[Mẹo SMC]: Như thế nào là một khối Order Block/FVG còn hiệu lực để giao dịch?

[Mẹo SMC]: Như thế nào là một khối Order Block/FVG còn hiệu lực để giao dịch?

[Mẹo SMC]: Như thế nào là một khối Order Block/FVG còn hiệu lực để giao dịch?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,415
29,079
Tiếp tục seri về mẹo smc, phần này chúng ta nói về các vùng giá quan trọng trong SMC mà trader hay giao dịch. Chúng ta sẽ dựa vào hành động giá xem vùng này còn hiệu lục hay xác suất cao để giao dịch hay không.

Các mẹo về SMC rất dài, có rất nhiều khái niệm cần được làm rõ và có rất nhiều cách kết hợp các khái niệm để hình thành được thiết lập giao dịch. Nên nếu như anh em hỏi mình khi nào kết thúc seri này thì mình cũng không biết nữa. Có điều nếu có gì hay thì chúng ta cứ học trước đã, bổ sung cho cách thức giao dịch cũng là điều tốt. Vì đa phần những trader giao dịch theo phương thức này đều có nguyên tắc khá giống nhau, nên những mẹo giao dịch mà họ chia sẻ vừa vặn có thể bổ sung cho chúng ta.

Mình cũng không dài dòng nữa, vào nội dung chính của phần này nhé. Phần này chúng ta sẽ đi vào cách xác định mộ khối OB hoặc một vùng FVG khả thi để giao dịch dựa vào hành động giá.
Một cấu trúc đảo chiều xác suất cao

Ngoài việc xác định đúng cấu trúc, thì các vùng giá giao dịch chính là tiêu chí tiếp theo mà các bạn cần nắm để tìm được những thiết lập chất lượng cao.

Các vùng giá mà một smc trader tập trung vào chủ yếu bao gồm những vùng sau:
  • Khối order block
  • Fvg
  • Khối breaker block
  • Khối rejection block
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu, hành động giá phản ứng ở những khối này như thế nào là khả thi và có thể giao dịch được nhé.



Đầu tiên là khối order block


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-4-3_10-33-6.png

  • Đường gạch ngang màu xanh là đường thể hiện ngưỡng/vùng giá của khối OB mà chúng ta sẽ giao dịch.
  • Đường gạch đứt ngay bên dưới thể hiện mức 50% của khối OB này.
Như hình trên anh em có thể thấy, chúng ta có 2 trường hợp, với trường hợp bên trái, ta thấy giá quay trở lại khối OB và phản ứng, hình thành 2 đuôi nến dưới phản ứng với ngưỡng này và sau đó đóng cửa lên phía trên. Giá không hình thành nến đóng cửa bên dưới mức 50% của khối OB nên trường hợp này khối OB của chúng ta vẫn còn hiệu lực giao dịch.

Ngược lại khối OB bên phải của chúng ta, giá đóng cửa xuống bên dưới mức 50% của khối OB, thậm chí nó còn phản ứng sâu xuống giá thấp nhất của khối này. Nên trường hợp này khối OB của chúng ta không khả thi để giao dịch nữa.

Fair Value Gap (FVG)


Tương tự với FVG, các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-4-3_10-33-47.png


2 đường gạch ngang màu xanh là vùng FVG, chúng ta thấy sự khác nhau của 2 vùng này đó là gì:
  • Vùng FVG ở hình bên trái, ta thấy giá tôn trọng FVG, giá không đóng cửa bên dưới vùng FVG này.
  • Ngược lại hình bên phải ta thấy, giá đóng cửa qua bên dưới vùng FVG, thậm chí phần đuôi nến còn giao dịch qua cây nến ở giữa của FVG (nến số 2 được đánh dấu trên hình). Nên vùng FVG này không còn hợp lệ để giao dịch.


Rejection Block


Khối Rejection Block này cũng tương tự nhé, các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-4-3_10-34-57.png


Chúng ta có đường kẻ ngang màu xanh là mức mà chúng ta sẽ tìm cơ hội giao dịch với khối này. Đường gạch đứt là mức 50% của khối RB này.
  • Chúng ta thấy ở hình bên trái, giá phản ứng với vùng phía trên 50% của khối RB, không có giá đóng cửa bên dưới khối này, nên đây là khối RB hợp lệ để giao dịch.
  • Ngược lại, ở hình bên phải chúng ta thấy có nến đóng cửa xuyên qua mức 50% của khối RB, nên khối này không còn hợp lệ để giao dịch nữa.

Nói tóm lại


Về cơ bản một khối OB hoặc một vùng giá hợp lệ để chúng ta giao dịch bào gồm:
  • Giá nên nằm trên mức 50% của khối đó đối với thiết lập mua lên và ngược lại nằm bên dưới mức 50% của khối đó nếu là thiết lập bán.
  • Đối với FVG giá không được đóng cửa qua vùng này nếu không sẽ không còn hiệu lực.
  • Giá nên có phản ứng từ chối từ những vùng trên.
  • Ngoài ra, các tín hiệu và khối OB nên cùng hướng với khung thời gian lớn.
Tiêu chí đơn giản này thôi có thể giúp anh em thoát được rất nhiều những giao dịch thua lỗ đó nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 818 Xem / 22 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 6,492 Xem / 3 Trả lời
  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,697 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 597 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,066 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,504 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 505 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên