[Mẹo SMC]: Top 3 mô hình cho điểm vào lệnh tối ưu với RỦI RO THẤP

[Mẹo SMC]: Top 3 mô hình cho điểm vào lệnh tối ưu với RỦI RO THẤP

[Mẹo SMC]: Top 3 mô hình cho điểm vào lệnh tối ưu với RỦI RO THẤP

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,415
29,081
Phần này chúng ta tìm hiểu 3 mô hình vào lệnh trong SMC được nhiều anh em trader sử dụng.

Các mô hình vào lệnh này được áp dụng ở giai đoạn phân phối đầu tiên và chúng ta cần thêm một yếu tố nữa hợp lưu để gia tăng độ tin cậy cho điểm vào lệnh tối ưu với rủi ro thấp. Đó là một vùng quan trọng mà tại đó người mua và người bán có sự phản ứng rõ rệt. Kết hợp với điểm vào lệnh tối ưu ở vùng phân phối sẽ cho chúng ta tín hiệu giao dịch chất lượng.

Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem 3 mô hình vào lệnh tối ưu gồm những tiêu chí quan trọng nào nhé.

Mô hình 3 – Điểm vào lệnh tối ưu với vùng thanh khoản bên mua và bên bán


Các bạn nhìn hình bên dưới minh họa và điều kiện vào lệnh cho mô hình này:

upload_2023-8-22_11-47-21.png

  • Điều kiện đầu tiên đó là giá cần giao dịch ở vùng quan trọng trên khung thời gian lớn hoặc tái cân bằng ở vùng mất cân bằng
  • Tiếp theo đó tín hiệu thất bại được hình thành trong giai đoạn có tín hiệu phân kỳ SMT
  • Có tín hiệu phá vỡ đỉnh hoặc đáy ngắn hạn bị phá vỡ tạo sự thay đổi trong cấu trúc thị trường
  • Sau đó vùng FVG trước đó được giá đóng cửa gần như hoàn toàn vào bên trong vùng và tiếp đó là quay đầu bật ngược trở lại
  • Giá tiếp tục hồi về vùng cân bằng hoặc OTE, đó chính là điểm vào lệnh tối ưu của chúng ta ở vùng phân phối đầu tiên
  • Tỷ lệ RR được kiến nghị ở mô hình này là 1:2
Như hình trên ta thấy mô hình cho lệnh mua ở bên trái và lệnh bán ở bên phải.



Mô hình 2 – Giá khai thác vùng FVG cùng với khối OB


Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới cho mô hình này:

upload_2023-8-22_12-1-35.png


Nguyên tắc giao dịch cho mô hình này đơn giản như sau:
  • Đầu tiên là nó cần xuát hiện ở vùng giá quan trọng hoặc vùng mất cân bằng trên khung thời gian lớn
  • Điều kiện tiếp theo đó là có tín hiệu thất bại được hình thành ở tín hiệu phân kỳ
  • Đỉnh đáy ngắn hạn vẫn chưa bị phá vỡ
  • Giá quay trở lại vùng cân bằng là có thể giao dịch
  • Tỷ lệ RR của mô hình này cũng được kiến nghị là 1:2
Như hình trên các bạn thấy mô hình cho lệnh mua ở bên trái và lệnh bán ở bên phải.

Ta thấy ở lệnh mua, mô hình vần phải xuất hiện ở vùng giá quan trọng trên khung thời gian lớn và có tín hiệu phân kỳ xuất hiện.

Vùng đỉnh ngắn hạn chưa bị giá phá vỡ trước khi khai thác lại vùng FVG và OB.

khi giá quay trở lại để khai thác khối FVG và OB, thì chúng ta cũng có thể giao dịch tại khối OB.

Và trong mô hình này thì tín hiệu phân kỳ với tài sản tương quan là tín hiệu hợp lưu quan trọng nhé anh em.

Mô hình cho lệnh bán cũng sẽ tương tự nhưng ngược lại thôi nhé.

Nói chung là ở trong mô hình này, các đỉnh đáy ngắn hạn vẫn phải được giữ nguyên vẹn khi thị trường quay trở lại FVG hoặc OB. Giá không thể giao dịch phía trên nó trước khi khai thác 2 khối này.






Mô hình 1 – Tín hiệu đảo chiều kết hợp Breaker Block


Các bạn nhìn hình minh họa và nguyên tắc cho mô hình này:

upload_2023-8-22_12-3-3.png


Điều kiện giao dịch mô hình này như sau:
  • Điều kiện đầu tiên vẫn vậy, mô hình cần được xuất hiện ở vùng quan trọng trên khung thời gian lớn
  • Điều kiện tiếp theo đó đỉnh ngắn hạn bị phá vỡ
  • Khối Breaker Block được hình thành và chúng ta sử dụng nó cho điểm vào lệnh
  • Lưu ý thêm là chỉ mua ở khối BB bên dưới vùng cân bằng và ngược lại, chỉ bán ở khối BB phía trên vùng cân bằng
  • Tỷ lệ RR cho mô hình này được kiến nghị là 1:2
Các bạn nhìn hình trên, phía bên trái là mô hình cho lệnh bán và ngược lại bên phải là cho lệnh mua.

Chúng ta thấy lệnh bán cụ thể nguyên tắc như sau:
  • Giá trước khi chạm vào vùng giá quan trọng trên khung thời gian lớn thì phá vỡ đỉnh ngắn hạn trước đó. Và sau đó thì giảm ngược trở lại từ vùng quan trọng này và phá đáy ngắn hạn trước đó, khiến nó trở thành khối BB.
  • Lúc này khối BB này sẽ được sử dụng làm điểm vào lệnh bán cho chúng ta.
  • Tương tự nguyên tắc như vậy nhưng ngược lại với lệnh mua thôi nhé anh em.
Trên đây là 3 mô hình mua bán với điểm vào lệnh tối ưu. Tuy tỷ lệ RR không cao nhưng vẫn có lợi thế cho anh em trader nếu giao dịch trong dài hạn nhé.

Mời anh em tham khảo bài viết.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,138 Xem / 92 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 913 Xem / 22 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 6,653 Xem / 3 Trả lời
  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,755 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 639 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,090 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,523 Xem / 17 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên