùng. Bằng cách này, tôi có thể đánh giá hiệu suất của từng setup vào cuối tháng. Những setup kiếm được tiền thì giữ lại, và vứt đi những cái làm mất tiền. Điều này đặc biệt quan trọng với việc giao dịch của tôi. Cách duy nhất tôi duy trì được việc so sánh các setup là phải đảm bảo setup giao dịch của tôi theo cùng một cách tại mọi thời điểm. Tôi đã thực hiện trong mỗi 25 lần giao dịch. Điều này bổ sung những lợi ích của việc bỏ đi rất nhiều thứ tưởng như quan trọng từ các giao dịch của tôi. Tôi chỉ giao dịch 13/25 setup – không thành vấn đề. Và mỗi khi tôi lệch khỏi những setup tiêu chuẩn, tôi đánh dấu trong nhật ký giao dịch của mình như một “giao dịch bốc đồng”. Tôi duy trì hiệu suất của mình nhờ điều này. Sau 6 tháng theo dõi các giao dịch bốc đồng (kiểu như: ồ, thị trường này đang tăng giá, tôi phải mua thôi), tôi nhận ra nó không giúp tôi kiếm tiền và thực ra là ngăn tôi kiếm tiền. Giao dịch kiểu đó thì vui, nhưng lại mất tiền.

Qua làm việc với các trader khác, tôi thấy các giao dịch bốc đồng là một trong những lý do phổ biến nhất để giết chết các trader. Họ không có kế hoạch, họ chỉ mua khi cảm thấy ổn, họ cũng bán khi họ cảm thấy đúng hoặc họ cảm thấy buồn chán. Thực tế là đã có những trader đến văn phòng của tôi chỉ để học cách tránh khỏi những giao dịch bốc đồng – họ vẫn lén vào lệnh khi tôi không theo dõi họ. Cảm giác vào lệnh để theo kịp diễn biến của thị trường rất mạnh mẽ. Nó giống như nghiện ma túy, và giống như nghiện bất cứ thứ gì, về lâu dài đều không tốt. Phương pháp của tôi để xử lý vấn đề này là đơn giản ngồi cạnh và làm ngược lại chính xác những gì họ làm. Đến cuối ngày hoặc cuối tuần, chúng tôi so sánh lợi nhuận và thua lỗ, điều này sẽ nói lên tất cả. Đây là tình huống win/win vì đó là bài học tuyệt vời cho các trader bốc đồng – luôn có những trader làm ngược lại chính xác những gì họ làm để kiếm tiền – và cũng là bài tập mang lại lợi nhuận chủ yếu cho tôi.

Thuốc giải cho giao dịch bốc đồng là sự kiên nhẫn, và hiểu biết về chính bản thân – một chủ đề mà chúng ta đang đề cập đến. Kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng với trader – cả trong việc học những setup tốt nhất với bạn và chờ đợi nó xuất hiện. Trader bốc đồng, không thể kiểm soát những thói quen xấu này thì nên dừng việc giao dịch và đến Vegas. Kết quả cuối cùng thì cũng như nhau – họ sẽ mất hết tiền – nhưng ít nhất thì ở Vegas, đồ uống được miễn phí.

Nếu một người kẹt trong mối quan hệ với một người khác đang làm hỏng những nỗ lực của họ và ngăn cản họ theo đuổi giấc mơ thì đã đến lúc để cho người đó ra đi. Đó là lý do mà tôi đã “chia tay” những giao dịch bốc đồng của tôi. Tôi thích những giao dịch bốc đồng vì nó vui, nó làm tôi cảm thấy sung sướng, nó rất thú vị. Nhưng cuối cùng thì những giao dịch bốc đồng này làm hủy hoại những tiềm năng của tôi và ngăn tôi hiện thực hóa giấc mơ trở thành full-time trader. Ngay khi nhận ra được điều này, tôi đã ngay lập tức cắt được căn bệnh ung thư đó ra khỏi cuộc đời tôi. Điều này còn bao gồm cả hệ thống thưởng – phạt mà tôi sẽ thảo luận ở phần sau, trong chương về xây dựng kế hoạch giao dịch.

Sau cùng, tôi gắn bó với những người bạn mà tin tưởng tôi – những setup hiệu quả khi tôi cho nó cơ hội. Khi tôi có thể kiên trì theo những setup đó, chính xác, cùng một cách vào mọi lúc, tôi có thể chuyển sang giao dịch toàn thời gian – become a full-time trader. Một phần chính của sự chuyển đổi này là tâm lý và sự phát triển mà tôi gọi là “tư duy giao dịch chuyên nghiệp”. Oh, tiện thể, điều đó không xảy ra ngay sau vài năm, khi tôi có buổi nói chuyện tại Traders Expo ở Las Vegas và kể câu chuyện “Ngôi nhà ngu ngốc ở Minnesota” (đến lúc này vợ tôi mới biết chuyện). Cô ấy ngồi ở phía khán giả, và tôi đột nhiên quên mất là tôi chưa bao giờ nói với cô ấy. Mọi người xung quanh bắt đầu hỏi, “làm sao cô có thể xử ý việc đó?!”, sau đó cô ấy đến chỗ tôi với nụ cười ngọt ngào và nháy mắt rồi nói “Vậy, còn điều gì khác mà anh chưa từng nói với em không?” (tội nghiệp anh John – dàn thiên lý sắp đổ rồi).
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
"Trading in the zone, cũng là cuốn sách xuất sắc (Cuốn này theo mình là một trong những sách trader phải đọc)" - sách thuộc dạng must have.
Bác nào đọc rồi sẽ thấy bóng dáng của mình ở đâu đó trong sách.
Thanks bác thớt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Trading in the zone, cũng là cuốn sách xuất sắc (Cuốn này theo mình là một trong những sách trader phải đọc)" - sách thuộc dạng must have.
Bác nào đọc rồi sẽ thấy bóng dáng của mình ở đâu đó trong sách.
Thanks bác thớt
Đồng quan điểm với bác về tâm lý giao dịch thì cuốn "trading in the zone " rất xuất sắc, ngoài ra phần tâm lý giao dịch trong cuốn "the new trading for a living" của Dr. Elder viết cũng rất xuất sắc do bác này vốn là bác sĩ tâm lý.
 
Không có setup thì ngồi chơi nhé mấy bác, không làm gì còn hơn ngứa tay bấm bàn phím lung tung nhé - khó thật :)))
 
Tôi đã đọc tất cả các bài dịch của bác và tôi rất thích thể loại dịch sách này đơn giản vì tôi không thể đọc hiểu tiếng anh tốt. Cảm ơn rất nhiều vì đã chia sẻ.
 
Câu chuyện ngu ngốc ở Minnesota

Tôi đã từng làm một việc ngu ngốc là ngồi xuống và nói, “Tôi đã từng kiếm được 100,000$ từ 10,000$. Bây giờ tôi sẽ từ 100,000$ này biến nó thành 1 triệu USD. Chiến thôi”. Ngay ở lần đầu tiên, thử nghiệm đã thất bại nhanh chóng, nhanh như người yêu cũ của bạn trở mặt. Chỉ cần 6 tuần để kéo tài khoản của tôi từ 100,000$ về gần 10,000$. Chắc chắn điều này làm cho đến chính tôi cũng phải ngạc nhiên, nhưng tôi nghĩ chỉ là vận đen thôi. Tôi lại xắn tay áo, tiếp tục công việc. Khoảng 1 năm sau, tôi đã nâng tài khoản lên mức 6 con số, và tôi dừng lại và lặp lại trò ngu kia. Đầu tiên, tôi rút tiền để mua tài sản thực. Sau đó, tôi quyết định biến 100,000$ thành 1 triệu đô lần nữa. Lần này sau 4 tháng, kết quả thì vẫn thế: tài khoản trở về 10,000$. Quá tam ba bận? thử lại không nhỉ?. Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi dự định kết hôn và chuẩn bị cho đám cưới. Tôi đang duy trì được mạch thắng. Tôi đã nâng số tiền còn lại trong tài khoản lên 150,000$. Tôi rút toàn bộ số tiền lãi khỏi tài khoản vào cuối tháng, tôi đã rất gần với mục tiêu nghỉ việc phân tích tài chính và trở thành full-time trader.

Lúc đó, tôi với hôn thê sống ở Austin, Texas nhưng chúng tôi lại muốn chuyển đến Hàn Quốc để dạy tiếng anh và trải nghiệm những điều mới lạ. Một thời gian sau, công ty tôi đang làm việc đề nghị thăng chức cho tôi để tôi đến làm việc ở Minneapolis vào giữa những năm 1990, trong suốt 2 mùa đông lạnh nhất của lịch sử. Tôi đã nghĩ về điều đó, và sự thông thái của tuổi trẻ đã quyết định rằng, Minnesota thì cũng giống như Hàn Quốc – lạnh. Bên ngoài căn hộ của tôi, gió lạnh đến âm 40 độ (Chắc độ F, vì Mỹ dùng độ F, đổi ra độ C thì cũng -40 luôn :D người Việt chắc không tưởng tượng được nó lạnh thế nào ), lạnh đến nỗi xe còn không nổ máy được. Bên trong nhà, là hôn thê của tôi, người còn chưa thấy tuyết bao giờ, ngồi đó, cô ấy thật đáng thương. Tôi phải bắt taxi đi làm và khi trở về thấy cô ấy trong phòng khách, che mũi và lau tường đến lần thứ 2. Đến tôi cũng hiểu cô ấy sắp phát điên. Sau đó, cô ấy ra tối hậu thư: “kiếm một căn nhà có garage mà xe của chúng tôi có thể nổ máy và, biến ngay khỏi đây”.

Vài tháng sau, đến tháng 5, khi tuyết tan, chúng tôi tìm được 1 căn nhà với hệ thống sưởi trong garage. Tôi chưa bao giờ nghe về thứ gì kiểu như thế, nhưng có vẻ như đó là việc cần làm. Tôi định rút ra 30,000$. Khoảng 1 tuần trước khi trả căn nhà đang ở, tôi ngồi và nhìn chằm chằm vào tài khoản 150,000$ của mình, và tự hỏi, nó sẽ tác động đến tôi thế nào – về mặt tâm lý – nếu tài khoản của tôi giảm xuống 120,000$. Tôi đang trade rất thuận lợi. Số tiền rút ra tôi định dùng phần lớn để mua một số đồng xu hiếm để giữ trong nhiều năm, nên tôi sẽ không còn nhiều tài sản có khả năng thanh khoản ngoài tài sản giao dịch. Tôi thích kích thước tài khoản hiện tại và tôi không muốn thay đổi nó. Tôi chỉ còn một tuần để quyết định xem phải làm gì. Cũng vì nghĩ về điều đó quá nhiều mà tôi quyết định chọn cách khác, làm một cú big trade đủ để kiếm 30,000$ nhờ đó mà tôi có thể rút số tiền đó ra mà vẫn duy trì được tài khoản 150,000$. Điều này thật hợp lý và tôi nghĩ tôi đã có một ý tưởng thiên tài. Tôi sẽ theo một setup như bình thường nhưng với khối lượng lớn hơn rất nhiều. Và tôi sẽ theo dõi nó như một con diều hâu rình mồi. Tôi lướt qua các biểu đồ và nó đây rồi. Chỉ số OEX 100 đang bật lên lần nữa sau một xu hướng giảm lớn trên đồ thị ngày.
Ngày hôm sau ở văn phòng, tôi bật laptop, pha 1 cốc coffee, và nhìn biểu đồ (Lúc này tôi đã được thăng chức và có phòng riêng, nên cũng không khó khăn gì để trade lúc làm việc). Thị trường bắt đầu phục hồi, và nó chạm đến đường xu hướng giảm lớn. Tim tôi đập nhanh. Tôi gọi cho nhà môi giới của tôi và mua bán 100 hợp đồng OEX ở giá 8$. Ngay lập tức, thị trường đi xuống, và trong 20 phút, tôi kiếm được 10,000$. Tôi nghĩ, wow, điều này diễn ra nhanh hơn cả mong ước của tôi. Tiếp theo, thị trường hồi phục yếu ớt rồi giảm tiếp xuống 7$. Tôi đã nghĩ rằng, đây là cú trade thế kỉ. Ý tôi là tôi thích nó lúc 8$. Tôi gọi cho nhà môi giới và bán thêm 100 ở 7$, nghĩa là tôi đã ném cả 150,000$ của tôi vào cú trade này.

Tôi đã bỏ qua các cuộc họp và cũng chẳng ăn trưa. Tôi không thể rời mắt khỏi màn hình. Đến cuối ngày, thị trường đã về gần mức giá thấp nhất, tôi về nhà với vị thế mở của tài khoản đang tăng hơn 12,000$. Điều này, đã gần với kế hoạch của tôi, tôi giữ lệnh đang có lãi này qua đêm. Thực ra, lúc đó tôi đã có ý nghĩ sẽ đóng lệnh khi thị trường mở cửa trở lại, chạm đến mục tiêu của tôi, và sau đó tôi sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, bật kênh CNBC, và tôi thấy một mũi tên xanh trên biểu đồ chỉ số Dow, mức tăng hơn 130 điểm. Tôi tắt tivi, lắc cái remote, rồi bật lại. Mũi tên xanh vẫn ở đó. Nhọ rồi.

Tôi cũng giao dịch đủ lâu để nhận ra vài điều. Thứ nhất tôi sẽ không kiếm được 30,000$ với giao dịch này. Thứ hai, muc tiêu chính của tôi bây giờ là hạn chế thua lỗ. Tôi biết rằng giá mở cửa này sẽ có xác xuất hồi lại ½ (khoảng 65 điểm). Tôi tính rằng nếu tôi thoát ở mức đó, tôi sẽ chỉ mất 20,000$. Tôi chạy đến văn phòng. Bật biểu đồ, nhìn đi nhìn lại, chờ đợi rồi lại chờ đợi, nhưng sự điều chỉnh không bao giờ đến. Tôi lại nhìn vào tài khoản.

Ngày tiếp theo thị trường lại có gap up và phục hồi. Hình như nó còn hồi trong 2 ngày, tôi cũng không nhớ chính xác. Tôi chỉ nhớ vào ngày trước khi tôi trả nhà, và tôi cần bán để có thể thuê căn hộ khác. Tôi còn không biết lúc đó đang giao dịch hợp đồng nào. Tôi chỉ gọi cho người môi giới và bảo họ bán. Đến lúc này, tôi mới có thể kiểm tra số dư tài khoản. Tôi nhớ rằng, tài khoản 150,000$ của tôi đã bốc hơi, chỉ còn lại hơn 8,000$. Lúc này, tôi đã làm công việc mà bất kỳ người đàn ông nào sẽ làm, đó là không nói với hôn thê của tôi. Để chắc chắn, tôi nhìn vào đồ thị thêm một chút. Có thể tôi chỉ đang mơ và tôi sẽ tỉnh lại ngay lúc này. Cuối cùng tôi cũng phải đi đến đến ngân hàng, vay tối đa số tiền có trong thẻ tín dụng. Tôi đến đại lý bất động sản và đưa tấm séc 30,000$, nhìn thấy nó, nhân viên thế chấp liền hỏi, “Chờ đã, tôi nghĩ anh thanh toán từ tài khoản đầu tư. Chúng ta cần kiểm tra xem số tiền này đến từ đâu”, tôi đã hành động vô thức “Hả, anh nói cái gì đấy? Tiền đây này, ngay trước mắt anh”. Người môi giới của tôi bắt đầu tức giận (anh ta còn chẳng biết chuyện gì đang xảy ra). Một giờ sau, họ cũng cho tôi hoàn thành các thủ tục trả nhà. Tôi hôn tạm biệt hôn thê (cô ấy cũng giống ông kia, chả hiểu chuyện gì), tôi lái xe đến sân golf 3 gậy gần đó và chơi 9 lỗ. Tôi làm đủ trò, đập phá chen lấn, trong 5 lỗ đầu tiên, đầu thì như vừa bị bắn, cảm giác thật kinh khủng. Khi tôi có thể bình tĩnh lại, tôi tự hỏi “tôi muốn điều gì?” Tôi biết tôi có thể kiếm lại số đó. Tất cả điều tôi cần làm là bán một trong những tài sản thực đang có. Nhưng tôi có muốn tiếp tục trên con đường bất định này không. Làm sao tôi có thể bỏ việc và dựa vào thu nhập từ trading nếu tôi còn phạm phải những sai lầm ngu ngốc như thế này? Tôi yêu – và vẫn yêu – việc phân tích thị trường. Tôi yêu việc đặt và quản lý các giao dịch. Đó là một thử thách về trí tuệ và cũng là thách thức về cảm xúc – không để cảm xúc truyền xuống tay, đến các ngón tay và lên trên bàn phím. Nhưng hơn hết thảy là đó là nơi chứa đựng đam mê của tôi, từ khi tôi có giao dịch đầu tiên. Tôi vẫn muốn tiếp tục, tôi quyết định rằng tôi sẽ không giao dịch cho đến khi tôi tìm ra được tôi đã làm được gì cho đến lúc này. Tôi biết tôi có thể kiếm tiền được nhờ trading – tại sao tôi lại bỏ qua nó?

Năm sau, tôi ngừng giao dịch và dành thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ, nói chuyện với các trader thành công và đọc sách. Trong thời gian này, tôi đọc cuốn The disciplined trader của Mark Douglas. Trong cuốn sách này, Mark đã giúp tôi mở mắt khi chỉ ra cách biến những căng thẳng trong giao dịch hàng ngày trở thành những thói quen giao dịch bình thường. Cuốn sách tiếp theo của Mark, Trading in the zone, cũng là cuốn sách xuất sắc (Cuốn này theo mình là một trong những sách trader phải đọc, để dịch xong sẽ tìm đọc cuốn The disciplined trader - Gin). Những cuốn sách của Mark đã tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến tôi, và chúng đều là những cuốn sách mà mọi người nên đọc. Sự hiểu biết sâu sắc của Mark, cũng giống như những điều tôi đã khám phá ra sau một thời gian dài: khi nào tôi còn tập trung vào các setup chứ không phải kết quả, thì mọi chuyện ổn. Nhưng khi tôi tập trung vào kết quả chứ không phải các setup, thì tôi sẽ thất bại. Tại sao? Một khi tôi giao dịch với tài khoản lớn, tôi bắt đầu nghĩ, “tôi muốn biến tài khoản này thành 1 triệu đô” hoặc khá hơn là “tôi chỉ cần kiếm ngay 30,000$ để trả tiền nhà” Thay vì tập trung vào các setup, tôi tập trung vào kiếm 1 triệu đô hoặc 30,000$ để thuê nhà. Điều này đã đẩy tôi vào thói quen đã làm hại tất cả các trader: đặt cược tất cả vào một giao dịch, không có stoplosss vì giao dịch này “phải thắng”, và tập trung vào kiếm 1 triệu đô thay vì kiên nhẫn đợi các setup có khả năng thắng cao hơn.

Tất cả những điều này, về lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Vâng, sẽ dễ hơn khi càu nhàu với mẹ tôi vì đã đập tôi bằng cái thìa gỗ khi tôi còn bé, nhưng dù sao thì chúng ta cũng nên tự làm mọi việc và chịu trách nhiệm về những gì đã làm.

Nếu tập trung vào kiếm tiền, trader sẽ thấy rất nhiều cơ hội – mà thực ra không tồn tại. Một khi có cảm giác này, tôi bắt đầu làm 2 việc khác nhau. Thứ nhất, tôi bắt đầu rút lợi nhuận khỏi tài khoản giao dịch vào cuối tuần. Điều này giúp tôi tập trung vào việc kiếm các khoản thu nhập nhỏ, ổn định, trái ngược với việc kiếm nhanh một khoản lớn. Sau đó, tôi đã hoàn thiện nó và giờ nó được gọi là “cash flow traing”, tôi sẽ nói ngắn gọn thêm một chút về phương pháp giao dịch đặc thù này. (Trong giao dịch có giao dịch với dòng tiền và giao dịch để làm giàu – hai điều rất khác nhau). Tôi cũng phát hiện ra rằng rút tiền là cách tuyệt vời để bảo vệ lợi nhuận – thị trường không thể lấy nó đi được nếu nó nằm ngoài thị trường. Tôi dùng số lợi nhận này cho các khoản đầu tư dài hạn như đất đai và vàng, và để ra một ít để giải trí, sau cùng thì chúng ta sống có một lần. Và một điều quan trọng tôi nhận ra từ các trader thành công là không cần ngày nào cũng phải giao dịch. Tôi đã để ý, có những ngày tôi không giao dịch không phải vì tôi không muốn và bởi vì setup tôi đang chờ đợi chưa đến.

Thứ hai, tôi bắt đầu so sách giữa rất nhiều setup tôi đang dùng. Bằng cách này, tôi có thể đánh giá hiệu suất của từng setup vào cuối tháng. Những setup kiếm được tiền thì giữ lại, và vứt đi những cái làm mất tiền. Điều này đặc biệt quan trọng với việc giao dịch của tôi. Cách duy nhất tôi duy trì được việc so sánh các setup là phải đảm bảo setup giao dịch của tôi theo cùng một cách tại mọi thời điểm. Tôi đã thực hiện trong mỗi 25 lần giao dịch. Điều này bổ sung những lợi ích của việc bỏ đi rất nhiều thứ tưởng như quan trọng từ các giao dịch của tôi. Tôi chỉ giao dịch 13/25 setup – không thành vấn đề. Và mỗi khi tôi lệch khỏi những setup tiêu chuẩn, tôi đánh dấu trong nhật ký giao dịch của mình như một “giao dịch bốc đồng”. Tôi duy trì hiệu suất của mình nhờ điều này. Sau 6 tháng theo dõi các giao dịch bốc đồng (kiểu như: ồ, thị trường này đang tăng giá, tôi phải mua thôi), tôi nhận ra nó không giúp tôi kiếm tiền và thực ra là ngăn tôi kiếm tiền. Giao dịch kiểu đó thì vui, nhưng lại mất tiền.

Qua làm việc với các trader khác, tôi thấy các giao dịch bốc đồng là một trong những lý do phổ biến nhất để giết chết các trader. Họ không có kế hoạch, họ chỉ mua khi cảm thấy ổn, họ cũng bán khi họ cảm thấy đúng hoặc họ cảm thấy buồn chán. Thực tế là đã có những trader đến văn phòng của tôi chỉ để học cách tránh khỏi những giao dịch bốc đồng – họ vẫn lén vào lệnh khi tôi không theo dõi họ. Cảm giác vào lệnh để theo kịp diễn biến của thị trường rất mạnh mẽ. Nó giống như nghiện ma túy, và giống như nghiện bất cứ thứ gì, về lâu dài đều không tốt. Phương pháp của tôi để xử lý vấn đề này là đơn giản ngồi cạnh và làm ngược lại chính xác những gì họ làm. Đến cuối ngày hoặc cuối tuần, chúng tôi so sánh lợi nhuận và thua lỗ, điều này sẽ nói lên tất cả. Đây là tình huống win/win vì đó là bài học tuyệt vời cho các trader bốc đồng – luôn có những trader làm ngược lại chính xác những gì họ làm để kiếm tiền – và cũng là bài tập mang lại lợi nhuận chủ yếu cho tôi.

Thuốc giải cho giao dịch bốc đồng là sự kiên nhẫn, và hiểu biết về chính bản thân – một chủ đề mà chúng ta đang đề cập đến. Kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng với trader – cả trong việc học những setup tốt nhất với bạn và chờ đợi nó xuất hiện. Trader bốc đồng, không thể kiểm soát những thói quen xấu này thì nên dừng việc giao dịch và đến Vegas. Kết quả cuối cùng thì cũng như nhau – họ sẽ mất hết tiền – nhưng ít nhất thì ở Vegas, đồ uống được miễn phí.

Nếu một người kẹt trong mối quan hệ với một người khác đang làm hỏng những nỗ lực của họ và ngăn cản họ theo đuổi giấc mơ thì đã đến lúc để cho người đó ra đi. Đó là lý do mà tôi đã “chia tay” những giao dịch bốc đồng của tôi. Tôi thích những giao dịch bốc đồng vì nó vui, nó làm tôi cảm thấy sung sướng, nó rất thú vị. Nhưng cuối cùng thì những giao dịch bốc đồng này làm hủy hoại những tiềm năng của tôi và ngăn tôi hiện thực hóa giấc mơ trở thành full-time trader. Ngay khi nhận ra được điều này, tôi đã ngay lập tức cắt được căn bệnh ung thư đó ra khỏi cuộc đời tôi. Điều này còn bao gồm cả hệ thống thưởng – phạt mà tôi sẽ thảo luận ở phần sau, trong chương về xây dựng kế hoạch giao dịch.

Sau cùng, tôi gắn bó với những người bạn mà tin tưởng tôi – những setup hiệu quả khi tôi cho nó cơ hội. Khi tôi có thể kiên trì theo những setup đó, chính xác, cùng một cách vào mọi lúc, tôi có thể chuyển sang giao dịch toàn thời gian – become a full-time trader. Một phần chính của sự chuyển đổi này là tâm lý và sự phát triển mà tôi gọi là “tư duy giao dịch chuyên nghiệp”. Oh, tiện thể, điều đó không xảy ra ngay sau vài năm, khi tôi có buổi nói chuyện tại Traders Expo ở Las Vegas và kể câu chuyện “Ngôi nhà ngu ngốc ở Minnesota” (đến lúc này vợ tôi mới biết chuyện). Cô ấy ngồi ở phía khán giả, và tôi đột nhiên quên mất là tôi chưa bao giờ nói với cô ấy. Mọi người xung quanh bắt đầu hỏi, “làm sao cô có thể xử ý việc đó?!”, sau đó cô ấy đến chỗ tôi với nụ cười ngọt ngào và nháy mắt rồi nói “Vậy, còn điều gì khác mà anh chưa từng nói với em không?” (tội nghiệp anh John – dàn thiên lý sắp đổ rồi).
Đọc thấy dài lắm, bác ráng post ngày 2 chương đi ko 10 năm nữa cũng chưa post hết đâu :D :D
Truyện này ưu điểm là viết theo kiểu bút kí, viết kĩ mấy cái tâm trạng, suy nghĩ của trader khi gd mà ai đọc cũng thấy giống mình nên dễ thấm.
 
Đọc thấy dài lắm, bác ráng post ngày 2 chương đi ko 10 năm nữa cũng chưa post hết đâu :D :D
Truyện này ưu điểm là viết theo kiểu bút kí, viết kĩ mấy cái tâm trạng, suy nghĩ của trader khi gd mà ai đọc cũng thấy giống mình nên dễ thấm.
Nhưng dịch sách mấy ông Mỹ viết mệt lắm, họ nghĩ ai cũng biết những chuyện chỉ người Mỹ mới biết. Kiểu như nhân vật trong phim ảnh rồi từ lóng. Tối qua dịch xong quên lưu, đang nẫu cả ruột đây :oops:
 
"Khi nào tôi còn tập trung vào các setup chứ không phải kết quả, thì mọi chuyện ổn. Nhưng khi tôi tập trung vào kết quả chứ không phải các setup, thì tôi sẽ thất bại"
Trong phần này mình thích câu này nhất
chuẩn rồi bài học này mình nhớ mãi, toang 1 cú nhớ cả đời
 
Nhưng dịch sách mấy ông Mỹ viết mệt lắm, họ nghĩ ai cũng biết những chuyện chỉ người Mỹ mới biết. Kiểu như nhân vật trong phim ảnh rồi từ lóng. Tối qua dịch xong quên lưu, đang nẫu cả ruột đây :oops:
Bác vất vả quá. Mong là bác sẽ vẫn duy trì được cảm hứng để dịch tiếp ạ! :D
 
Bác vất vả quá. Mong là bác sẽ vẫn duy trì được cảm hứng để dịch tiếp ạ! :D
series này kết thúc ở phần 24-25 gì đó bác ạ, sách này viết khá lâu rồi nên một số phần sau về các setup cụ thể cũng không còn phù hợp nên mình lược dịch một số đoạn.
À mà bác chịu khó đọc từng phần nhé, file tổng hợp không có hình nên có up lên cũng khó theo dõi :D để hnao copy trên này gom lại
 
series này kết thúc ở phần 24-25 gì đó bác ạ, sách này viết khá lâu rồi nên một số phần sau về các setup cụ thể cũng không còn phù hợp nên mình lược dịch một số đoạn.
À mà bác chịu khó đọc từng phần nhé, file tổng hợp không có hình nên có up lên cũng khó theo dõi :D để hnao copy trên này gom lại
Cảm ơn bác!
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên